Cảnh giác với bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ
Tất cả chúng ta đều muốn con mình có một hàm răng sáng bóng chắc khỏe, không chỉ vì lý do thẩm mỹ khi các bé trưởng thành, mà còn là cách để bảo đảm sức khỏe cho chính trẻ vì những hệ lụy đi kèm do chứng sâu răng gây ra.
Sâu răng do đâu? Hệ quả là gì?
Bề mặt răng được bảo vệ bởi một lớp men tự nhiên gồm các thanh khoáng chất xếp chồng khít lên nhau. Axit do thức ăn đặc biệt là từ đường tạo ra trong quá trình ăn uống sẽ mài mòn lớp men này và xâm nhập vào trong các cấu trúc răng bên dưới tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công răng. Không chỉ thế, nếu trẻ có thói quen vệ sinh răng một cách sơ sài sẽ tạo nên những mảng bám, đây chính là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn có hại cho răng. Do răng là bộ phận duy nhất không có khả năng tự phục hồi, nên khi xảy ra biến chứng, bé phải được điều trị theo chỉ định của bác sỹ. Nếu để tình trạng răng bị axit ăn mòn quá lâu thì sẽ có nhiều hệ quả như răng đau buốt khiến trẻ biếng ăn ảnh hưởng đến thể trạng. Nghiêm trọng hơn, răng bị ăn mòn sâu qua khỏi lớp ngà răng sẽ khiến trẻ bị viêm tủy răng, gây nên chứng áp xe răng, một số trường hợp có thể gây ra nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng vùng mặt, thậm chí trẻ có thể bị mất răng vĩnh viễn.
Biểu hiện trẻ đang bị sâu răng?
Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, các bậc phụ huynh có thể lưu ý những biểu hiện sau đây để sớm nhận biết tình trạng sức khỏe răng miệng của bé mà sớm điều trị. Mỗi tháng các bạn có thể kiểm tra răng các bé tại nhà với những điểm cần chú ý sau:
- Các vết trắng đục, các điểm nâu hoặc đen trên bề mặt nhai, quanh chân răng của bé.
- Các vùng răng sậm màu.
Video đang HOT
- Phát hiện thấy lỗ sâu trên bề mặt răng.
- Trẻ cảm thấy đau buốt khi ăn.
Phương pháp điều trị và phòng tránh?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể đang gặp các vấn đề răng miệng, các bậc phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất. Tại đây, các bác sỹ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng lứa tuổi. Không nên chỉ sử dụng các phương pháp dân gian như chườm nóng, sử dụng tinh dầu hoa Đinh Hương, hỗn hợp ớt sừng đỏ và gừng… Vì đây chỉ là những biện pháp giảm đau tạm thời, càng để lâu thì bệnh sâu răng sẽ càng nặng hơn với những biến chứng khó lường.
Bên cạnh đó, bạn hãy tập cho trẻ ăn uống lành mạnh tránh cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo hay các thực phẩm chứa nhiều đường khác. Đi kèm là bạn hãy cùng bé tập luyện thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên với các sản phẩm được sản xuất riêng cho trẻ em. Các sản phẩm kem đánh răng có chứa hàm lượng flour bổ sung sẽ giúp tăng cường khả năng phòng chống các loại axit cho men răng.
Hãy cùng với trẻ tạo nên những thói quen tốt về vấn đề vệ sinh răng miệng để tránh đi những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo VNE
Con lười ăn, lười uống sữa phải làm sao
Con trai tôi đã được hơn 10 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 8,8 kg. Bé rất lười ăn và không chịu bú sữa. Có cách nào để giúp bé ăn ngon và bú ngoan không ạ?
Ban ngày bé ngủ cũng rất ít. Nhờ bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bác sĩ. (Thu Thảo)
Ảnh minh họa: Workingberlinmum.com.
Trả lời:
Chào bạn,
Cân nặng của bé trong giới hạn trung bình thấp. Bé lười ăn trước hết cần xem chế độ ăn có phù hợp không, tiếp đó khi cho bé ăn có gì gây tâm lý căng thăng sợ hãi cho con không (ví dụ thay đổi giờ ăn, thay đổi người trông trẻ...).
Ở tháng tuổi này, một ngày bé nhà bạn cần khoảng 700 ml sữa và ăn ba bữa bột. Về sữa, bạn cố gắng tận dụng cho bé bú mẹ, và có thể cho bé uống sữa công thức khi mẹ đi vắng hoặc khi mẹ không đủ sữa, đồng thời hàng ngày bạn có thể cho bé ăn thêm sữa chua (mỗi ngày khoảng 50 g).
Ngoài sữa, bạn cho bé ăn bổ sung với ba bữa bột một ngày, thay đổi thực phẩm trong ngày như bột thịt, bột trứng, bột cá với rau xanh và dầu mỡ. Hoa quả tươi bạn có thể cho bé ăn một đến hai lần sau khi ăn bột khoảng 30-60 phút.
Mỗi bữa ăn bạn cố gắng dỗ con ăn trong khoảng 30 phút, nếu quá thời gian trên bạn nên dừng và tập trung cho bé ăn vào bữa sau. Ngoài ra bạn có thể bổ sung một số vi chất như sắt, kẽm và lysin vì thiếu những chất này cũng là nguyên nhân gây biếng ăn.
Còn việc bé ngủ ít thì vào ban ngày khi bé ngủ bạn nên tạo môi trường yên tĩnh, tránh tiếng ồn dễ làm bé giật mình. Mùa đông phòng ngủ cần ấm áp. Nếu trời nóng bạn để phòng thoáng mát. Vỗ về khi ngủ để con có cảm giác bình yên đi vào giấc ngủ sâu.
Nếu bạn đã cho con ăn hợp lý theo lứa tuổi và chăm sóc bé tốt mà cháu vẫn không chịu ăn thì bạn nên cho con bạn đi khám để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Chúc bạn thành công.
Thạc sĩ - bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi
Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội
Theo VNE
Nhân sâm bổ hay độc với trẻ nhỏ? Nhiều bà mẹ cho con uống nước sắc nhân sâm với mật ong để cải thiện tình trạng chán ăn. Làm như vậy có lợi hay hại cho trẻ nhỏ? Chúng tôi giới thiệu ý kiến của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa đông y, bệnh viện trung ương quân đội 108 giải đáp thắc mắc này. Tuỳ tiện cho trẻ dùng nhân...