Cánh én mùa xuân
– Anh viết những dòng thư này để được cùng chia sẻ với em trong mùa xuân đất nước. Em hãy tin tưởng nơi đây dù có khó khăn, vất vả vô cùng nhưng những việc em làm cho anh và cho người thân luôn là nguồn động lực thôi thúc anh làm tốt nhiệm vụ được giao.
“ Em thân yêu. Khi anh viết những dòng thư này thì chúng ta đang nghìn trùng xa cách. Ở nơi đầu sóng ngọn gió này, anh luôn nhớ về em và các con, nhớ mái nhà tranh nơi mẹ già ngày đêm trông đợi, nhớ mái hiên nghèo nơi cha khắc khoải chờ mong. Anh biết em thương yêu anh nhiều lắm. Nhưng nỗi nhớ niềm thương em hãy biến thành sức mạnh, thành hành động thiết thực hàng ngày. Chính điều đó, đã và sẽ động viên anh rất nhiều. Những khi mệt mỏi hay buồn chán điều gì, em nên nhớ luôn có một tâm hồn và trái tim nguyện thủy chung son sắt hướng về em, hướng về quê hương yêu dấu. Hãy nghĩ luôn có anh ở bên cạnh. Gắng chờ anh, em nhé. Cho dù ở bất cứ nơi đâu, anh vẫn mãi thuộc về em…”.
Chị Vui nâng niu bức thư của người chồng từ nơi xa gửi về mà nước mắt tuôn rơi. Thế là đã 3 năm tròn, anh chị xa nhau, hiếm có ngày gặp mặt. Trong bức thư trước, anh hứa sẽ về ăn Tết với cả nhà, chị mừng như chưa bao giờ vui đến thế. 3 năm anh xa chị là cả 3 năm anh không được về ăn Tết. Anh chỉ có thể tranh thủ về với gia đình vào những đợt phép ngắn ngày. Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chị chưa kịp vui thì anh đã phải lên đường nhận nhiệm vụ mới. Chị ở lại quê nhà lo việc đồng áng, gia đình. Những vụ mùa vụ chiêm, thóc vàng trĩu bông, bừng sáng cả một cánh đồng bát ngát cánh cò bay, chị hăm hở luôn tay liềm tay gặt, gom nhanh những bó thóc vàng tươi đưa về sân nhà phơi sấy. Những khi đó, trong chị lại rộn lên một niềm vui, niềm nhớ nhung khắc khoải về anh dần tan loãng qua những nụ cười thu hoạch.
Càng nhớ anh, chị càng hăng say tăng gia sản xuất để vơi đi nỗi nhớ trong lòng, để biến nỗi nhớ mong thành hành động cụ thể động viên anh vững tâm làm công tác. Những gánh lúa vàng nặng trĩu đôi vai ánh lên trong nắng mới, báo hiệu một mùa xuân tràn đầy ước mong và hy vọng. Đôi lúc chạnh lòng nhớ về anh, chị lại hình dung ra những dòng thư vội vã. Anh viết vội trong những giờ giải lao, đôi khi chỉ là vài dòng ngắn ngủi, nhưng đối với chị là cả một trời thương nhớ, là cả một niềm tin yêu và sức mạnh phi thường anh muốn gửi tới người vợ nơi hậu phương xa cách nghìn trùng. Chị mỉm cười trong niềm vui hạnh phúc, lòng thêm vững tin vào một tương lai tươi sáng sẽ đến với những người thân thương trong gia đình. Ước mơ hạnh phúc cứ đeo đuổi chị trên những bước đường đi tới, gánh lúa trĩu nặng đôi vai như cùng vui bước trên con đường làng. Niềm vui ngày thu hoạch pha lẫn nỗi nhớ mong anh càng làm hồng thêm đôi má, tươi thêm nụ cười của chị trong ánh nắng xuân.
Niềm vui không giấu được trong ánh mắt, nụ cười của chị… (Ảnh minh họa)
Chị mừng biết bao nhiêu khi đang đón chờ ngày gặp mặt anh, gặp mặt toàn thể những người trong gia đình, để cùng được thưởng thức ngày vui đoàn viên sum họp. Anh chị sẽ lại được ở bên nhau, được nếm trải niềm hạnh phúc như những ngày đầu tiên sống đời sống vợ chồng. Cứ nghĩ đến ngày đó, chị lại khấp khởi trong lòng, ra ngóng vào trông hình bóng người chồng đang làm nhiệm vụ ở nơi rất xa nghìn trùng cách trở. Niềm vui rộn rã khiến chị cởi mở hơn với mọi người, không còn ngại ngùng mỗi khi có ai hỏi về anh. Chị như muốn reo lên và khoe với tất cả những người thân thương rằng chồng chị lại trở về, rằng các con chị lại được sống bên người cha lâu ngày gặp mặt, rằng anh lại nói cười và vui vẻ dạy dỗ các con nên người. Thế là từ nay gánh nặng gia đình đã được anh san sẻ bớt.
Thấy chị khấp khởi trong lòng niềm vui hạnh phúc, ánh mắt chan chứa vui tươi không giấu được cảm xúc ngập tràn, mọi người trong gia đình đều rất ngạc nhiên. Bố chồng chị không khỏi tò mò hỏi han: “ Sao mấy ngày hôm nay bố thấy cái Vui có điều gì đó giấu diếm. Có phải chồng nó gửi thư về báo tin vui hay không mà nó cứ hoan hỉ mừng như chưa bao giờ vui đến thế?”, rồi ông quay ra hỏi vợ đang ngồi gói bánh chưng: “ Bà thử hỏi xem cái Vui có điều gì mà không nói ra, tôi cứ thấy nó khang khác thế nào ấy? Bà ngủ cùng giường với nó mẹ con tâm sự với nhau xem nó có điều gì bất ổn”. Mẹ chồng Vui bật cười thành tiếng: “Nó có sao đâu, con bé này chẳng dễ thổ lộ đâu. Nhưng mà tôi đoán chồng nó gửi thư về báo tin vui. Để hôm nào tôi hỏi nó xem sao”. Bố chồng Vui cười sáng khoái: “Nếu thế thì vui quá còn gì. Bà thử hỏi nó về bức thư chồng nó gửi. Có điều gì vui thì phải báo cho cả nhà cùng được vui. Cứ giấu mãi trong lòng là ích kỷ đấy”. Bà mẹ chồng Vui phản ứng tức thì: “ Thôi mặc kệ nó không phải hỏi han. Tôi và ông cứ lo cho gia đình êm ấm, vui vầy với con cháu lo sắm sửa cái Tết cho thật linh đình. Có thế vợ chồng nó mới yên ổn làm ăn, công tác”. Bố chồng Vui sau một hồi suy nghĩ rồi thủng thẳng trả lời: “Bà nói phải, thôi tôi không hỏi nữa, có hỏi nó cũng chẳng tiết lộ cho mình nghe. Để rồi xem con bé này xử lý ra sao”. Nói xong bố Vui lui vào nhà trong với đống đồ đạc, giấy tờ. Ông im lặng làm công việc của một người tri thức, trong lòng rộn lên niềm vui sắp đón một mùa xuân mới.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, những ánh nắng xuân đã đẩy lùi cái lạnh của mùa đông băng giá. Nhà nhà nhộn nhịp đón một cái Tết an bình. Hòa chung niềm vui gia đình đoàn tụ là những ánh mắt nụ cười tươi vui trong mùa xuân đất nước. Một mùa xuân mới đang đến gần. Vào đúng ngày giáp Tết, chồng Vui từ đơn vị trở về, mang trên tay những món quà chào đón mùa xuân. Kể sao xiết niềm vui trong ngày đoàn tụ, những cái bắt tay, những lời chào hỏi rộn ràng. Nhà Vui đông như trẩy hội, người người tới hỏi thăm chia vui cùng niềm hạnh phúc của một người vợ luôn phải sống xa chồng trong nghìn trùng cách trở. Khi đó Vui mới mở bức thư ra đọc trước mọi người trong gia đình: “ Anh viết những dòng thư này để được cùng chia sẻ với em trong mùa xuân đất nước. Em hãy tin tưởng nơi đây dù có khó khăn, vất vả vô cùng nhưng những việc em làm cho anh và cho người thân luôn là nguồn động lực thôi thúc anh làm tốt nhiệm vụ được giao. Hãy cứ sống theo lý tưởng mà em từng theo đuổi. Hãy làm thật nhiều điều tốt cho chính bản thân em và những người thân thích trong gia đình. Anh tin dù có khó khăn, gian khổ thế nào, khoảng cách vẫn kéo đôi ta về bên nhau…”.
Niềm vui không giấu được trong ánh mắt, nụ cười của chị Vui. Cả gia đình cùng hoan hỉ, chia sẻ cùng chị niềm vui đoàn tụ hòa trong mùa xuân ấm áp.
Video đang HOT
Theo Bưu Điện Việt Nam
Làng bánh chưng vào Tết
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, một cao thủ bóng bàn vừa vô địch giải trẻ toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh nhanh đến chóng mặt, y như khi cô đánh bóng bàn.
Làng nghề vào xuân
Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An lâu nay vốn nổi tiếng làm bánh chưng như một thứ nghề cha truyền con nối. Sản phẩm của làng từ lâu đã trở thành thương hiệu trong lòng mọi người, bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang vượt lũy tre làng vươn ra nhiều thị trường mới.
Vĩnh Hòa vùng quê của nghèo khó, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, về mùa lũ đây là rốn nước, làng mạc nhà cửa đều ngập chìm, đất canh tác lúa chỉ được 41 ha không thế nuôi 215 hộ dân. Có thời nghề bánh cũng gặp lao đao, dân tình khốn khổ phải bỏ làng nghề phiêu bạt đi làm thuê tứ tán. Nhờ nghề gói bánh chưng, giờ thì cuộc sống của người dân đã đổi đời.
Về Vĩnh Hòa những ngày tháng cuối năm nay mới thấy được không khí thật nhộn nhịp: Người ngâm gạo, người róc lá, gói bánh, tiếng cười rộn rã.
Ông Nguyễn Văn Tâm, một thờ nghề có tiếng làm bánh chưng ở đất Vĩnh Hòa kể, người làng kể rằng nghề này cũng chẳng biết có từ bao giờ. Thời kháng chiến chống Pháp, có quán bánh chưng bà cố Hiền ngon nổi tiếng, khách xa đi qua về lại đều nhớ, loại bánh vừa dẻo, vừa thơm. Sau đó làng xuất hiện nhiều người gói bánh chưng bán và có tiếng tăm từ thời chống Mỹ, cho đến nay bánh chưng Vĩnh Hòa đã gây được tiếng vang khắp khu vực Bắc Miền Trung.
Con gái làng Vĩnh Hòa xưa nay nổi tiếng da trắng tóc dài, xinh đẹp nhất vùng lại có biệt tài gói bánh không cần khuôn như một số nơi khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá chuối, chưa đầy một phút đã hình thành nên chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh trông thật đẹp mắt.
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, vừa là một cao thủ bóng bàn khét tiếng vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An, vừa vô địch giải trẻ phù đổng toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh đến chóng mắt, cứ y như cô đang đánh bóng bàn. Nghiên kể: Nếu có đầy đủ nguyên liệu lá chuối, gạo, nhân, một buổi có thể gói 150 đến 300 chiếc bánh chưng.
Giờ đây đã là người làng Vĩnh Hòa thì từ con trẻ cho đến bà lão, ai cũng biết gói bánh. Nhiều cố bà giờ đã mắt mờ chân yếu, cháu con chuẩn bị sẵn nguyên liệu là tay thoăn thoắt như thuở xuân xanh. Cháu đứng xem bà gói, rồi làng nghề ngấm vào máu thịt lúc nào chẳng hay.
Clip cách gói bánh chưng.
Nghề làm quanh năm nhưng vui nhất vẫn là những ngày tháng giáp Tết, gió đông hun hút, cái lạnh căm căm, nam thanh nữ tú bên nồi bánh chưng rực lửa chuyện trò thâu đêm. Bao nhiêu chuyện tình nãy nở nên vợ nên chồng xuất phát từ nồi bánh chưng, những chuyện hài, chuyện trạng cười vỡ bụng cũng từ đó mà ra.
Người làng chuẩn bị nguyên liệu chia phường, chia tổ đến giúp nhau gói bánh, cứ gói hết nhà này sang nhà khác, có khi đến sáng cũng không chợp mắt, mệt thật đấy nhưng mà vui.
Để có được tiếng tăm và bán đi lượng sản phẩm khổng lồ, thì bánh chưng Vĩnh Hòa có yếu tố là vừa ngon, vừa rẻ chất lượng là mấy chốt hàng đầu.
Bà Vũ Thị Luận bật mí, trước tiên là khâu chọn gạo, gạo nếp là loại ngon nhất, mình tròn mẩy, trắng, mua về phải rà lại những hạt tẻ vào sau đó mới ngâm, rắc một ít muối trắng vào để khi ăn cảm thấy đậm đà. Nhân bánh ngoài thịt lợn, hành, đậu tằm xanh, bất luận không được lẫn đậu trắng, nếu rặt đậu xanh, nhân bánh mới thơm, mới bùi. Bánh chưng có thể nấu bằng củi, than hầm khoảng 6-7 tiếng đồng hồ là vừa. Nếu bánh tét có thể lâu hơn từ 10-12 tiếng đồng hồ.
Mang mùa xuân đến với mọi nhà
Ông Lê Quốc Việt, xóm trưởng làng Vĩnh Hòa cho biết: Xóm có 215 nóc nhà thì có 150 nóc nhà chuyên làm nghề gói bánh chưng, hàng năm xuất đi thị trường một lượng bánh rất lớn. Thị trường tiêu thụ gần là Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình....Mỗi năm doanh thu của làng nghề Vĩnh Hòa vượt từ 30-40 tỷ đồng.
Vĩnh Hòa sản xuất bánh quanh năm, nhưng dịp giáp Tết do khác tứ xứ đặt nhiều làng mới mở hết công suất phục vụ, có khi cả nhà 8-9 người đều gói bánh. Nhờ có nghề này mà người dân chân lắm tay bùn đã đổi đời, đỡ phải bán tống, bán tháo hạt lúa củ khoai khi ngày mùa rẻ rúng, nuôi con ăn học Đại học.
Chị Lê Thị Sâm đã 10 năm nay trong nghề cho biết mỗi ngày bình thường chị tiêu thụ hết 10 kg gạo nếp, làm được khoảng 200 chiếc bánh, bán ở chợ với giá nhập 2.000 đồng/ chiếc, cũng có lãi 60-80.000 đồng/ ngày.
Riêng dịp Tết nguyên đán này, chị cũng chuẩn bị khoảng 1,5 tấn gạo nếp, khoảng ngày 25 âm lịch sẽ gói và nấu bánh đại trà, nhà chị cũng như nhiều hộ dân khác phải vận chuyển bánh băng xe bò lốp, xe ô tô bán tải, tấp nập đường làng, nhừng chồng bánh cao quá đầu người.
Theo chị Sâm, thì một khi đã giữ được chữ tín với khách hàng thì khỏi phải lo đầu ra, khách xa, khách gần cứ thế yên tâm đến lấy. Ngoài một số đặt hàng Tết, cũng có số nhập về bán lại. Nói chung nghề này cũng khá nhẹ nhàng, không phải tính toán lỗ lãi nhiều mệt óc, không phải dầm mưa dãi năng cực nhọc, lại vẫn còn thời gian chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc con cái học hành.
Ở Vĩnh Hòa, mỗi khi bước vào dịp Tết, doanh thu ở một số hộ gia đình thường đạt từ 12-15 triệu đồng. iện tại người làng gói đủ các loại bánh, cũng có loại gói theo yêu cầu của khách.
Thấy được tiềm năng và sự phát triển của làng nghề, tỉnh Nghệ An đã về khảo sát, thẩm định và có quyết định Vĩnh Hòa hội đủ các tiêu chuẩn để hình thành một làng nghề thực thụ, theo hướng quy mô hàng hóa tập trung.
Việc thành lập làng nghề sẽ tháo gỡ một số khó khăn như xây dựng hệ thống thoát nước sạch, cũng như hỗ trợ vốn vay cho một số hộ khó khăn, phấn đấu 100% số hộ làm nghề bánh chưng, xây dựng một thương hiệu vững chắc và lâu bền.
"Tết đến dưa hành câu đối đỏ"- bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang đem mùa xuân đến khắp mọi nhà, nó cũng là hồn quê bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng làng thẳng cánh cò bay, cây lúa đơm bông trĩu hạt, thì vẫn còn đó bánh chưng xanh để người đi khắc khoải nhớ về.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đua nhau gói bánh chưng thời @ Trong thời buổi mà mỗi khi Tết đến, số nhà bày biện gói bánh chưng ở các TP lớn chỉ "lác đác như lá mùa thu" thì nhiều bà mẹ lo ngại rằng, sau này khi con cái lớn sẽ không còn nhớ hương vị Tết cổ truyền để mà xúc động nữa. Vậy là năm nay, nhiều bà mẹ, thậm chí có...