Cảnh giác với gà ủ muối hoa tiêu siêu rẻ
Gà ủ muối hoa tiêu đang được nhiều nơi rao bán với giá 80.000-100.000 đồng/con, trong khi giá tại các cơ sở khác giá cao hơn 2-3 lần.
Chị Bạch Thị Hà Linh ( Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết gia đình nghiện món gà ủ muối hoa tiêu vì vừa tiện lợi lại dễ ăn. Khoảng 5-6 năm nay, mỗi lần đi siêu thị hay có bạn bè bán món này, chị Linh mua để ăn dần. Gà được bảo quản ngăn đá, khi ăn sẽ được rã đông, hâm nóng bằng lò vi sóng.
Gần đây, chị Linh phát hiện trên các chợ mạng bán nhiều loại gà muối hoa tiêu, gà hun khói siêu rẻ có giá chỉ 100.000đồng/con. Thậm chí, nhiều tiểu thương còn bán với giá hơn 40.000 đồng khay nửa con. Các loại gà này đều được người bán quảng cáo đảm bảo chất lượng vì “mua được giá gốc hoặc chạy số lượng cho xưởng nên giá rẻ”. Khi mua về ăn thử, chị cho biết thịt gà rất dai và không có vị ngọt.
Chị Nguyễn Thị Lý (Yên Thế, Bắc Giang) cho biết để làm món này, người sản xuất phải chọn gà mái cân nặng từ 1,5-2kg. Gà được mổ làm sạch, cho vào hấp với gia vị nghệ, muối, tiêu, sả, ớt.
Giá gà tại địa phương được các cơ sở mua gà tươi từ 80.000-100.000 đồng/con. Sau khi chế biến, mỗi con gà thành phẩm hiện bán với giá 250.000-300.000 đồng/con tùy cân nặng. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây trên thị trường xuất hiện nhiều gà ủ muối hoa tiêu siêu rẻ.
Người tiêu dùng cảnh giác với gà ủ muối hoa tiêu siêu rẻ. Ảnh: Phương Anh
Chị Lý cho rằng các loại gà bán trên mạng giá rẻ đa phần làm từ gà thải nhập khẩu đã chặt bỏ đầu, chân. Giá mua buôn các loại gà này từ các kho hàng đông lạnh chỉ từ 30.000-36.000 đồng/kg. Các xưởng chế biến số lượng lớn bán với giá 70.000-80.000 đồng/kg.
Về chất lượng, chị Lý khẳng định “tiền nào của đó”, sản phẩm ngoài không ngon, ngọt còn có nguy cơ mất an toàn thực phẩm vì quá trình sản xuất không ai kiểm soát được.
Trước đó, cơ quan công an kinh tế quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã thu giữ hàng nghìn khay thịt gà ủ muối hoa tiêu không rõ nguồn gốc. Toàn bộ hàng hóa đều không có tem nhãn, thời hạn sử dụng. Người bán hàng không trình báo được giấy tờ nguồn gốc sản phẩm.
Video đang HOT
Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, đối với các loại thực phẩm nói chung hay gà ủ muối nói riêng không có nguồn gốc rõ ràng người tiêu dùng tuyệt đối không dùng. Các loại gà ủ muối “không đầu, không chân, không nhãn mác” chắc chắn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để biến hóa một con gà đông lạnh sang một món ăn ngon sẽ phải sử dụng nhiều rất nhiều phụ gia thực phẩm và hàm lượng không thể kiểm soát.
Người ăn có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính hoặc mãn tính. Nguy hiểm nhất là ngộ độc mãn tính, chất độc trường diễn gây hậu quả lâu dài với sức khỏe con người. Tiến sĩ Ngữ khẳng định các tạp chất này có thể làm mỡ hóa cơ thể tăng tỷ lệ thừa cân béo phì, tăng tỷ lệ mắc ung thư.
Tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày?
Những con gà trống dù ngày hay đêm vẫn gáy đúng các canh giờ; tại sao gà trống gáy đúng giờ mỗi ngày?
Gà trống thường cất tiếng gáy trước lúc bình minh và nhiều người thắc mắc tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày như vậy. Làm thế nào chúng biết thời gian chính xác để "gọi mặt trời" mà không cần đến đồng hồ như con người?
Tại sao gà trống gáy đúng giờ mỗi ngày?
Theo kết quả thực nghiệm và quan sát của các nhà sinh học Nhật Bản được công bố trên các tạp chí khoa học, việc gà gáy sáng liên quan đến đồng hồ sinh học của chúng. Nhịp điệu bên trong này do các hormone điều chỉnh và bị chi phối bởi ánh sáng.
Tại sao gà trống gáy đúng giờ mỗi ngày? (Ảnh: Adobestock/New Africa)
Đồng hồ sinh học là một cơ chế tự nhiên bên trong, điều chỉnh các hoạt động sinh lý và hành vi của sinh vật. Nó cho phép sinh vật phản ứng định kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Vai trò của đồng hồ sinh học bắt nguồn từ quá trình thay đổi để thích nghi của sinh vật, giúp chúng hòa hợp với những thay đổi của môi trường như sự luân phiên ngày đêm, sự thay đổi theo mùa...
Gà là loài hoạt động chủ yếu vào ban ngày nên đồng hồ sinh học của chúng được điều chỉnh để thích ứng nhiều hơn vào ban ngày. Tiếng gà gáy đúng giờ là biểu hiện của việc gà trống tự đánh thức mình và đồng loại vào buổi sáng. Hành vi này cũng bị ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố môi trường và xã hội.
Sự điều hòa đồng hồ sinh học của gà trống phụ thuộc nhiều vào cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong đó, ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để quyết định thời gian gáy. Mỗi ngày, đến đúng thời điểm (rạng sáng), sự thay đổi về thời tiết, khí hậu giữa ngày và đêm làm cho chúng tỉnh giấc. Lúc này gà trống sẽ cất tiếng gáy.
Gà là loài động vật rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được ánh nắng từ rất sớm, trước khi ánh nắng chạm tới mặt đất. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa thời gian gà trống gáy và độ cao mặt trời mọc.
Cụ thể, gà trống gáy trước khi mặt trời mọc từ 10 đến 15 phút. Đây cũng là thời điểm gà gáy nhiều nhất trong ngày. Từ đó, tiếng gáy đúng giờ trở thành một quy luật. Ngoài ra, các yếu tố nhiệt độ, âm thanh, môi trường, xã hội... cũng sẽ tác động nhất định đến đồng hồ sinh học của gà trống.
Vì sao gà trống gáy?
Ngoài câu hỏi "tại sao gà trống luôn gáy đúng giờ mỗi ngày", nhiều người còn thắc mắc vì sao gà trống gáy, hoặc nói cách khác là chúng gáy để làm gì.
Khẳng định lãnh thổ
Ở góc độ sinh tồn loài thì tiếng gáy giúp gà trống khẳng định lãnh thổ và thể hiện sức mạnh của mình.
Gà là động vật có tính xã hội cao, phát triển một hệ thống phân cấp thống trị, còn gọi là trật tự xã hội khi nó sống thành từng nhóm. Hành động gáy ở gà cũng dựa trên sự xếp hạng xã hội này.
Gà trống có thứ hạng cao nhất trong đàn luôn là con gáy đầu tiên vào mỗi buổi sáng. Tiếng gáy sau đó được cất lên bởi các chú gà trống thứ hai, thứ ba và thứ tư trên bảng phân cấp xã hội.
Thời gian bắt đầu gáy của gà đầu đàn cũng có thể thay đổi giữa các ngày, tuy nhiên tiếng gáy của những chú gà khác luôn luôn bắt đầu ngay sau tiếng gáy của gà trống có thứ bậc cao nhất. Chúng sử dụng tiếng gáy để duy trì trật tự xã hội trong lãnh thổ. Bằng cách gáy, gà trống có thể thông báo sự hiện diện của mình và báo hiệu tầm quan trọng của chúng đối với nhóm.
Ngoài ra, lãnh thổ rất quan trọng đối với gà trống. Lãnh thổ có thể cung cấp thức ăn, nước uống và môi trường sống an toàn, đồng thời tạo điều kiện cho gà trống sinh sản.
Một trong những mục đích của tiếng gáy là cảnh báo những con gà trống xung quanh, nói với chúng rằng lãnh thổ này đã có chủ và những con gà trống khác không được chào đón vào. Bằng cách này, gà trống có thể duy trì lãnh thổ của mình, duy trì sự phong phú về tài nguyên và cân bằng sinh thái của lãnh thổ.
Thu hút bạn tình
Tiếng gáy của gà trống thường tập trung vào lúc sáng sớm, đây cũng là khoảng thời gian gà mái hoạt động tích cực nhất. Vào thời điểm này, gà trống thể hiện sự hiện diện của chúng và thu hút bạn tình tiềm năng bằng cách gáy.
Gà trống dùng tiếng gáy để lôi kéo sự chú ý của gà mái. Tiếng gáy càng cao và uy lực thì càng dễ truyền đạt được thông tin đến gà mái trong một khoảng cách xa.
Tiếng gáy này không chỉ truyền đạt sức mạnh và sức khỏe của gà trống mà còn là dấu hiệu của sự tán tỉnh. Bằng tiếng gáy, gà trống thể hiện sự trưởng thành về giới tính và khả năng sinh sản của mình với gà mái, hy vọng thu hút được sự chú ý và ưu ái của gà mái.
4 tiếng kêu trong nhà cảnh báo điều không hay Có nhiều điều kỳ lạ và bất thường mà ngay cả khoa học hiện đại cũng không thể giải thích được. Thời xưa, để giải thích những điều đó tổ tiên phải dùng tới tục ngữ. Những người già ở nông thôn cảnh báo rằng: "Nhà có 4 tiếng kêu cảnh báo điều không hay". Đó là 4 tiếng kêu nào? Tiếng cú...