Cảnh giác viêm não Nhật Bản đang vào mùa
Theo các chuyên gia y tế, tháng 6 đến tháng 8 là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở các tỉnh phía Bắc. Hiện một số bệnh viện đã ghi nhận các ca viêm não Nhật Bản.
Theo số liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đến nay cả nước ghi nhận 280 trường hợp mắc viêm não, trong đó bao gồm cả viêm não Nhật Bản , 4 trường hợp đã tử vong.
Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút viêm não Nhật Bản cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, có tỷ lệ để lại di chứng thần kinh và tử vong cao. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2 – 6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).
Sơ đồ lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản
Theo Cục Y tế dự phòng, biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cứng cổ, lú lẫn, co giật, đờ đẫn, hôn mê… trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.
Hiện bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng ngừa. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Cần tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền qua muỗi đốt, vì vậy cần ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt; Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng.
Video đang HOT
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thei Vnmedia
Bệnh viêm não Nhật Bản nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, các loại muỗi ở những nơi có nước, thấp trũng như ruộng lúa. Trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng nặng nề.
Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy cơ tử vong cao, di chứng nặng nề
Mùa hè, mùa của viêm não
Theo ông Trần Đắc Phu - Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết hiện nay nhiều khả năng bệnh viêm não Nhật Bản sẽ bùng phát. Trước tình hình dịch chồng dịch, ông Phu khuyến cáo người dân nên ngừa bệnh thay vì chữa bệnh.
Theo đại diện của Cục Y tế dự phòng, viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não mùa hè, viêm não B. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh.
Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6, chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh. Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu vào các tháng 5, 6 và 7, tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao.
Hiện nay, do thời tiết nắng nóng là điều kiện cho viêm màng não, viêm não có nguy cơ bùng phát ở trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ sốt cao, có dấu hiệu buồn nôn cần đưa trẻ đến viện ngay.
Giống như các chứng viêm não khác, viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề. Bệnh gây tử vong cao (10-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm học lực, đần độn, liệt, thất ngôn.
Các di chứng thần kinh như vậy thường chiếm hơn 50% người bị mắc bệnh, thường gây tàn phế, mất khả năng lao động, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Đến nay, viêm não Nhật Bản B cũng như nhiều bệnh khác do siêu vi gây ra là bệnh chưa có thuốc đặc trị. Điều trị chủ yếu là giảm bớt phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch. Sau đó, điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.
Ngừa bằng tiêm chủng
Nhiễm virut viêm não Nhật Bản thường không có triệu chứng. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt.Thời gian ủ bệnh trong khoảng 5-15 ngày.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt xuất hiện đột ngột, nhức đầu, dấu hiệu màng não (cứng gáy, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, mê sảng, vật vã, trẻ em có thể bị hôn mê). ... trẻ nhỏ thóp phồng (nếu còn thóp), khóc tăng lên khi trẻ thay đổi tư thế hoặc gồng cứng người.
Ông Trần Đắc Phu nhấn mạnh bệnh viêm não Nhật Bản B cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng có thể phòng ngừa. Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản B, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha mẹ những điều dưới đây.
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ đầy đủ và đúng lịch: mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Văcxin viêm não Nhật Bản có các phản ứng nhẹ sau tiêm có thể là sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu này sẽ tự hết nhiều nhất sau vài ngày. Hầu như các phản ứng phụ nặng nề là rất hiếm gặp. Trẻ cần được tiêm chủng đúng lịch trình vì nếu không hiệu lực của vắc xin, khả năng tạo miễn dịch của trẻ sẽ giảm, đôi khi còn mất tác dụng.
Đối với các biện pháp phòng ngừa khác là khi ngủ màn, mặc quần áo dài, dùng các chất xua đuổi côn trùng để phòng muỗi đốt.
Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu. Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khu chăn nuôi, phát quang bụi rậm, khơi thông hoặc lấp các cống rãnh, thường xuyên diệt muỗi, bọ gậy/lăng quăng.
Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể tử vong Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng hôn mê sâu, mất phản xa, liệt, thậm chí tử vong. Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước nước ghi nhận gần 260 ca viêm não; 4 trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản. Bộ Y tế dự báo, trong thời gian tới bệnh viêm...