Cảnh giác đối tượng lừa đảo liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
Thời gian gần đây, trên địa bàn một số địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị như: Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Trung, Vĩnh Long (Vĩnh Linh); Gio Phong, Hải Thái (Gio Linh); Cam An (Cam Lộ) xuất hiện một nhóm người tự xưng là người của “Tập đoàn Xây dựng Việt Nam – Cu Ba (VIS)” đến làm việc về hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Các đối tượng đã tư vấn cho địa phương lập tờ trình xin hỗ trợ kinh phí các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trên địa bàn và kêu gọi các doanh nghiệp cần việc làm nộp từ 5 đến 15 triệu đồng/công trình để tuyên truyền, quảng bá trên truyền hình, sau đó sẽ được tham gia thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Một số doanh nghiệp tại Quảng Trị đang gặp khó khăn trong tìm kiếm công việc, tạo công an việc làm cho người lao động đã nộp cho những đối tượng này số tiền 175 triệu đồng.
Để hạn chế những thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp và tránh gây tác động xấu, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Thông tin-Truyền thông và các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác đối với các đối tượng trên và các hoạt động tương tự có khả năng xảy ra trên địa bàn.
Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hướng dẫn, giải thích cho các đơn vị, địa phương hiểu việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn hiện nay được phân cấp triệt để cho các địa phương thực hiện và công bố công khai, vì vậy các doanh nghiệp cần thận trọng để tránh bị lừa đảo.
Công an tỉnh và các địa phương tiếp tục theo dõi, phát hiện xử lý kịp thời các đối tượng lừa đảo để giữ gìn và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.
NGUYỄN VĂN HAI
Video đang HOT
Theo_Báo Nhân Dân
Chiêu lừa tình hàng chục ngàn đô của những người tình... Tây
Sáng 13/5, đại diện lãnh đạo phòng PX15, Công an TP.Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, PC50, Công an Hà Nội liên tục nhận được đơn trình báo của các nạn nhân bị các đối tượng là người nước ngoài làm quen trên mạng xã hội rồi lừa đảo kết hôn, tặng quà với những thủ đoạn tinh vi...
Trao tình trên mạng xã hội, mất hàng trăm triệu đồng
Tháng 7/2014, chị Phạm Thị Mỹ D. (SN 1969, HKTT số 1 Trương Công Định, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) quen với một người tự xưng là David Jackson (quốc tịch Anh) trên mạng xã hội facebook và viber (SĐT: 447514211653).
Qua trò chuyện, chị D. cảm thấy Jackson là một chàng trai dễ mến, ăn nói cởi mở, lịch sự và có nghề nghiệp đàng hoàng tại Anh. Sau nhiều lần trò chuyện, Jackson luôn ngỏ ý muốn tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam. Về phần mình, chị D. cũng đã cảm mến Jackson.
Một ngày cuối năm 2014, Jackson đã ngỏ lời cầu hôn chị D. qua... mạng xã hội. Jackson hứa hẹn sẽ qua Việt Nam cưới D. và đưa chị sang nước Anh sinh sống. Ngày 10/2/2015, Jackson nói với chị D. rằng, anh ta đã mua vé máy bay sang Việt Nam, chuyến bay SQ176 của hãng Hàng không Singapore Airlines và sẽ đến Nội Bài lúc 11h40 ngày 11/2.
Đến 11h44 phút ngày 11/2, một người phụ nữ tự xưng là Yến, nhân viên nhập cảnh sân bay Nội Bài (SĐT: 068004) gọi điện cho chị D. thông báo đang tạm giữ David Jackson tại sân bay với lý do đã mang một số lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam mà không khai báo. Yến đã đề nghị chị D. chuyển 3.500 USD (khoảng 73 triệu đồng) vào tài khoản Sacombank với chủ tài khoản tên Vũ Ngọc Quyên.
Đối tượng người nước ngoài gửi ảnh về cho nạn nhân.
Quá bất ngờ trước tình huống trên, nghĩ thương "hôn phu" của mình từ miền đất xa lạ vừa đến Việt Nam đã bị giữ lại, chị D. đã chuyển tiền theo yêu cầu của Yến. Từ ngày 12 đến ngày 13/2, Yến tiếp tục gọi điện yêu cầu chị D. chuyển thêm 4.500 USD (khoảng 95 triệu đồng) và 7.500 USD (khoảng 157 triệu đồng).
Những lần này, Yến đều đưa những lời lẽ thuyết phục về việc Jackson bị giữ lại sân bay rất cực, nếu chị D. không gửi tiền nhanh, Jackson có thể bị giữ lâu. Chị D. càng tin tưởng và dùng toàn bộ số tiền mình có, thậm chí phải đi vay người thân để chuyển cho các đối tượng lừa đảo.
Sau 3 lần mà vụ việc vẫn không được giải quyết, ngày 14/2, thấy chị D. cả tin và dễ lừa, Yến tiếp tục yêu cầu chị D. chuyển 45.000 USD. Chị D. không đồng ý và trực tiếp đến sân bay Nội Bài kiểm tra thông tin thì biết mình bị lừa. Tổng số tiền chị D. bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt khoảng 325 triệu đồng.
Liên tục chiêu lừa đảo bằng... quà Tây
Tháng 2/2015, chị Chinh (SN 1979, HKTT Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội) quen với một người tên Jerry Bazscky trên mạng xã hội. Đến tháng 4/2015, Jerry đề nghị tặng chị Chinh một món quà giá trị lớn. Ngày 8/4, một người tự xưng là Phạm Thị Thu Thảo, nhân viên công ty chuyển phát nhanh Smart Express Cuorier ( 60169986380) gọi điện vào số máy của chị Chinh yêu cầu nộp phí 1.540 USD (khoảng 30 triệu đồng) vào tài khoản tại Việt Nam để nhận quà.
Tin là thật, chị Chinh đã chuyển số tiền như yêu cầu. Tuy nhiên, đối tượng lại tiếp tục yêu cầu chị Chinh nộp 6.600 USD phí bảo hiểm do gói hàng của chị có chứa một lượng tiền mặt lớn. Biết mình bị lừa tiền, chị Chinh không nộp nữa và lên cơ quan công an trình báo.
Khoảng đầu tháng 4/2015, chị Trần Thị Thu Tr. (SN 1977, trú tại B1, Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) được một người đàn ông tên Larry Smith làm quen trên mạng xã hội. Smith tự giới thiệu mình sinh ra tại New Mexico, Mỹ và đang sống với con trai tại Scotland. Sau một thời gian làm quen, ngày 10/4, Smith ngỏ ý muốn tặng chị Tr. một món quà.
Ngày 11/4, qua mạng xã hội Smith gửi hình ảnh hóa đơn và thùng quà gồm nhiều hiện vật có giá trị và 250.000 USD. Ngày 14/4, chị Tr. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 01667365120 đến số máy cá nhân của chị. Người này tự xưng nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất và thông báo rằng gói quà gửi từ Scotland cho chị Tr. đang bị giữ tại sân bay, đề nghị chị nộp 23 triệu đồng vào tài khoản Sacombank để trả phí chuyển quà.
Sau khi chị Tr. nộp tiền, nhân viên sân bay tiếp tục gọi cho chị, thông báo số hàng của chị Tr. chứa gói ngoại tệ lớn, yêu cầu chị Tr. tiếp tục nộp 84 triệu đồng tiền thuế cho số tiền này. Nghi ngờ mình bị lừa tiền, chị Tr. đã trình báo công an.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh làm rõ.
Tóm gọn mắt xích lừa đảo Theo tin từ cơ quan CSĐT- Công an TP.HCM, đơn vị này đã thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Lê Thị Phương Trang (38 tuổi, ngụ đường Lê Văn Thọ, P.14, Gò Vấp, TP.HCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều tra ban đầu cho thấy, Trang là mắt xích quan trọng trong đường dây lừa đảo do các đối tượng người Nigeria điều hành, chuyên lừa đảo tiền của những người phụ nữ Việt Nam. Thủ đoạn của chúng tương tự như những đối tượng đã lừa đảo những nạn nhân trên. Tại CQĐT, Trang khai, chỉ trong tháng 2/2015, Trang và đồng bọn đã lừa đảo trên 10 nạn nhân, tổng số tiền trên 1 tỉ đồng và đến giữa tháng 3/2015 lừa được thêm 3 người. CQĐT đang tiếp tục truy bắt các đối tượng còn lại.
Theo_Eva
Bẫy lừa tặng quà trên mạng xã hội Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội đang xác minh một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội với thủ đoạn mới xảy ra liên tiếp trong thời gian gần đây. Bước đầu cơ quan công an xác định, đối tượng gây án là người nước ngoài cấu kết với tội phạm người...