Cảnh giác khi tùy tiện dùng thuốc nhỏ tai
Liên tục gần đây Bệnh viện Tai mũi họng trung ương tiếp nhận không ít trường hợp điếc tai trong do dùng thuốc nhỏ không đúng chỉ định.
Hiện thị trường có bán rất nhiều thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh dòng aminoside (như polidexa, néodexa…) là thuốc chỉ được dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài và màng nhĩ kín. Nếu dùng khi màng nhĩ bị thủng, thuốc sẽ qua lỗ thủng vào tai giữa tác động trực tiếp tới các tế bào thính giác ở tai trong.
Theo Phó giáo sư Lương Hồng Châu, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, thuốc là con dao hai lưỡi, bên cạnh tác dụng chữa bệnh còn có tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn. Các nhà khoa học đã chứng minh có những loại thuốc rất độc với tế bào thính giác như kháng sinh họ aminoglycosides (gentamicine, néomycine, amikacine…). Nhiễm độc dòng kháng sinh này không chỉ gặp khi dùng thuốc đường toàn thân (tiêm, truyền) mà còn có thể xảy ra khi dùng thuốc tại chỗ (nhỏ vào tai khi màng nhĩ thủng). Một số thuốc nhỏ tai có chứa loại kháng sinh này. Một số thuốc lợi tiểu như furosémide, acide étacrynique…; thuốc điều trị ung thư dòng cisplatine; các dẫn xuất của quinine, acide acétylsalicylique… cũng có nguy cơ tương tự.
Ảnh: SGTT.
Khi ngấm vào tai trong, các thuốc trên sẽ phá huỷ tế bào nghe dẫn tới điếc, người ta còn gọi là hiện tượng nhiễm độc tai. Mức độ tổn thương của tai trong phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và phản ứng của từng cá thể. Nguy cơ điếc do nhiễm độc thuốc có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu sử dụng thuốc cho tới khi dừng quá trình điều trị 2-6 tuần.
Khởi đầu bệnh nhân thường ù tai và cảm thấy chóng mặt, sau đó xuất hiện nghe kém. Một số trường hợp xuất hiện nghe kém đồng thời với ù tai. Người bệnh thường than phiền có tiếng ù trong tai với âm cao như ve kêu, gió rít… Cảm giác chóng mặt đôi khi không xuất hiện hoặc chỉ chuếnh choáng, nhưng cũng có trường hợp chóng mặt quay dữ dội. Nghe kém cũng ở nhiều mức độ, đôi khi người bệnh chỉ thấy ù tai mà không cảm thấy nghe kém, cá biệt có trường hợp điếc trắng cả hai tai.
Sự nhiễm độc này thường xảy ra ở cả hai tai một cách cân xứng, tuy nhiên trường hợp nhiễm độc do dùng thuốc nhỏ tai thì tổn thương sức nghe chỉ xảy ra ở bên có nhỏ thuốc. Thăm khám tai mũi họng thường không phát hiện tổn thương ở tai ngoài, màng nhĩ cũng như tai giữa. Chỉ khi đo thính lực đơn âm ta mới thấy ngưỡng nghe bị giảm.
Nghe kém do nhiễm độc thuốc nhỏ tai có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc, nhưng một số trường hợp ù tai và nghe kém xuất hiện sau khi đã ngừng nhỏ thuốc vài tuần. Ở trẻ nhỏ, nhiễm độc tai trong do thuốc thường được phát hiện muộn. Nghe kém nhiều gây ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Những tổn thương mà các thuốc gây ra cho tế bào nghe khó có khả năng hồi phục. Cho đến nay việc điều trị điếc do nguyên nhân này vẫn là câu hỏi khó với y học. Khi biểu hiện nhiễm độc thuốc với tai trong xuất hiện, người bệnh nên báo cho bác sĩ biết. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi và hại để quyết định tiếp tục liệu trình điều trị hay dừng lại. Nhưng việc ngừng điều trị cũng không đảm bảo được quá trình nhiễm độc tai trong sẽ dừng lại hay tiếp diễn một thời gian nữa (có thể tới sáu tuần sau khi ngừng thuốc).
Nếu nghe kém nhiều, ảnh hưởng tới giao tiếp thì nên dùng máy trợ thính. Một số trường hợp điếc nặng và sâu cả hai tai mà máy trợ thính không có tác dụng thì còn một giải pháp nữa là phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Nhưng phẫu thuật này giá rất cao và sau phẫu thuật để hiểu được lời nói người bệnh phải theo những khoá huấn luyện đặc biệt, kéo dài hàng năm. Chính vì phương pháp điều trị này công phu, giá cao và kéo dài nên không phải người bệnh nào cũng có khả năng thực hiện.
Video đang HOT
Trên thực tế điều trị, các bác sĩ cũng luôn cân nhắc giữa mặt lợi và hại của thuốc trên từng trường hợp cụ thể, nhưng đôi khi vẫn phải chấp nhận sử dụng vì sự an toàn tính mạng của người bệnh. Về phía người bệnh, khi có các bệnh về tai nên sớm đến bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định điều trị đúng đắn, thận trọng khi dùng thuốc, bỏ thói quen tuỳ tiện dùng thuốc mà không hỏi ý kiến thầy thuốc.
Theo VNE
9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc
Chia sẻ đơn thuốc với người khác, tích trữ thuốc đến hết hạn, dùng nhiều thuốc cùng hoạt chất... là những sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm đau.
Chuyện kể rằng, vợ Dâu có một số thuốc percocet (thuốc tổng hợp gồm paracetamol và oxycodone) còn lại từ một lần đi khám răng, cùng lúc có một lọ tylenol (paracetamol) ở phía trên chậu rửa. Dâu lấy mỗi loại 2 viên và uống trôi cùng với một cốc bia.
Thật may mắn vì Dâu chỉ là nhân vật hư cấu cho bài viết này. Nhưng thực tế có rất nhiều Dâu trong đời thường đã mắc những sai lầm lớn với những thuốc không cần đơn (OTC - over the counter) cũng như những thuốc cần đơn.
Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc giảm đau mà các chuyên gia của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ đã chỉ ra, những sai lầm này cũng rất thường gặp ở Việt Nam chúng ta.
Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định.
Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn
Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên để giảm đau, nhưng sau vài phút không thấy đau giảm lại tiếp tục uống thêm một liều nữa với suy nghĩ "một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ tốt hơn". Suy nghĩ này là vô cùng nguy hiểm vì nếu bạn làm vậy, rất có thể bạn sẽ được đưa đến phòng cấp cứu. Thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.
Một trường hợp khác cũng vô cùng tai hại đó là dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có như paracetamol, ibuprofen và naproxen..., điều này cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.
Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định. (Ảnh minh họa)
Bởi vậy, nếu bạn đã uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, bạn không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.
Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất
Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.
Trong trường hợp của Dâu, anh ta lấy 2 viên thuốc giảm đau theo đơn (percocet) có chứa paracetamol cùng với một liều đầy đủ thứ hai của paracetamol từ tylenol, làm anh ta có nguy cơ bị tổn thương do quá liều paracetamol.
Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia
Sai lầm này làm tăng hiệu quả của nhau. Rượu làm bạn say và một số thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Trong một số trường hợp khác, rượu làm bạn đau đầu và bạn dùng thuốc giảm đau để chữa. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.
Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn "no alcohol" (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu "không" mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.
Tương tác thuốc
Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.
Chia sẻ đơn thuốc của mình với người khác là một sai lầm (Ảnh minh họa)
Uống thuốc khi lái xe
Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.
Chia sẻ đơn thuốc với người khác
Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.
Không trao đổi với dược sĩ
Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng", nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.
Tích trữ thuốc hết hạn
Vợ Dâu thực sự đã có lỗi trong sai lầm của anh ấy. Đáng lẽ cô ấy nên vứt bỏ những viên thuốc giảm đau này từ khi cố ấy hết đau răng. Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.
Bẻ viên thuốc không được bẻ
Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.
Theo TNO
Dùng thuốc không đúng cách có thể gây hậu quả Do đơn thuốc có quá nhiều loại, lại không được bác sĩ hướng dẫn cách dùng đầy đủ, một bệnh nhân điều trị loãng xương tại Bệnh viện Bạch Mai suýt bị thủng thực quản. Đáng lẽ khi sử dụng thuốc Fosamax, bệnh nhân phải ngồi hoặc đi lại 30 phút thì người này không biết đã đi nằm ngay, nếu không được...