Cảnh giác với bệnh viêm phổi phế quản trong mùa xuân
Vào giữa và cuối mùa xuân, nhiều khi trời đang ấm bỗng chuyển sang mưa rét đã khiến nhiều người mắc viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi- viêm phế quản.
Phát bệnh khi thời tiết ẩm ướt
Hễ cứ đến mùa xuân, thời tiết vừa lạnh lại vừa mưa phùn lại làm bệnh viêm phổicủa bác Mạnh 62 tuổi (Nga Sơn – Thanh Hóa) lại tái phát. Bác Mạnh sống chung với căn bệnh này đã 10 năm nay. Thời tiết sang xuân ẩm thấp, mưa phùn kéo dài là bác lại lên ho, hen suyễn, người lả đi. Thấy sức khỏe của mẹ không tốt trong thời gian này, anh con trai lớn của bác đã quyết định đưa mẹ vào Sài Gòn sống cùng gia đình anh. Tránh được thời tiết ẩm ướt, rét trong mùa xuân, bệnh của bác Mạnh cũng ít bị tái phát hơn.
Cũng không khá so với bác Mạnh là mấy, chị Thêm (Quảng Xương – Thanh Hóa) bị viêm phế quản cách đây đã năm. Biết bệnh của mình nên cứ đến thời tiết sang mùa mùa đông – xuân, kèm theo lạnh, mưa phùn là chị lại uống đợt thuốc dự phòng cho khỏe để làm công việc nhà nông. Mặc dù đã uống thuốc dự phòng. Nhưng thời tiết ẩm thấp cộng với dị ứng phấn hoa và dễ nhiễm lạnh do bệnh viêm phế quản của chị tái phát nên mỗi lần thở lồng ngực chị rất đau, khó thở, có tiếng rít bên và ho ho liên tục kèm theo có đờm lỏng hoặc đặc quánh. Thấy bệnh càng ngày càng trầm trọng chồng chị quyết định cho chị nhập viện.
Theo bác sĩ Nguyễn Kim Xuân- Bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì người bệnh bị viêm phê quản, viêm phổi là thường có triệu chứng thở nhanh nông, đôi khi co thở rít, cánh mũi phập phồng (do thiếu dưỡng khí), ho thường có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra, ngực đau mệt mỏi.
Hình ảnh phổi bình thường và phổi khi bị viêm. Ảnh minh họa
Đối với những người có tuổi như bác Mạnh thì càng có sự lão hóa về phổi (cả về số lượng và thể tích), phổi ít di động hoặc di động kém càng dễ mắc bệnh về hô hấp một khi thời tiết thay đổi đột ngột. Thêm vào đó ở người có tuổi là hiện tượng vách phế nang và mao mạch bị teo dần theo năm tháng làm giảm vách phế nang, mao mạch thường bị teo và mô tạo keo dần dần thay thế cho những mao mạch đã bị thưa đi, khiến cho không khí qua lại không được dễ dàng như lúc tuổi còn trẻ.
Tác nhân gây viêm phổi hay viêm phế quản là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, vi nấm), hoặc do khói bụi (môi trường ô nhiễm), khói bếp, thuốc lá, thuốc lào, hay hít phải các loại phấn hoa, các chất dậy mùi làm cho bệnh viêm phổi, hay phế quản tái phát. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về thời tiết, nhất là vào giữa hoặc cuối mùa xuân thì số lượng bệnh nhân nhập viện do viêm phổi hay viên phế quản ngày càng nhiều.
Một số cách phòng bệnh viêm phổi – phế quản
Theo bác sĩ Xuân, đối với những người bị bệnh mạn tính đường hô hấp như bệnh viêm phổi, viêm phế quản, một khi sức đề kháng của cơ thể giảm xuống, gặp thời tiết thay đổi đột ngột thì bệnh dễ bùng phát thành bệnh viêm phổi, thậm chí viêm phổi cấp tính. Nhiều khi người bệnh viêm phổi hay viêm phế quản thường không sốt cao, thậm chí không sốt, nhất là người cao tuổi có tuổi cao, sức yếu, lú lẫn, ít vận động hoặc đi lại khó khăn, ăn uống thất thường. Một số người mắc một số bệnh mạn tính kéo dài nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson, hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại càng dễ mắc bệnh viêm phổi.
Ảnh minh họa
Trước hết, khi người bệnh có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi, viêm phế quản cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với người mắc viêm phổi, việc điều trị dùng thuốc rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virus. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn.
Ngoài ra, người bị bệnh trên không nên làm việc quá sức. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh bất kể mùa nào trong năm. Không bất chợt ra nơi lộng gió và không tắm nước lạnh nhất là khi người đang ra mồ hôi nhiều.
Những hôm trời lạnh, ẩm ướt, gió nhiều, nên hạn chế tôi đa đi ra khỏi nhà. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Cần vệ sinh họng, miêng hàng ngày như đánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.
Theo VNE
Món ăn có ích khi viêm phế quản mãn tính
Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi..., sẽ làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí.
Viêm phế quản mãn tính là chứng viêm mãn tính của niêm mạc phế quản và các tổ chức xung quanh, có nguyên nhân chủ yếu là nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc do sự kích thích của các yếu tố vật lý, hóa học như mùi hóa chất, khói nhà máy, xăng dầu, khói thuốc lá... Bệnh kéo dài lâu ngày làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng có thể là do một phản ứng quá mẫn gây nên.
Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng thường gặp là ho có nhiều đàm, ho kéo dài, không sốt, khó thở khi gắng sức. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên, như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Nếu bệnh nhẹ, thường vào sáng sớm hoặc về đêm ho có đàm nhiều, đàm có thể trắng nhầy hoặc loãng, có bọt. Bệnh thường nặng lên vào mùa lạnh và giảm nhẹ khi thời tiết ấm áp.
Nếu bệnh nặng, bệnh nhân ho quanh năm, khạc nhiều đàm, khó thở lúc thời tiết lạnh, khí hậu thay đổi, hoặc khi hít phải khói bụi, mùi hóa chất. Có lúc ho kèm theo sốt gai rét, nhức đầu, chảy nước mũi.
Bệnh kéo dài, bội nhiễm thì đàm vàng đặc, có sợi huyết, cơn khó thở, có thể dẫn tới tâm phế mãn vào mùa lạnh ẩm, suy tim, suy hô hấp, phế khí thũng.
Cách xử trí trường hợp bị viêm phế quản mãn tính là chống các ổ vi khuẩn tiềm tàng ở họng, răng, hàm, hốc mũi, chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm).
Video đang HOT
Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá khuynh diệp rất tốt cho hô hấp. Ảnh: duocthao.
- Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi..., sẽ làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí, chống khó thở dẫn tới nguy cơ suy hô hấp.
- Tránh nơi có khói thuốc lá và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, không khí bẩn. Hạn chế uống rượu.
- iều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Một số món ăn, bài thuốc có ích cho người bệnh viêm phế quản mãn tính
Canh phổi heo, hạnh nhân
Phổi heo 1 cái, vỏ rễ cây dâu tằm 40 g, hạnh nhân 30 g, gia vị gồm muối, tiêu, bột nêm hoặc bột ngọt, nước mắm.
Phổi heo làm sạch, thái miếng nhỏ, vỏ rễ dâu cạo bỏ lớp ngoài, lấy phần trắng ở trong (gọi là tang bạch bì), rửa sạch. Hai thứ cho vào nồi cùng với hạnh nhân và lượng nước thích hợp, đem hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn.
Chia 2 lần ăn trong ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính có sốt, ho nhiều, khạc đờm nhầy mủ.
Nước lê, hạnh nhân
Lê 1 trái, lá dâu tằm 10 g, hạnh nhân 10 g, đường phèn 20 g.
Lê gọt vỏ, xắt nhỏ, hạnh nhân và đường phèn giã nát. Tất cả cho vào tô lớn, hãm với nước sôi, đậy kín, sau 20 phút thì dùng được. Uống thay trà trong ngày.
Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính trong thời kỳ tiến triển.
Cháo lê, bí đao
Lê 6 trái, gạo nếp, bí đao, mỗi thứ 100 g, đường phèn 180 g.
Gạo nếp vo sạch, cho vào nồi nấu thành cơm nếp. Lê gọt vỏ, cắt một đoạn ngang cuống làm nắp, dùng dao nhỏ khoét hết hạt lê ra, đem ngâm trong nước để phòng đổi màu. Lê cho vào nước sôi trụng một lát rồi vớt ra, ngâm qua nước nguội rồi để vào bát.
Bí đao gọt vỏ, xắt bằng hạt đậu nành. Lấy cơm nếp, bí đao, đường phèn trộn đều rồi nhét vào trong ruột quả lê. Lại cho vào bát lớn, bịt kín, bỏ vào nồi đem chưng khoảng 60 phút đến khi lê chín nhừ là được.
Cho vào nồi khoảng 300 g nước sạch, nấu trên lửa lớn cho sôi, cho đường phèn còn thừa vào nấu chảy thành nước đặc, khi lê chưng xong lấy ra xếp lên dĩa, rưới nước đường lên trên.
Mỗi lần ăn 1 quả, có thể ăn riêng. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho ra máu. Chú ý người tỳ vị hư hàn và có thấp đàm kỵ dùng.
Cao ô mai, mật ong
Ô mai 500 g, mật ong 1.000 g.
Ô mai bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô. Sau đó vẩy nước sạch lên cho ô mai ướt đều, đập nát lấy phần thịt, dùng nước rửa sạch. Cho ô mai nhục vào nồi, đổ nước sôi vào ngâm 1 giờ.
Bắc nồi ô mai lên trên lửa nhỏ, đun 2 giờ, lọc lấy nước, làm như thế 3 lần rồi hợp nước ô mai của 3 lần lại với nhau. Cho nước ấy vào nồi, dùng lửa nhỏ đun đến khi đặc lại thì cho mật ong vào, trộn đều, cô lại thành cao, để nguội cho vào lọ sạch, bảo quản nơi khô ráo.
Mỗi ngày uống vào lúc bụng đói. Buổi sáng, tối, mỗi lần 1-2 muỗng cà phê.
Thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài, kiết lỵ, đại tiện, tiểu ra máu, băng huyết, giun sán.
Chú ý người bị thực tà kỵ dùng.
Ô mai kết hợp cùng mật ong thích hợp với các chứng ho lâu ngày, hư nhiệt phiền khát, sốt rét lâu ngày, đi tả kéo dài. Ảnh: myopera.
Canh thịt heo, khoai mài
Khoai mài 100 g, thịt heo 250 g, sữa bò 200 ml, gừng tươi xắt sợi 15 g, muối 5 g, dầu ăn, bột ngọt.
Thịt heo rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, cùng cho vào nồi với gừng, khoai mài (đã rửa sạch, cắt vụn), đổ nước nấu sôi trên lửa lớn rồi đổi lửa nhỏ nấu trong 1 giờ, cho thêm muối, dầu ăn, bột ngọt vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi chín rục thì cho thêm sữa bò vào, nấu sôi lại là được. Dùng riêng hoặc ăn với cơm đều được.
Thích hợp với người viêm phế quản mãn tính, ho lâu ngày, tiêu khát, di tinh, tiểu tiện nhiều lần. Chú ý người bị thực tà cấm dùng.
Cháo bách hợp, đường phèn
Bách hợp 50 g, gạo tẻ 100 g, đường phèn 80 g.
Bách hợp, gạo tẻ vo đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi, bỏ đường phèn vào rồi dùng lửa nhỏ nấu thành cháo. Ăn sáng chiều tùy ý.
Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, nước mắt chảy nhiều, nhiệt bệnh chưa tiêu hết (dư nhiệt), tinh thần hoảng loạn, nằm ngồi không yên, thần kinh suy nhược, phổi kết hạch.
Chú ý người bị phong hàn đàm thấp, trúng hàn, không nên dùng.
Cháo phổi heo, bách hợp
Phổi heo 1 cái, bách hợp 20 g, hạnh nhân 25 g, táo đỏ 6 quả, muối, bột ngọt.
Phổi heo rửa nước 2-3 lần, cho vào nồi nước vừa lượng, nấu sôi trên lửa lớn rồi vớt ra, dội qua nước nguội vắt sạch nước để ráo xắt thành miếng nhỏ.
Bách hợp, hạnh nhân, táo đỏ rửa sạch. Đem phổi heo, bách hội, hạnh nhân, táo đỏ cho vào nồi thêm nước vừa lượng nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu thêm khoảng 2 giờ, nêm muối, bột ngọt vừa ăn.
Ăn riêng hoặc trong bữa ăn đều được. Thích hợp với người cao tuổi bị viêm khí quản mãn tính, phế nhiệt hoặc phế táo ho khan, ho ra máu.
Cháo mướp hương
Mướp hương (mướp ngọt) 100 g, gạo tẻ 250 g, mỡ heo chín 10 g, muối ăn 3 g.
Mướp hương bỏ vỏ, rửa sạch, xắt miếng dài. Gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi với nước vừa lượng, nấu trên lửa lớn cho sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu đến khi cháo chín thì cho mướp hương, mỡ heo muối ăn vào, nấu sôi khoảng 6-8 phút nữa là được.
Ăn sáng, tối mỗi ngày. Thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính, ho khan, phiền phát, đàm suyễn ho hen, sản phụ sữa không thông.
Chú ý, người bị dương nuy (rối loạn cương dương) cấm dùng.
Cháo bí đao, thịt heo
Bí đao 500 g, gạo tẻ 100 g, thịt thăn heo 150 g, bột gừng 10 g, dầu mè, muối 5 g, bột ngọt 2 g.
Bí đao gọt vỏ, xắt thành miếng vuông khoảng 0,7 cm. Thịt heo rửa sạch đem luộc chín xắt thành miếng nhỏ. Gạo tẻ vo sạch để ráo nước
Bắc chảo lên lửa nóng, cho dầu mè vào nấu nóng rồi bỏ bí đao vào xào cùng với thịt heo. Nấu gạo tẻ với lượng nước vừa đủ, sau khi sôi thì cho thịt heo, bí đao vào, giảm nhỏ lửa nấu thành cháo, nêm muối bột ngọt, bột gừng vào là xong.
Ăn vào bữa trưa, tối mỗi ngày. Công dụng thanh nhiệt tiêu thử lợi tiểu khử thấp đàm, tiêu thũng. Thích hợp trị liệu các chứng ho suyễn, đàm nhiều, tiêu khát, sốt, thủy thũng, tiểu tiện khó, tiểu ra máu.
Chú ý, người bị hư hàn thận lạnh, tiêu chảy lâu ngày thì không nên dùng
Ý dĩ, hạnh nhân nấu trứng gà
Trứng gà 4 cái, rau diếp cá tươi 60g, ý dĩ mễ 90g, hạnh nhân ngọt 30g, táo đỏ 12 trái, mật đường vừa đủ.
Trứng gà đập vào tô, cho mật đường vào, dùng đũa khuấy đều. Rau diếp cá bỏ tạp chất, rửa sạch. Cho hạnh nhân, ý dĩ, táo đỏ vào nồi với nước vừa lượng, dùng lửa lớn nấu sôi rồi đổi lửa nhỏ nấu 1 tiếng, sau đó cho rau diếp cá vào nấu thêm 15 phút nữa.
Lọc lấy nước, đổ vào tô trứng gà, mật đường quấy đều để dùng. Chia ăn hai lần sáng tối mỗi ngày.
Công hiệu thanh phế nhiệt, dưỡng phế âm. Thích hợp chữa trị các chứng ho ra máu lâu ngày không khỏi, tâm phiền, khát nước, khô họng, ra mồ hôi trộm, thân thể gầy ốm.
Thường dùng chữa trị các chứng loét phổi, phổi kết hạch, phế khí thủng, giãn phế quản, viêm phế quản mãn tính, phế bệnh do đàm nhiệt gây nên.
Cháo mướp hương nấu tôm
Mướp hương 500 g, gạo tẻ 100 g, tôm đất 100 g, dầu ăn hoặc mỡ heo 20 g, bột gừng 10 g, muối 5 g, bột ngọt 2 g.
Mướp hương gọt vỏ rửa sạch, xắt miếng vuông nhỏ 1cm. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu trên lửa lớn cho sôi, đợi gạo nở thì cho mướp hương, tôm, mỡ heo, muối, vào nấu chín thành cháo, nêm bột ngọt, bột gừng vào là được.
Ăn sáng chiều mỗi ngày. Công hiệu: sinh tân chỉ khát, giải thử trừ phiền, hóa đàm dứt ho. Thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày.
Mướp hương nấu tôm thích hợp cho người bị viêm phế quản mãn tính, có các chứng khô khát, phiền táo, đàm suyễn, ho lâu ngày. Ảnh: ione.net
Bách hợp, hạt sen nấu trứng gà
Bách hợp 50 g, hạt sen 50 g, thịt heo nạc 50 g, trứng gà 3 cái, đường phèn 30 g.
Bách hợp, hạt sen dùng nước rửa sạch, hạt sen bỏ vỏ, lấy tim, dùng vải bọc lại. Trứng gà rửa sạch cho vào nồi luộc chín vớt ra, lột bỏ vỏ. Thịt heo rửa sạch, xắt lát thật mỏng.
Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ hầm khoảng 60-80 phút là được.
Ăn sáng 1 lần, tối 1 lần tùy lượng. Công hiệu: nhuận phế chỉ khái, dưỡng tâm an thần, có tác dụng trị liệu nhất định đối với các chứng phiền táo bất an, dư nhiệt chưa hết sau khi nhiệt bệnh dẫn đến hư phiền hoảng loạn, phế lao sinh ho, đàm có huyết, tiếng bị vỡ, tinh thần hốt hoảng, cước khí phù thũng.
Bột gạo lứt, khoai mài, hạnh nhân
Khoai mài 500 g, gạo lứt 150 g, hạnh nhân 100 g, dầu mè 1 ít.
Khoai mài bỏ vỏ, xắt lát, cho vào nồi nấu chín, lấy ra. Gạo lứt đãi sạch, cho vào nồi sao thơm, để nguội, nghiền thành bột. Hạnh nhân rửa sạch, sao chín, bỏ vỏ và đầu nhọn, xắt vụn.
Đem 3 loại trên trộn chung. Khi ăn lấy hỗn hợp 3 vị trên vừa lượng, cho vào tô, có thể thêm dầu mè để ăn, mỗi lần 10g. Ăn lúc bụng đói, với nước sôi để nguội.
Công hiệu: bổ trung ích khí, ôn trung bổ phế. Thích hợp người bị phế hư, ho lâu ngày, tâm phiền khó ngủ, viêm khí quản mạn tính. Người bị đi cầu lỏng, tiêu chảy, không nên dùng; khi dùng không nên quá lượng.
Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM
Theo VNE
5 sự thật về bệnh viêm phổi tất cả mọi người cần biết Không mặc áo ấm trong trời lạnh sẽ bị viêm phổi, bị viêm phổi cần nằm trên giường nghỉ ngơi cả tuần... những điều này có đúng hay không? Ai cũng biết đến bệnh viêm phổi và vô cùng lo lắng về căn bệnh này trong mùa lạnh. Nhưng có phải tất cả những gì bạn được nghe nói liên quan đến viêm...