Cảnh giác với chiến pháp “tung giàn khoan giành lãnh thổ” của Trung Quốc
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải số 9 đến vùng biển chưa phân định ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, theo cách nhìn của chuyên gia quốc tế, được coi là bước tiếp theo của chiến pháp “tung giàn khoan giành lãnh thổ”.
Chủ quyền theo phương thức cưỡng bức
Mới đây, Cục Hải sự Trung Quốc tuyên bố hoạt động của giàn khoan “Nam Hải số 9 đã bắt đầu từ ngày 24/6 và kết thúc vào ngày 20/8 tại khu vực cách bờ biển Việt Nam 160 km. Việc đưa giàn khoan “Nam Hải số 9 tới vùng biển chưa phân định ngoài khơi vịnh Bắc Bộ là hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Luật pháp quốc tế quy định rõ không bên nào thăm dò, khai thác ở vùng biển chưa phân định. Hành động của Bắc Kinh vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc bình luận: Giàn khoan thứ hai của Trung Quốc được đưa đến Vịnh Bắc Bộ, nơi Việt Nam và Trung Quốc đã và đang đàm phán, thảo luận về vấn đề ở đó. Có vẻ như nó mở ra mặt trận thứ hai, bởi Việt Nam có nguồn lực hải quân hạn chế so với Trung Quốc. Vịnh Bắc Bộ lại được xem là vấn đề riêng giữa hai nước. Nói cách khác, Trung Quốc đang tiếp tục gây sức ép đối với Việt Nam, muốn Việt Nam ngừng đưa vấn đề ra công luận.
Giàn khoan Nam Hải số 9 mới được Trung Quốc đưa vào khu vực cửa vịnh Bắc Bộ – nơi chưa được phân định
Nhận xét việc Trung Quốc tiếp tục đưa thêm giàn khoan ra Biển Đông, bà Tôn Vân, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm phản biện chính sách Stimson (Mỹ) nói: Có vẻ động thái đưa giàn khoan Nam Hải số 9 ra Biển Đông vào thời điểm này đã được tính toán kỹ lưỡng. Quyết định này cho thấy Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ con đường khẳng định cái gọi là chủ quyền theo phương thức cưỡng bức.
Video đang HOT
Bà Tôn Vân nhận định: Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ dừng lại. Và mỗi khi tiến hành một động thái “dân sự” như hạ đặt giàn khoan như thế này, hầu như chắc chắn Bắc Kinh cũng chuẩn bị các nguồn lực quân sự và bán quân sự cần thiết để bảo vệ các tài sản “dân sự” như thế.
Hành động khiêu khích mới
Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) bình luận: Hành vi có thể gọi là khiêu khích mới nhất của Trung Quốc là quyết định điều giàn khoan dầu thứ hai xuống Biển Đông, trong lúc vẫn duy trì giàn khoan thứ nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thậm chí các trang mạng Trung Quốc còn nói đến ít nhất 4 giàn khoan được đưa xuống Biển Đông. Đây là một hành động mang tính chất khiêu khích vì được tiến hành ngay vào lúc Bắc Kinh đang bị dư luận quốc tế đả kích là đã khuấy động tình hình ổn định trong khu vực từ khi cho hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng Biển Đông nằm gần Hoàng Sa và ngay trên thềm lục địa của Việt Nam hồi đầu tháng 5.
Song song với chiến pháp “tung giàn khoan giành lãnh thổ” đó, Bắc Kinh vẫn tiếp tục chiến lược “ngoại giao vu khống”, đổ lỗi cho Hà Nội là bên gây hấn, trong lúc căng thẳng lại phát sinh từ chính hành động của Trung Quốc.
Bình luận của Đài RFI, kết luận: Trong cuộc đối đầu Việt-Trung hiện nay liên quan đến vụ giàn khoan Hải Dương 981, có thể nói rằng Việt Nam càng nhẫn nhịn, thì Trung Quốc càng lấn lướt. Do tương quan lực lượng trên biển bất lợi, sắp tới đây khó khăn của Việt Nam được cho là sẽ tăng lên gấp bội nếu Trung Quốc tung thêm vài chiếc giàn khoan nữa vào vùng biển của Việt Nam.
Theo ông Teshu Singh, chuyên gia phân tích cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hòa hình và Xung đột (Ấn Độ), việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam là một hành động có tính toán.
Ông Teshu Singh cho rằng có hai nguyên nhân để Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, đó là vấn đề an ninh năng lượng của Trung Quốc và những mối lo ngại chiến lược trong khu vực. Từ năm 1993, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nhiên liệu từ nước ngoài. Để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài, Trung Quốc đang tìm cách thăm dò ở nhiều nơi và Biển Đông được cho là nơi có trữ lượng khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt. Về chiến lược, Bắc Kinh cho rằng vai trò của các cường quốc thế giới đang ngày càng tăng trong khu vực.
Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới hành động hạ đặt giàn khoan là sự phản ứng của Bắc Kinh với môi trường chiến lược đang thay đổi tại Biển Đông. Trung Quốc nhận thấy Biển Đông là yếu tố quan trọng để củng cố ảnh hưởng của họ tại Đông Nam Á, cũng như những tham vọng trong khu vực của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn đóng một vai trò quan trọng trong khu vực với việc giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ và do đó đã quay sang giải pháp đa phương để xử lý tranh chấp.
Bước đi cực kỳ nghiêm trọng
Chuyên gia Shannon Tiezzi bình luận trên trang mạng Diplomat của Nhật rằng qua các hành động, từ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11/2013 tới việc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm kỳ lạ ở cả hai phương diện quyết đoán và phản ứng: Họ khởi đầu các sự kiện, nhưng ngay sau đó mất kiểm soát, đặt các quan chức Trung Quốc vào trong tình trạng phòng thủ khi phải đối mặt với những chỉ trích từ bên ngoài.
Chuyên gia Shannon Tiezzi cho rằng Trung Quốc nên tập trung vào đàm phán vì điều này tăng thêm sức mạnh mềm cho họ trong khu vực. Chỉ có rút ngay lập tức giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vô điều kiện và không lặp lại hành động này trong tương lai, mới giúp giảm bớt những chỉ trích của cộng đồng quốc tế và giới truyền thông phương Tây. Hòa bình trong khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ giúp xóa bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc là một nước gây mất ổn định trong khu vực.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ, cho rằng, Trung Quốc đã tính toán mọi điều kiện quốc tế, khu vực và sự phản ứng của các nước để họ thực hiện ý đồ của mình. Sự việc đưa giàn khoan Nam Hải số 9 đến vùng biển chưa phân định nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhưng một trong những mục đích quan trọng lần này là nhằm vào vấn đề kinh tế, khai thác tài nguyên ở khu vực trong phạm vi mà họ yêu sách.
Ông Trục nhận định: Rõ ràng đây là một bước đi cực kỳ nghiêm trọng. Về mặt pháp lý, đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng xúc tiến việc kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế, không nên chần chừ nữa. Bởi vì không còn là việc Trung Quốc có tính chất thăm dò hay phản ứng gì nữa mà họ làm thực sự rồi.
Theo Công L
Cập nhật ngày 2/7: Phát hiện máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc
Hôm nay (2/7), tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã phát hiện chiếc máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc bay qua khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 3.000m.
Chiếc máy bay Y-8X cũng được phát hiện 2 lần bay từ Lĩnh Thủy xuống khu vực giàn khoan Hải Dương 981 và ngược lại; 1 lần chiếc máy bay trực thăng không rõ số hiệu từ Du Lâm xuống khu vực giàn khoan và bay về Du Lâm, Trung Quốc.
Thời tiết ngày hôm nay thuận lợi, tầm nhìn xa rất tốt. Theo quan sát từ tàu CSB 8003 tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, phía Trung Quốc vẫn duy trì trên 118 tàu xung quanh giàn khoan, cụ thể: 6 tàu quân sự, các tàu này vẫn bố trí dàn đội hình hình thành 3 vòng bảo vệ khép kín giàn khoan bật còi uy hiếp, phun nước, sẵn sàng đâm va ở khoảng cách gần nhất là 40m đối với tàu CSB 4033, để ngăn cản không cho các lực lượng của ta tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981. Các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì hoạt động ở cự ly cách giàn khoan từ 10 - 12 hải lý để tuyên truyền và thực thi pháp luật yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Phía Trung Quốc bố trí nhiều tàu hộ tống dàn hàng ngang uy hiếp và bảo vệ giàn khoan như trên đang là thách thức lớn đối với các lực lượng thực thi pháp luật nhằm tiếp cận giàn khoan ở cự ly gần nhất để làm công tác đấu tranh pháp luật và tuyên truyền; chỉ rõ những hành động sai trái của Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo quan sát của phóng viên VTV, vị trí giàn khoan không có dấu hiệu thay đổi vị trí. Tuy vậy, tùy vào những tình huống cụ thể trên thực địa để nắm chắc tình hình và tiếp tục theo dõi các động thái của Trung Quốc nhằm có các biện pháp đấu tranh phù hợp trong mọi tình huống.
Theo VTV Online
Trung Quốc nhận thêm "vố đau" khi "o bế" bất thành Chủ tịch ASEAN Không phải là một cường quốc hải quân hay một nước có sức nặng ngoại giao, Myanmar dường như không phải là đích ngắm của Trung Quốc trong việc tìm kiếm một bệ đỡ cho tham vọng chủ quyền tại Biển Đông. Thế nhưng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không bỏ qua cơ hội để "ve vãn" Myanmar khi Tổng...