Cảnh giác chiêu bán nhà vì thua độ mùa World Cup: Chỉ có cò đất rao bán!
“Thua độ cần bán nhà gấp”, “thua độ bán nhà giá cực sốc, vui lòng liên hệ…” là những thông tin được đăng tải nhiều trên các trang giao dịch nhà đất trong vòng 1 tuần trở lại. Tuy nhiên, gọi theo số điện thoại người rao thì đây là cò đất.
Vào mùa World Cup, trên các trang mạng rao vặt, các mặt hàng “ thanh lý World Cup” thường được người bán định giá rẻ hơn khoảng 5% so với mặt bằng chung, để tạo sự tin tưởng, rằng sản phẩm được bán vì người bán thua độ đang cần tiền gấp.
Không chỉ có người dùng cá nhân tranh thủ bán đồ cũ dịp World Cup, các cửa hàng đồ cũ cũng liên tục quảng cáo hàng cũ nhập vào rất nhiều sau các trận vòng bảng của giải đấu này, và các cửa hàng đang bán thanh lý ra với giá “ưu đãi”.
Nhộn nhịp nhất thời điểm này là các cửa hàng bán điện thoại, xe máy cũ, khi danh sách dài các sản phẩm đã qua sử dụng được gắn mác “thanh lý mùa World Cup” có giá rất phải chăng được bày bán.
Tuy nhiên, gây nhiều chú ý là nhà đất với những lời rao giảm giá tới mức không thể tin nổi. Ngay sau khi trận bóng kết thúc, trên một số diễn đàn về nhà đất đã đăng tải thông tin “Bán lô liền kề gấp tại dự án ở Hà Đông với mức giá hơn 1 tỷ đồng do thua độ bóng “.
Sau lời rao, nhiều thành viên khác quan tâm vào bình luận. Theo địa chỉ được đăng tải, đó là một dự án đang hot tại Hà Đông, với mức giá tăng chóng mặt thời gian gần đây. Với mức giá mà thành viên đăng tải, nhiều người cho rằng khá hấp dẫn. Nếu giao dịch thành công, chỉ vài tháng sau, người mua có thể mua hời vài trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Vào các trang giao dịch nhà đất, các thông tin như “Thanh lý nhà World Cup”, “Thua độ cần bán gấp nhà” hay “Hàng cầm cố World Cup, bán nhà rẻ tới 30%” đầy rẫy.
Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, liên hệ với một số điện thoại của tin rao vặt, người bán chỉ cung cấp thông tin chung chung và mong muốn được gặp trực tiếp để tư vấn thêm.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty Bất động sản Đất Lành, những tin rao bán đó thực chất chỉ là mánh khóe, chiêu trò của người bán hàng bởi lẽ, người vỡ nợ thực sự thì không ai công khai vì như thế sẽ bị người mua “nắm thóp” đang cần tiền phải bán với giá rất rẻ.
Nói về các trường hợp rao bán nhà mùa World Cup với PV Lao Động, LS Vũ Văn Biên cho rằng, đây là chiêu trò của môi giới bất động sản để kích thích tò mò, đánh vào tâm lý ham rẻ của mọi người. “Kể cả lời rao đó là thật thì người mua cũng cần cẩn thận. Nếu là nhà đó đã đem cầm cố thì cần xem kỹ hợp đồng thế chấp với các công ty cầm đồ, phải gặp cả 2 bên thì mới nên quyết định”, LS Biên nói.
Tạo thông tin giả gây nóng sốt, cò đất bắt đầu “tháo chạy” khỏi Phú Quốc
Theo T.Chí
Lao động
Người mua thực "bị đuối" vì đất đã tăng giá quá cao
Mặc dù thị trường đất nền khu ven Tp.HCM đã "hạ nhiệt" nhưng thực tế cho thấy, để sở hữu nền đất ở thời điểm hiện tại trở nên quá khó khăn với những người mua ở thực. Họ phải chấp nhận trả giá cao gấp 2 - 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Nung nấu ý định sở hữu mảnh đất thổ cư từ giữa năm 2017 nhưng đến nay anh Nguyễn Hữu Nghị (ngụ trọ tại Q.2) vẫn chưa thể hiện thực hóa giấc mơ an cư của mình. Sau những đợt nóng sốt, giá đất nền Q.2 liên tục biến động tăng khiến số tiền anh dành dụm để mua đất lại "chẳng thấm vào đâu" so với giá thị trường. Theo anh Nghị, hiện tại mảnh đất anh có ý định mua từ năm ngoái đã tăng giá gấp đôi, vì thế có thể giấc mơ an cư của gia đình anh phải tạm gác lại.
Cũng vì "chần chừ" không xuống tiền ở thời điểm đất "hạ nhiệt" lần 1 vào giữa năm 2017 mà đến nay, chị Hồ Thị Huế vẫn ở nhà thuê mặc dù đã có trong tay tầm 700 triệu đồng. Chị Huế cho hay, vì nghĩ giá đất có thể xuống nên vợ chồng chờ đợi, ai dè qua Tết đất tăng giá vù vù. Với 700 triệu đồng, tôi không thể mua được đất ở Q.9 vào thời điểm này.
Cùng nỗi lòng vì có thể giấc mơ an cư sẽ không thành hiện thực, anh Vũ Văn Quyết, ngụ Q.7 ngậm ngùi: "Dành dụm, vay mượn 2 bên gia đình được 600 triệu đồng. Vào tháng 9/2017, 2 vợ chồng tính mua nền đất 100m2 tại đường Lê Văn Lương nối dài (huyện Nhà Bè) nhưng còn thiếu 200 triệu đồng nên quyết định chưa mua mà để gom đủ tiền qua Tết sẽ mua. Thế nhưng, đến nay khi quay lại thì nền đất này đã tăng giá lên 1.8 tỉ đồng và đã qua 3-4 NĐT khác nhau". Ngậm ngùi vì không mua được đất tại huyện Nhà Bè, anh Quyết tính đến phương án sẽ xuống khu vực xa hơn như Long An, Củ Chi để tìm nền phù hợp với tài chính.
Trường hợp như anh Nghị, anh Quyết, chị Huế không phải hiếm. So với cùng kỳ năm ngoái, đất nền khu ven Sài Gòn hiện đã tăng giá trung bình từ 30-40%, thậm chí một số khu vực như Q.9, Q.2 giá đất ghi nhận tăng từ 50- 60% trong vòng 1 năm. Giá đất âm thầm lên khiến việc sở hữu chốn an cư của những lao động tỉnh lẻ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Theo chia sẻ của những khách mua thực, có trong tay tầm tiền khoảng 500-700 triệu đồng thực sự khó khăn để sở hữu mảnh đất nền khu ven Tp.HCM ở thời điểm hiên tại. Thậm chí, ở các tỉnh thành lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương giá đất nền liên tục lên cao, với số tiền này, họ cũng không dễ dàng để mua được nền đất ưng ý.
Tuy vậy, lại có một thực tế đang diễn ra tại các quận, huyện vùng ven Tp.HCM đó là, mặc dù quỹ đất bán ra hạn hẹp so với 2-3 năm trước; người mua thực không đủ khả năng để sở hữu vì giá đã lên quá cao nhưng trên thực tế tại các KDC những nền đất trống còn khá nhiều. Thậm chí có một số KDC mọc lên 2-3 năm nay nhưng chỉ lác đác vài căn nhà sinh sống, tỉ lệ đất còn trống chiếm 60-70%. Đất trống còn nhiều nhưng chủ yếu nằm trong tay các NĐT mua đi bán lại, còn người mua thực thì không thể với tới.
Ngay cả thời điểm này, khi đất nền khu ven có dấu hiệu "giảm tốc" thì đa số vẫn là NĐT đi mua đất, người mua thực chỉ đếm trên đầu ngón tay. Theo ghi nhận, không chỉ vì giá đất đã lên cao, vượt quá khả năng chi trả của số đông mà đâu đó còn bởi niềm tin vào thị trường đang bị lung lay?
Nhiều người có nhu cầu mua ở thực tỏ ra nghi ngờ về giá đất thị trường. Với tốc độ tăng giá không kiểm soát thời gian qua, theo các chuyên gia nhà đất, những người ở thực cuối cùng mới là nạn nhân. Dường như bản thân họ không biết đâu là giá trị thực tế của thị trường, vì thế sự e dè, chờ đợi là điều dễ hiểu.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng: Đa số đất nền khu ven Tp.HCM là bán cho NĐT, người mua ở thực chỉ chiếm trên dưới 20%. Ngay cả những nền đất thứ cấp đã qua tay nhiều NĐT vẫn tiếp tục được chuyển nhượng cho các NĐT khác. Dòng tiền và giá lên xuống vì thế chủ yếu từ NĐT mà ra. Theo ông Đực, nếu cách đây 2 năm, chỉ cần có 400- 500 triệu đồng, người ở thực dễ dàng sở hữu nền đất 50-60m2 tại khu vực Q.9, Nhà Bè, Bình Chánh thì hiện tại nếu có vay thêm ngân hàng, họ cũng khó có thể mua được nền đất tại đây, thậm chí, với số tiền này không đủ để mua nền đất chưa lên thổ cư.
"Giá đất lên quá cao, vượt xa giá trị thực đã để lại những hệ lụy khôn lường. Hình ảnh các KĐT, KDC hình thành nhiều năm vẫn là bãi đất trống, tiện ích, hạ tầng kém...là minh chứng rõ nét cho những gì đã xảy ra sau những cơn sốt đất khu ven. Do đó, dù giá cả phát triển đến đâu, chúng ta phải luôn nhớ rằng: Tất cả phải hướng đến nhu cầu
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
La liệt dự án chậm bàn giao dù có quy định bảo lãnh nhà trên giấy Từ sau khi có quy định dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh trước khi mở bán, thị trường vẫn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình, phản đối của người dân vì chủ dự án chậm giao nhà. Quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán,...