Cảnh giác nguy cơ đột quỵ mùa lạnh
Các bác sĩ cảnh báo, những người bị bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim phải hết sức cảnh giác với nguy cơ đột quỵ trong mùa lạnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Vào thời điểm lạnh kéo dài, các phòng cấp cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương đều chật kín người. Phần đông trong số đó là những bệnh nhân bị viêm phổi, nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy hô hấp, phải can thiệp bằng thở máy. Một số bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải truyền dịch.
Các bác sĩ cảnh báo, những người bị bệnh huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim phải hết sức cảnh giác. Bởi thời tiết lạnh chính là tác nhân khiến các bệnh này diễn tiến đột ngột dẫn đến đột quỵ.
Vì vậy, việc ăn uống đủ các vitamin, thực phẩm giàu đạm và ăn, uống nóng sẽ đảm bảo cho cơ thể được giữ ấm. Việc luyện tập thể dục thể thao vẫn cần được duy trì, nhưng phải lưu ý trước khi ra ngoài trong trời lạnh.
Thạc sĩ Ngô Trọng Toàn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương khuyến cáo, khi trong nhà có người bị đột quỵ, không được bế dậy ngay hoặc lay gọi. Phải để bệnh nhân nằm yên tại chỗ, nếu gió quá phải che chắn, nhưng không được tụ tập đông người làm bệnh nhân khó thở. Sau đó, gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu đúng cách.
Theo dân trí
Những loại thực phẩm nên ăn vào mùa lạnh
Những triệu chứng của cảm cúm thường làm cho bạn vô cùng khó chịu và bạn cũng tốn không ít chi phí khi bệnh ngày càng nặng. Đừng để nước đến chân mới nhảy, hãy sử dụng những thực phẩm phòng bệnh trong mùa lạnh nhé!
Video đang HOT
Hành
Tinh dầu trong hành có tác dụng diệt vi khuẩn và nấm. Hành kích thích tuyến mồ hôi, cũng như sự thèm ăn, thúc đẩy bài tiết dịch vị và ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp vào mùa lạnh. Còn mùa nóng, ăn một chút hành sẽ có tác dụng ngăn ngừa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Ngoài ra hành còn có công dụng trị viêm xoang, chảy nước mũi, hen suyễn và giảm lượng cholesterol và bệnh máu loãng.
Tỏi
Nghiên cứu của y học cho thấy, tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chứa tinh dầu mùi vị đặc thù, chất allycin và hợp chất sulfur. Allycin có tác dụng tiêu diệt mạnh với vi khuẩn và nấm nên được mệnh danh là thuốc kháng sinh từ thiên nhiên. Và để đạt được lợi ích tối đa thì bạn nên ăn tỏi sống.
Gừng
Gừng có vị cay và ấm, có tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực, trừ độc, giúp giữ ấm cơ thể, đề phòng cảm lạnh và giảm đau các khớp xương. Y học hiện đại cũng chứng minh, trong gừng tươi có chứa tinh dầu, làm tăng nhịp tim, giãn mạch máu, máu chảy nhanh, thể nhiệt tăng cao, bài tiết mồ hôi, từ đó tăng sức đề kháng cơ thể.
Tuy nhiên, gừng được khuyến cáo là không nên dùng với những người bị bệnh chảy máu như: chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu hay sốt xuất huyết...
Mật ong
Các nhà khoa học cho biết: mỗi ngày ăn khoảng 30 - 60g mật ong sẽ chống lại được bệnh tăng lên 3 - 4 lần và giúp cho người cảm cúm dễ phục hồi nhờ lượng glucose và fructose tự nhiên. Vì thế, chỉ cần một thìa mật ong có thể điều trị bệnh cảm lạnh do virut gây ra tốt hơn cả những liệu pháp thông thường.
Bí đỏ (bí ngô)
Chứa nhiều axít amin, arginene, asparagines, adenine, carotene, vitamin B1, vitamin C, chất béo, đường gluco, đường saccaro, được coi là vũ khí chủ lực của mùa Đông. Hãy bổ sung thêm bí đỏ vào thực đơn của gia đình bạn trong những ngày thời tiết lạnh.
Ngoài ra, bí đỏ còn có thể chữa sưng phổi, viêm khí quản mãn tính, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, viêm thận mãn tính, xơ gan.
Súp lơ
Súp lơ có chứa nhiều protein, gluxit, nhiều khoáng chất và đặc biệt là các vitamin như: canxi, sắt, kali, vitamin B1 và vitamin C nên có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống vi khuẩn gây bệnh.
Hạt điều
Là thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất như: kẽm, selen và sắt - chất tăng cường hệ miễn dịch. Hạt điều cũng chứa nhiều protein. Hạt điều có chứa rất nhiều chất béo nhưng hầu hết là chất béo không bão hòa - chất có lợi cho sức khỏe.
Nấm
Nấm có chứa nhiều vitamin như: B1, B2, B3, vitamin C... Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ăn nấm rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng. Mỗi loại nấm lại có những công dụng khác nhau. Nấm cung cấp ít năng lượng, có thể ăn thoải mái mà không sợ tăng cân. Vì thế, đừng ngại bổ sung nấm vào bữa ăn của gia đình bạn nhé!
Khoai tây
Khoai tây rất giàu dinh dưỡng, ngoài tinh bột, khoai tây còn có chất béo, protein, canxi, kali và các loại vitamin nhóm B, nhóm C và vitamin A. Vỏ khoai tây là phần chứa nhiều chất xơ nhất, phần cùi dưới vỏ chứa nhiều vitamin C. Đây được xem là những chất có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và phát tác trong cơ thể.
Nên ăn khoai tây thì chúng còn tươi và không nên ngâm khoai tây lâu khi đã gọt vỏ, vì như thế sẽ mất nhiều vitamin C.
Sữa chua
Các vi khuẩn có lợi probiotic có trong sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt hiện hữu trong ruột để làm chậm quá trình phát triển của các vi khuẩn có hại. Không những thế, sữa chua còn được xem là thần dược giúp làm đẹp da cho các chị em. Nên ăn mỗi ngày 1 hủ sữa chua để đề phòng bệnh và làm đẹp cho da nhé!
Theo SK&ĐS
7 cách tránh cúm trong mùa đông hiệu quả nhất Mùa đông thường có tỉ lệ ho, cảm lạnh và cúm cao hơn so với các mùa khác trong năm. Tuy nhiên, 7 biện pháp dưới đây có thể giúp bạn chống lại bệnh tật trong mùa này. Những người có kinh nghiệm thì thường nói rằng nên tránh ăn đồ ăn lạnh để tránh bị các triệu chứng theo mùa nói trên....