Cảnh giác triệu chứng nổi mề đay cấp ở trẻ
Khi bị mề đay, da sẽ rất ngứa. Do đó, người bệnh không nên gãi, không chườm đắp các loại thuốc dân gian
Chiều 3-9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi bị phản ứng phản vệ. Đáng chú ý, người bệnh có triệu chứng ban đầu là nổi mày đay (hay còn gọi là mề đay) và ngứa toàn thân, thường được phụ huynh xem nhẹ như dị ứng thông thường.
Các bác sĩ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã điều trị thành công cho bệnh nhi bị nổi mề đay cấp
Thông tin từ gia đình chia sẻ, 2 ngày trước nhập viện, bé N.N.H (7 tuổi; ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) nổi mề đay tự nhiên, ngứa rải rác ở lưng, bụng và tay chân. Gia đình đưa bé đến phòng khám tư và uống thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng mề đay và ngứa vẫn tiến triển nhiều hơn, bé cảm giác khó chịu nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Sau khi tiếp nhận và thăm khám ban đầu, các bác sĩ đã xử trí thuốc chống phản ứng phản vệ cho bé, chuyển về phòng hồi sức nhi (NICU) theo dõi. Tuy nhiên, tình trạng mề đay vẫn diễn tiến phức tạp, bé bắt đầu xuất hiện những cơn sốt cao liên tục, lừ đừ hơn.
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn chuyên khoa hồi sức nhi và chuyên khoa da liễu để điều trị tích cực cho bệnh nhi. Theo ghi nhận, bé chưa từng có tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn, 2 tuần nay bé không sốt, sinh hoạt bình thường, có tẩy giun đình kỳ mỗi 6 tháng.
Sau khi có kết quả cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mề đay dị ứng – nhiễm trùng huyết – nhiễm vi khuẩn Helicobacteria Pylori (Hp) và được điều trị chống dị ứng, sử dụng kháng sinh.
Video đang HOT
Sau 24 giờ dùng thuốc đặc hiệu, bé đáp ứng tốt, giảm nổi mề đay rõ rệt, hết sốt, ăn uống khá, không lừ đừ, không than đau bụng và được xuất viện sau 10 ngày điều trị.
Bệnh nhi nổ mề đay ở lưng, bụng và tay chân, ngứa toàn thân trước khi nhập viện
Bác sĩ chuyên khoa 1 Quách Thị Kim Phúc, Khoa Nhi của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết mề đay cấp là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với vô số dị nguyên (chất có thể gây ra các phản ứng dị ứng) gây nên.
Khi bị mề đay, da sẽ rất ngứa. Do đó, người bệnh không nên gãi, không chườm đắp các loại thuốc dân gian vì có thể làm trầy xước, chảy máu, gây bội nhiễm da, làm nặng thêm tình trạng dị ứng không mong muốn.
Không chủ quan với viêm màng não mô cầu
Viêm màng não mô cầu là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam. Để phòng ngừa nguy cơ bùng phát, ngành Y tế khẩn trương lập kế hoạch, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Tiêm phòng vaccine cho trẻ tại Tanimed Tây Ninh.
Cần xử trí sớm
Những ngày gần đây, ngành Y tế tỉnh Tây Ninh ghi nhận một bệnh nhi (bé H.N.K, 5 tuổi, ngụ thị xã Hòa Thành) bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis, được cách ly và điều trị tại phòng theo dõi đặc biệt Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh. Đây cũng là ca bệnh đầu tiên của tỉnh. Hiện bệnh nhi đã hết sốt, tình trạng bệnh ổn định và chuẩn bị xuất viện trong vài ngày tới.
Chị K.T (mẹ bé K) cho biết, khoảng 3 giờ 15 phút ngày 30.3.2024, bé được nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng trong tình trạng sốt cao, nổi ban xung huyết vùng cánh tay hai bên, lưng, bụng, xuất huyết dưới da kèm theo viêm họng, được điều trị và chỉ định làm các cận lâm sàng và điều trị bằng kháng sinh nhưng không giảm. Đến 11 giờ cùng ngày, bé K được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh để điều trị với chẩn đoán sốt nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng huyết và viêm mạch máu xuất huyết. Bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis sau xét nghiệm PCR mẫu dịch não tủy.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin phản hồi từ Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng và kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tây Ninh khẩn trương thành lập đoàn giám sát, phối hợp Trung tâm Y tế thị xã Hòa Thành thực hiện điều tra thông tin ca bệnh; tiến hành khử khuẩn, xử lý môi trường. Đoàn đã khoanh 3 vùng dịch tễ, ghi nhận 53 trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhi, đồng thời hướng dẫn theo dõi sức khỏe, giám sát sử dụng thuốc điều trị dự phòng (trong vòng 24 giờ), tình trạng sức khỏe trong 10 ngày, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là sốt, thông báo ngay cho cán bộ y tế.
Bác sĩ Vũ Gia Phương- Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, so với các bệnh mạn tính khác, viêm màng não mô cầu khó phát hiện, vì triệu chứng giống như nhiễm siêu vi thông thường khác. Tuy nhiên, đây là một trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam. "Viêm màng não mô cầu khởi phát rất đột ngột, bệnh còn được gọi là "bệnh tử 24 giờ", tức người bệnh có thể tử vong trước 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên. Cứ 2 trong 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng tổn thương não, các cơ quan nội tạng, liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, tâm sinh lý bệnh nhân"- bác sĩ Phương cho biết.
Tăng cường biện pháp phòng ngừa
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Tiêm chủng Tanimed Tây Ninh (Tanimed Tây Ninh) tiếp nhận khoảng 50 lượt người đến tiêm phòng não mô cầu cho trẻ. Do nguồn vaccine não mô cầu khan hiếm nên phần lớn người dân đều "đặt trước" để được tiêm sớm.
Đưa con gái 30 tuần tuổi đi tiêm vaccine não mô cầu, chị P.T.P.H. (thị xã Hòa Thành) nói: "Nghe tin có bé ở Hòa Thành mắc bệnh não mô cầu, tôi lo lắng nên đặt lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho con. Phòng bệnh sẽ an tâm hơn". Tương tự, chị N.H.T. (thành phố Tây Ninh) chia sẻ nỗi lo lắng khi đưa con gái hơn 35 tuần tuổi đi tiêm vaccine phòng não mô cầu: "Ngoài lịch tiêm chủng các loại vaccine phòng bệnh ở trạm y tế phường, tôi nghĩ nên tiêm phòng bệnh não mô cầu sớm, lỡ có gì lại càng lo lắng hơn".
Theo bác sĩ Bùi Thị Phương Thảo- Khoa Khám sàng lọc Tanimed Tây Ninh, trẻ nhũ nhi dưới 1 tuổi là nhóm có tỷ lệ mắc mới viêm màng não mô cầu cao nhất do hệ thống miễn dịch non nớt, sức đề kháng kém, bệnh xuất hiện tản phát quanh năm, lây truyền qua đường hô hấp, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm não mô cầu và có khả năng gây thành dịch.
Thống kê của Tanimed Tây Ninh, tính từ đầu tháng 4.2024 đến nay, đơn vị này đã sử dụng hơn 500 liều vaccine não mô cầu. Ông Lâm Hữu Ái- Giám đốc Công ty TNHH Y khoa Tây Ninh (Tanimed Tây Ninh) cho biết, so với cùng kỳ năm 2023, nhu cầu sử dụng vaccine não mô cầu Menactra tăng cao hơn (khoảng 2.000 liều), đặc biệt khi có thông tin về ca bệnh tại thị xã Hòa Thành. Đối với vaccine VA-Mengoc BC, nguồn vaccine này khan hiếm từ đơn vị nhập khẩu gần 1 năm nay (từ năm 2023 đến đầu năm 2024) dẫn đến nhu cầu sử dụng vaccine rất lớn. Phần lớn khách hàng đã đặt trước 10 ngày (khoảng 1.000 đơn). Hiện Tanimed tiếp tục nhập vaccine để kịp thời cung ứng trên địa bàn tỉnh.
Theo nhận định của CDC Tây Ninh, trường hợp bệnh nhi đầu tiên mắc bệnh viêm não mô cầu, do chưa tiêm vaccine phòng bệnh, chưa có kháng thể chống lại vi khuẩn dẫn đến không đủ khả năng chống lại sự tấn công và gây hại của vi khuẩn.
Bác sĩ Vũ Gia Phương- Phó Giám đốc Sở Y tế thông tin thêm, vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Ngoài ra, vi khuẩn này còn có thể gây viêm ở các vị trí ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp...
Sở Y tế khuyến cáo, chi phí tiêm vaccine hiện nay là không đáng kể so với chi phí điều trị và phát sinh khi mắc não mô cầu. Hiện có 13 nhóm huyết thanh não mô cầu gây bệnh, trong đó có 6 nhóm huyết thanh thường gặp và nguy hiểm nhất (A, B, C, Y, W-135, X). Tại Việt Nam, đã có vaccine phòng ngừa cho 5 nhóm huyết thanh gây bệnh não mô cầu xâm lấn nguy hiểm là A, B, C, Y, W-13, trong đó, vaccine não mô cầu B thế hệ mới được dùng tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, giúp phòng ngừa sớm và hiệu quả trên nhóm B cao hơn.
"Không riêng trẻ từ 2 tháng tuổi, người trưởng thành đến 55 tuổi cũng cần phòng ngừa sớm với bệnh do vi khuẩn não mô cầu. Do vaccine não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo nên chúng ta không nên trì hoãn hoặc chỉ tiêm một loại này mà bỏ qua loại khác"- bác sĩ Phương khuyến nghị.
Ngoài vaccine ngừa viêm màng não do não mô cầu, người dân cần tiêm đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine phòng bệnh về não khác như: vaccine phế cầu, vaccine sởi, thủy đậu... tránh nguy cơ "bệnh chồng bệnh" hoặc sức khỏe suy yếu, dễ bị vi khuẩn não mô cầu tấn công.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân cần chủ động tiêm vaccine ngừa não mô cầu đầy đủ, đúng lịch và sớm nhất cho cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, các địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức, đặc biệt là địa phương có bệnh lưu hành, để người dân hiểu và phát hiện sớm bệnh, tiến hành cách ly bệnh nhân và hợp tác với cán bộ y tế phòng dịch. Xây dựng thói quen và duy trì ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ; tuyệt đối không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do não mô cầu khuẩn; hạn chế đến các khu vực đông người, đeo khẩu trang trong những trường hợp bất khả kháng; giữ vệ sinh môi trường sinh sống, sinh hoạt (trường học, nhà ở, văn phòng...) sạch sẽ, thoáng mát và có đủ ánh sáng.
Đồng Nai phát hiện ca nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Bệnh nhân 14 tuổi, ở Đồng Nai, được phát hiện nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore sau lần nạo hạch vùng cổ tại bệnh viện tỉnh. Vết loét đặc trưng của bệnh Whitmore. Ảnh: Science Direct. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, bệnh nhân tên T.T.D.M. (14 tuổi, trú tại huyện Xuân Lộc) được gia đình đưa đến Bệnh...