Cảnh giác chiêu trò ‘nạp thẻ cào trên web’
Hiện trên internet xuất hiện nhiều trang web với lời mời gọi “khách hàng nạp thẻ cào vào trang web này sẽ được nhân đôi tài khoản”. Đây thực chất là hình thức lừa đảo; nhiều người đã trở thành “con mồi”.
Các thẻ cào mà ông Th. đã mua cho Tư – Ảnh: Ngọc Lê
Mới đây, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) cho biết Lê Văn Tư (18 tuổi, ngụ thị trấn Ái Tử, H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) đã bị khởi tố vì hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Hiện vụ việc đã được C50 bàn giao cho Công an tỉnh Quảng Trị tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của những đối tượng liên quan.
Tư khai nhận vào khoảng tháng 11.2014, khi đang chơi game tại quán internet ở Quảng Trị thấy nhiều người trong quán đang “hack card” qua Facebook. Tư đã tìm hiểu trên mạng và học “hack card”. Tư khai, “hack card” là phải chiếm đoạt được tài khoản Facebook của người khác sau đó giả danh để lừa người thân của người đó đề nghị mua giúp thẻ điện thoại các loại.
Từ 11.2014 đến 1.2015, Tư đã lừa đảo nhiều người nhưng Tư không nhớ rõ số lượng cụ thể, chỉ biết chiếm đoạt số tiền trung bình khoảng 2 triệu đồng/người. Tư đã dùng số tiền lừa đảo được để chơi game, dùng ma túy tổng hợp, đánh số đề.
Sau khi lừa ông B.Q.Th. (ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) mua 716 triệu đồng tiền card, khoảng tháng 5.2015, do hết tiền chơi ma túy tổng hợp Tư quay lại trò chuyện với ông Th. nhờ mua 50 triệu đồng tiền thẻ cào. Nhưng lúc này, qua công tác nắm tình hình, C50 phát hiện nên khuyến cáo ông Th. không tiếp tục chuyển tiền cho Tư nữa.
Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an thể hiện, hơn 1.500 thẻ cào điện thoại nói trên Tư nạp vào các tài khoản (ví điện tử) của Tư đã đăng ký tại các trang web điện tử như baokim.vn, nganluong.vn, thecaosieure.com, pay.gate.vn để chuyển thành giá trị “bạc” nạp vào 10 tài khoản cấp 1. Sau đó giá trị “bạc” từ các tài khoản này được chuyển cho 3 tài khoản cấp 2. Từ 3 tài khoản này tiếp tục chuyển vào 5 tài khoản cấp 3 rồi mới thực hiện giao dịch mua bán để quy đổi “bạc” thành tiền mặt và rút ra tài khoản ngân hàng.
Các điều tra viên cũng xác định Tư không trực tiếp buôn bán số thẻ cào nói trên mà thông qua những người trung gian, trong đó có một số người là chủ cửa hàng chuyên bán simcard tại các tỉnh. Sau đó, người trung gian này mua card của Tư rồi bán cho người có nhu cầu từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, Tư còn nhờ những người bạn trong xóm bán giùm các thẻ cào này với giá rẻ bằng 80% thị trường và chia phần trăm cho người bán được. Người trung gian sẽ trả tiền cho Tư qua các tài khoản ngân hàng. Tổng cộng Tư đã nhận hơn 400 triệu đồng tiền do lừa đảo mà có được.
Qua vụ việc lừa đảo có giá trị lớn này, trao đổi với Thanh Niên Onliene, một lãnh đạo của C50 cho biết, tình trạng lừa đảo thông qua mạng internet, đặc biệt là thông qua mạng xã hội Facebook vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng sử dụng các kỹ thuật chiếm đoạt tài khoản Facebook sau đó mạo danh chủ tài khoản dụ dỗ người thân, bạn bè chủ tài khoản để chiếm đoạt tài sản dưới dạng thẻ cào điện thoại.
Video đang HOT
Lê Văn Tư, bị can đã dùng thủ đoạn hack Facebook để chiếm đoạt gần 1 tỉ đồng – Ảnh: Ngọc Lê
Trước đây số tiền thiệt hại của từng vụ chỉ vài chục triệu nên nhiều bị hại không tố cáo với công an nhưng gần đây, có những vụ án lên đến 1 tỉ đồng; số bị hại xảy ra ở khắp các địa bàn trong cả nước.
Vị lãnh đạo C50 khuyến cáo, cá nhân sử dụng Facebook không nên bấm vào link qua cửa sổ chat vì tất cả thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu truy cập của tài khoản đó được chuyển về hộp thư điện tử của đối tượng. Từ đó, đối tượng sử dụng thông tin để đăng nhập và đổi ngay mật khẩu truy cập của các tài khoản Facebook này để chiếm đoạt rồi giả mạo người có tài khoản bị chiếm đoạt. Sau đó, đối tượng thông báo nội dung người này đang gặp phải khó khăn nào đó và đề nghị người thân, bạn bè trợ giúp bằng việc gửi một số tiền vào một tài khoản nhất định hoặc nhờ mua và nhắn tin lại mã nạp tiền điện thoại.
Thông thường các đối tượng này thường chiếm đoạt thư điện tử, tài khoản mạng xã hội của người Việt Nam đang sống hoặc làm việc ở nước ngoài, rồi chat với người thân của họ ở Việt Nam và lợi dụng lòng tin của những người này yêu cầu mua thẻ điện thoại.
Đối tượng cũng đánh vào lòng tham của bị hại và nói rằng ở nước ngoài thẻ cào điện thoại mệnh giá 100.000 đồng sẽ bán được với giá từ 15 USD đến 20 USD và hứa tiền bán được thẻ cào điện thoại sẽ chia đôi. Từ đây, bị hại sẵn sàng mua hàng trăm triệu đồng tiền card cho đối tượng.
Lãnh đạo C50 cho biết thêm, hiện nay còn xuất hiện thêm thủ đoạn mới để lừa đảo chiếm đoạt thẻ cào đó là đối tượng lập ra trang web với nội dung “khách hàng nạp thẻ cào vào trang web này sẽ được nhân đôi tài khoản”. Các đối tượng đã gửi trang web này đến người dùng Facebook. Do tin tưởng nên nhiều cá nhân đã mua thẻ cào điện thoại sau đó nạp vào trang web do đối tượng lập và bị chiếm đoạt toàn bộ các thông tin thẻ nạp này. Lãnh đạo của C50 khuyên không nên tin vào những trang không có uy tín để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. “Bất cứ hành vi lừa đảo trên mạng đều phải chịu trách nhiệm của pháp luật”, vị lãnh đạo này nói.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Hack Facebook, tìm hiểu kỹ gia thế để lừa mua gần 1 tỉ đồng thẻ cào
Đối tượng hack Facebook nhằm chiếm đoạt tài khoản, sau đó mạo danh chủ tài khoản T. (đang du học ở Tiệp Khắc) dụ dỗ bác ruột của T. mua hơn 1.500 thẻ cào điện thoại trị giá 716 triệu đồng trong 10 ngày.
Đối tượng Tư được đưa về trại giam - Ảnh: Thanh Tuyền
Theo nguồn tin từ Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50), mới đây đơn vị này đã phối hợp với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị thi hành lệnh bắt tạm giam, khởi tố bị can đối với Lê Văn Tư (18 tuổi, ngụ thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) về hành vi "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, Tư là chủ mưu trong vụ án này. Tư đã hack Facebook và chiếm đoạt tài khoản facebook C.B.T (du học ở Tiệp Khắc). Sau đó Tư đọc kĩ toàn bộ cuộc trò chuyện với những người thân thiết của T. rồi giả danh là T. chát với ông B.Q.Th. (là bác ruột của T., ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để chiếm đoạt hơn 1.500 thẻ điện thoại các loại, trị giá 716 triệu đồng.
Một trinh sát kể lại, vụ việc này nếu không phát hiện kịp thời và ngăn chặn thì số tiền bị chiếm đoạt có thể lên đến nhiều tỉ đồng vì thời điểm cơ quan công an phát hiện thì bị hại vẫn tin tưởng mua card điện thoại cho Tư.
Theo ông Th., vì gia đình ông đang giữ giúp cha mẹ của cháu T. gần 2 tỉ đồng nên việc cháu nhờ mua thẻ cào để kinh doanh là bình thường nên cứ làm theo.
Card điện thoại ông T. mua cho Tư - Ảnh: Thanh Tuyền
Ban đầu, Tư nhờ ông Th. mua 2 triệu đồng tiền card điện thoại, rồi 8 triệu, đến 30 triệu, có lần nhờ ông Th. mua 350 triệu đồng mà ông Th. vẫn tin tưởng tuyệt đối và đi mua gửi cho Tư.
Nghĩ rằng cháu ruột ở nước ngoài đang cần thẻ cào (chủ yếu mệnh giá 500 nghìn đồng) với số lượng lớn của các nhà mạng để kinh doanh thật ên ông Th. chạy khắp các đại lý ở TP.HCM mua thẻ cào điện thoại.
Sau đó, cả gia đình ông cào và gửi mã số thẻ, mã seri cho Tư bằng cách nhắn tin trên facebook. Vì số lượng card quá nhiều nên Tư bảo ông Th. chụp ảnh và gửi qua cho Tư.
Tư nói với ông Th: "Ở Tiệp Khắc, con bán 1 thẻ cào 100 nghìn đồng sẽ được 200 nghìn đồng. Bác cứ mua thẻ con bán và sẽ chia phần trăm cho bác" nhưng thực tế không có thỏa thuận như này.
Thủ đoạn tinh vi hơn khi Tư yêu cầu ông Th. cắt, tiêu hủy thẻ cào sau khi đưa số thẻ cho Tư để đảm bảo kế hoạch kinh doanh, tạo lòng tin cho khách hàng nhưng thực tế là tránh sự phát hiện của cơ quan công an.
Từ khoảng thời gian từ ngày 21.1.2015 đến 31.1.2015, ông Th. đã mua và gửi cho đối tượng số lượng thẻ cào điện thoại các loại với tổng giá trị lên tới 716 triệu đồng.
Khi phát hiện được sự việc trên, C50 đã chủ động tiếp xúc làm việc với ông Th. về các nội dung liên quan, đồng thời khuyến cáo ông Th. gọi điện trao đổi người cháu hiện đang sinh sống tại Tiệp Khắc để làm rõ.
Nói chuyện với cháu của mình, ông Th. mới biết cháu T. bị đối tượng chiếm đoạt tài khoản facebook, thời gian vừa qua không trò chuyện gì với ông Th. và cũng không nhờ ông mua thẻ cào điện thoại để kinh doanh vì T. đang nghỉ sinh em bé.
Nghĩ mình giỏi công nghệ thì kiếm ra tiền
Được biết, ông Th. đã tiêu hủy gần 200 thẻ mệnh giá 500 nghìn đồng do sự chỉ dẫn của Tư, còn hơn 1.000 thẻ cào điện thoại ông Th. đã cung cấp cho CQĐT phục vụ công tác điều tra. Cũng theo CQĐT, trong quá trình xác minh còn phát hiện Tư đã chiếm đoạt nhiều tài khoản facebook của các bị hại khác.
Theo điều tra, ngoài Tư ra còn có thêm một số thanh niên dưới trướng, chủ yếu học hết lớp 12, không có công ăn việc làm nên chỉ dạy cho nhau cách hack Facebook.
Riêng Tư rất đam mê chơi và chát chít nên đã tìm học cách hack Facebook trên mạng và khi làm việc với công an, Tư cho rằng mình giỏi về công nghệ nên mình kiếm được tiền chứ không nghĩ mình vi phạm pháp luật.
Toàn bộ số card Tư nạp vào ví điện tử và bán cho người trung gian với giá 75% giá trị thẻ cào để lấy tiền mặt tiêu xài cá nhân và sử dụng ma túy tổng hợp.
Phần mềm tự động dò password tài khoản Facebook - Ảnh: Chụp màn hình - Ngọc Lê
Ngoài ra, cơ quan công an còn phát hiện có nhóm các đối tượng cư trú tại tỉnh Quảng Trị chuyên thực hiện hành vi chiếm đoạt tài khoản facebook sau đó thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với phương thức thủ đoạn tương tự như Tư.
Ngọc Lê
Theo Thanhnien
Lập 117 trang web giả, lừa đảo hơn 8 tỉ đồng Ngày 11.9, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50, Công an TP.Hà Nội) cho biết đơn vị này vừa triệt phá thành công đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, với thủ đoạn lừa đảo trúng thưởng trên Facebook, Zalo, Viber... Ảnh minh họa Liên quan tới vụ việc, PC50 cũng đã triệu...