Cảnh giác khi mắt nhìn thấy màn sương, quầng xanh đỏ như cầu vồng
Nếu mắt nhìn thấy màn sương, hoặc nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, hay đôi khi chỉ chảy nước mắt dù không tiết rử… hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời được chẩn đoán, phát hiện căn bệnh khiến bạn đang từ một người bình thường trở nên mù lòa, không còn nhìn được ánh sáng.
Chiều 14/3, tại Lễ mít tinh phát động và hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới (10/3 – 16/3/2019) với chủ đề ” Hãy đến khám mắt để phát hiện bệnh Glôcôm”, PGS.TS. Cung Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Mắt trung ương cho biết, glôcôm là căn bệnh ám ảnh bởi nó cướp đi thị lực hoàn toàn của bệnh nhân nếu được phát hiện muộn.
Khám mắt cho bệnh nhân glôcôm tại BV Mắt Trung ương.
Trong khi đó, số lượng bệnh nhân glôcôm có xu hướng tăng lên, ước tính sẽ có 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm tỷ lệ 2,86% số dân số trên 40 tuổi. Trong đó, 11,2 triệu người bị mù do bệnh. Đa số những người mù đang sống tại các nước phát triển, đặc biệt là người dân sống ở nông thôn.
Theo TS. Đỗ Tấn – Trưởng khoa Glôcôm cho biết, bệnh này đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được. Nhưng thực tế hàng năm vẫn có rất nhiều người bị mất đi ánh sáng vĩnh viễn vì chủ quan với căn bệnh này. Bệnh nhân glôcôm nhập viện trong tình trạng muộn, thị lực rất thấp, nguy cơ mù lòa cao. Cũng có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên nguy cơ tái phát rất cao.
Bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột vào buổi chiều tối, khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh.
Video đang HOT
Vì thế, khi mắt có biểu hiện đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương; sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi; đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, giác mạc phù nề mờ đục… hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được đo nhãn áp.
Tuy nhiên, có những bệnh nhân glôcôm không biểu hiện rõ ràng, không có dấu hiệu đặc trưng nhưng mắt vẫn dần bị ảnh hưởng. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo những người có nguy cơ cao (thường xuyên dùng thuốc nhỏ mắt corticoid, dùng thuốc corticoid toàn thân, người trên 35 tuổi, có người thân bị glôcôm nên kiểm tra mắt định kỳ hàng năm. Việc khám mắt rất đơn giản, đo nhãn áp cho phép phát hiện sớm nguy cơ để điều trị, giảm mù lòa.
Bênh cạnh đó, vấn đề đáng báo động là việc người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không theo chỉ định của thầy thuốc khiến mắt có thể bị glôcôm do tra corticoid kéo dài. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh nhân glôcôm góc mở, có tiền sử tra corticoid tại mắt kéo dài chiếm 31% đến 33%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59%) chiếm 63%.
Nhiều người bị các bệnh về mắt coi các thuốc chứa corticoid như loại “thuốc thần” bởi khi nhỏ vào nhanh hết ngứa, đỏ mắt. Không ít người dùng kéo dài, hoặc cứ thấy mắt cộm cộm là ra hiệu thuốc mua thuốc corticoid về nhỏ. Điều này rất nguy hiểm, rất nhiều bệnh nhân do sử dụng thuốc nhỏ có corticoid kéo dài vào viện trong tình trạng giác mạc đục như cùi nhãn, căng tức như bị vật gì đó bóp nghẹn, mờ mắt trông thấy, nhãn áp tăng vọt.
Những trường hợp này thuốc hạ nhãn áp rất khó có tác dụng. Thậm chí phẫu thuật cũng không thể đưa mắt về như ngày xưa. Vì thế, các bác sĩ cảnh báo tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc chứa corticoid mà cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hưởng ứng “Tuần lễ Glôcôm thế giới”, Bệnh viện Mắt Trung ương cũng tổ chức khám, tư vấn thuốc miễn phí, đo nhãn áp miễn phí cho tất cả những bệnh nhân nghi ngờ bị glôcôm vào các ngày tại phòng C.502 và E.504, tại bệnh viện .
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bệnh viện Mắt TP.HCM khám tầm soát miễn phí bệnh Glaucoma
Nhân tuần lễ Glaucoma thế giới (từ ngày 10 đến 16-3), Bệnh viện Mắt TP.HCM tổ chức buổi khám tầm soát, tư vấn miễn phí cho 400 người có nguy cơ cao mắc bệnh Glaucoma (trên 40 tuổi hoặc gia đình đã có người mắc bệnh).
Bác sĩ Bệnh viện Mắt TP.HCM khám cho bệnh nhân - Ảnh: BVCC
Chương trình diễn ra từ 7h - 11h30 thứ sáu 15-3 tại hội trường lầu 1, Bệnh viện Mắt TP.HCM (280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3).
BS.CKII Nguyễn Trí Dũng - trưởng khoa Glaucoma Bệnh viện Mắt TP.HCM - cho biết Glaucoma (còn gọi là bệnh cườm nước hay thiên đầu thống) là một nhóm bệnh có đặc trưng là tổn hại thần kinh thị giác. Nếu không điều trị, thần kinh thị giác sẽ bị hư hại dẫn đến mù lòa.
"Điều nguy hiểm là tình trạng mù này thường không thể đảo ngược, nghĩa là bệnh nhân sẽ không thể phục hồi và bị mù vĩnh viễn" - BS Dũng nhấn mạnh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ hai trên thế giới, chiếm tỉ lệ 8% và là nguyên nhân gây mù lòa không hồi phục hàng đầu trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo điều tra dịch tễ tại 16 tỉnh thành về tình hình mù lòa có thể phòng tránh được của Viện Mắt trung ương và Tổ chức Atlantic Philanthropies năm 2007, có 24.800 người bị mù cả hai mắt do Glaucoma (nguyên nhân phổ biến thứ hai).
Để kiểm soát tốt bệnh Glaucoma, BS Dũng khuyến cáo bệnh nhân cần phải được khám sàng lọc và điều trị ở giai đoạn sớm trước khi tình trạng mất thị lực trở nên trầm trọng.
Nếu ở trong nhóm nguy cơ cao như những người trên 60 tuổi, trong gia đình có người bị bệnh Glaucoma, những người bị viễn hoặc bị cận nặng, bệnh nhân cần phải đi khám mắt định kỳ mỗi 2 năm 1 lần ở bệnh viện mắt chuyên sâu.
Nếu bệnh nhân glaucoma đang điều trị thì phải bảo đảm dùng thuốc đều đặn mỗi ngày và tái khám định kỳ.
Bệnh nhân vui lòng đăng ký nhận số thứ tự khám qua số điện thoại: 08.58035043 gặp cô Thảo (đơn vị chăm sóc khách hàng) trong giờ hành chính đến hết ngày 13-3.
XUÂN MAI
Theo tuoitre
Phân biệt đau mắt đỏ và dị ứng thường gặp vào mùa xuân Đỏ, ngứa và chảy nước mắt thường là những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng có những triệu chứng tương tự như vậy. Nhìn chung, các dấu hiệu như đỏ mắt, chảy mủ và đau đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chúng ta. Do...