Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh
Chuột rút không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Chứng chuột rút rất phổ biến trong giai đoạn trước và trong khi có kinh nguyệt, nhưng đôi khi nó vẫn có thể xảy ra cả khi kì kinh đã kết thúc. Đây không phải một vấn đề đáng lo ngại, nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tận gốc khó chịu này nhé!
1. Rụng trứng
Đôi khi chị em sẽ cảm thấy chuột rút trong thời kỳ rụng trứng – khi ấy buồng trứng đang giải phóng trứng. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt. Hiện tượng này được gọi là mittelschmerz. Nó chỉ kéo dài vài phút mỗi ngày và sẽ tự biến mất.
2. Mang thai
Chuột rút nhẹ đôi lúc là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Hiện tượng này liên quan đến việc cấy ghép – khi mà trứng hoặc phôi đã thụ tinh dính vào lớp tử cung.
3. Mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh bám vào bất cứ nơi nào bên ngoài tử cung. Những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung ban đầu cũng giống như việc mang thai bình thường, nhưng nếu gặp phải tình trạng bị chuột rút và đau ở tử cung thì có lẽ bạn đã mang thai ngoài tử cung.
4. Tử cung phải hoạt động nhiều
Trong một số trường hợp, một lượng máu vẫn sẽ còn đọng lại trong tử cung ngay cả khi kì kinh nguyệt đã kết thúc. Khi ấy, tử cung sẽ phải co thắt nhiều hơn để loại bỏ chỗ máu dư. Những cơn co thắt này có thể gây ra chướng bụng, chuột rút nhưng tình trạng này chỉ kéo dài trong một vài ngày.
5. Lạc nội mạc tử cung
Video đang HOT
Chứng lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Tuy căn bệnh này có thể được kiểm soát, nhưng hiện tại chưa có cách chữa trị triệt để.
6. Đái tháo đường
Đái tháo đường tạo ra các mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ bắp tử cung, chứ không phải ở lớp thành. Điều này làm cho thành tử cung dày hơn, dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều và chứng co rút tăng cao.
7. U buồng trứng
U nang hình thành trong buồng trứng có thể gây ra chứng chuột rút và chảy máu sau khi kì kinh nguyệt chấm dứt. Hầu hết các u nang sẽ tự giải phóng, nhưng nếu chúng có kích cỡ lớn thì có thể gây ra các triệu chứng khác.
8. U xơ tử cung
Fibroids là những tế bào lành tính, không gây ung thư và có thể hình thành ở bất cứ đâu trong tử cung. Các u xơ này có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu bất thường và kéo dài, đi tiểu nhiều hoặc khó đi tiểu, táo bón và đặc biệt là co rút tử cung.
9. Hẹp cổ tử cung
Một số phụ nữ có kích cỡ cổ tử cung nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, gây ra áp lực ở cổ tử cung. Điều này dẫn đến việc co thắt cổ tử cung, chuột rút.
10. Viêm vùng chậu (PID)
Chuột rút ở tử cung hoặc âm đạo kèm theo máu kinh nguyệt có mùi lạ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Điều này có thể gây ra PID nếu vi khuẩn di chuyển vào các khu vực khác của hệ thống sinh sản.
Theo Hoàng Lan ( Dịch từ Medical News Today ) (Khám Phá)
Xuất tinh ra máu có nguy hiểm không?
Anh Nguyễn T.V.B. (23 tuổi) đến khám với tâm trạng lo lắng vì khi xuất tinh, tinh dịch của anh có màu đỏ sậm, có lẫn dây máu 3 ngày nay.
Anh B. lo sợ tình trạng trên có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng làm cha.
BS Đoàn Anh Sang đang tư vấn cho bênh nhân
Thông thương, tinh dịch sẽ có màu trắng đục hoặc màu xám. Đối với một vài người có thói quen ăn nhiều đạm, uống ít nước, lâu ngày mới xuất tinh hoặc ăn nhiều rau củ quả có màu vàng thì tinh dịch có thể xuất hiện màu hơi ngả vàng.
Hiện tượng xuất tinh máu là khi tinh dịch xuất hiện máu cục, máu loãng, dây máu, hay có dấu hiệu nghi ngờ của xuất huyết như là tinh dịch màu nâu.
Sau khi thăm khám kĩ lưỡng, bác sĩ chẩn đoán anh B. bị viêm tinh hoàn. Anh được điều trị bằng thuốc uống trong 1 tuần và được tái khám, làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra sức khỏe sinh sản của nam giới. May thay, thiên chức làm cha của anh B. vẫn còn vẹn toàn vì chữa sớm.
Máu ở đâu ra?
Trong cơ thể con người, nhà máy sản xuất tinh binh là chính là 2 quả trứng ở phía sau cậu nhỏ. Tinh trùng được tạo ra, lớn lên và nơi đây cũng chính là điểm bắt đầu cho hành trình không hồi kết của tinh binh.
Sau khi được tạo ra, tinh binh sẽ được tập kết và nuôi dưỡng ở mào tinh, một cấu trúc gắn liền nằm phía sau tinh hoàn.
Khi nam giới lên đỉnh, các cơ trong hệ thống dẫn tinh co bóp và tạo động lực đẩy tinh binh từ mào tinh ra ngoài.
Trên đường đi chúng còn nhận thêm các chất dịch bổ sung từ túi tinh và tuyến tiền liệt trước khi được phóng ra ngoài qua niệu đạo (đường tiểu).
Vì vậy, khi một vị trí nào đó trên đường đi bị chảy máu thì khi tinh dịch được xuất ra ngoài sẽ có những dấu hiệu báo động kèm theo.
Những nguyên nhân thường gặp
Theo thống kê thì khoảng 50% số người bị xuất tinh máu là do viêm nhiễm trên đường đi của tinh binh. Hiện tượng viêm nhiễm này có thể xảy ra ở tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, hay đơn giản chỉ là viêm nhiễm ở đường tiểu.
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng xuất tinh ra máu. Những chấn thương có thể xuất phát từ những tai nạn trong cuộc sống hằng ngày như chấn thương vùng chậu, dập hoặc vỡ tinh hoàn, dập niệu đạo,... hoặc cũng có thể do những thủ thuật xâm lấn gây ra như sinh thiết tuyến tiền liệt, cắt đốt tuyến tiền liệt, chọc hút mào tinh hay sinh thiết tinh hoàn...
Ngoài ra, xuất tinh máu cũng được xem là một triệu chứng đáng chú ý, đặc biệt đối với người nam giới trên 40 tuổi. Khi mà nguy cơ ung thư của nam giới sau lứa tuổi này tăng lên gấp nhiều lần thì tình trạng xuất tinh ra máu là dấu chỉ cho thấy cần phải kiểm tra những bệnh lý ung thư liên quan, ví dụ: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tinh hoàn, ung thư trực tràng...
Không những vậy, xuất tinh máu kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến đông máu như: giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, rối loạn chức năng gan...
Cần điều trị triệt để, hiệu quả từ đầu
Những nguyên nhân kể trên được xem là một trong những nguyên nhân khá thường gặp và chiếm khoảng 90% các nguyên nhân gây nên tình trạng xuất tinh máu.
Trong đó, những bệnh viêm nhiễm luôn ẩn chứa những nguy hiểm tiềm tàng cho cơ thể, nếu không được điều trị hiệu quả, triệt để ngay từ đầu thì nhiều khả năng viêm nhiễm sẽ diễn tiến và gây nên tình trạng tắc ống dẫn tinh, mào tinh.
Khi đó, đường đi của tinh binh sẽ bị tắc và tinh trùng sẽ không còn cơ hội để gặp trứng và hệ lụy cuối cùng là vô sinh.
Không những vậy, với nam giới trên 40 tuổi, khi có hiện tượng xuất tinh máu thì việc đi khám và tầm soát các nguyên nhân liên quan đến ung thư là vô cùng cần thiết. Bởi việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm luôn là yếu tố quyết định đến thành công của điều trị sau này.
Theo Tuoitre
5 dấu hiệu cho thấy bệnh phụ khoa đã ở mức cảnh báo, chị em chớ coi thường Có nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng các dấu hiệu bệnh lại rất mờ nhạt, vì vậy dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường nên chị em hay bỏ qua. Chuyện những người hi sinh giây phút sum vầy cùng gia đình để chăm sóc những trẻ em có H ngày TếtNgoai chăm soc cưc ky cân trong, đưng lam...