Cánh đồng cỏ tranh – điểm hẹn cuối tuần
Những cơn mưa xuân đầu mùa không những làm hoa đào thêm thắm, quất chín vàng, violet tím ngắn ngắt…mà còn làm cánh đồng cỏ tranh nở sớm hơn thường lệ.
Con đường Lê Đức Thọ nằm trước cổng Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình bấy lâu nay không có nhiều người qua lại bỗng đón rất nhiều vị khách trẻ tuổi ghé qua. Những lô đất còn ngổn ngang trên phố chưa được xây dựng vẫn còn để trống. Một buổi chiều, sau những cơn mưa xuân lất phất, bất chợt người ta ngỡ ngàng vì cảnh quan thay đổi của con phố. Thay vì những bãi cỏ mọc cao đang mơn mởn đón mưa xuân, cả khoảng đất trống ngập trong màu trắng của hoa cỏ tranh, loài hoa tưng bừng của mùa xuân.
Một cách đồng trải dài nằm giữa những khu nhà chung cư cao tầng, vừa lạ vừa quen. Hoa cỏ tranh trắng một màu trên cánh đồng khẽ rạp mình khi cơn gió thoảng qua. Cành cỏ mỏng manh, sắc hoa đồng nội mơ màng.
Cùng với sắc thắm hoa đào, sắc cam của quất, tím của violet, vàng của hoa mai, màu trắng của hoa cỏ tranh báo hiệu một mùa xuân mới ấm áp đã đến thật gần.
Cánh đồng hoa chỉ nở trong khoảng hai tuần trước khi những chiếc lá non vươn lên và hoa tàn. Vì vậy, tranh thủ vào những ngày cuối tuần trời chuyển nắng, hãy ghé qua cánh đồng hoa cỏ, để thấy hơi thở mùa xuân kì diệu và bức tranh thiên nhiên sống động giữa lòng thủ đô mến yêu.
Video đang HOT
Theo aFamily
Những pha nảy lửa ở hội chọi trâu đầu xuân
Sáng 19/2, trong tiết trời ấm áp, hàng nghìn người đổ về sân vận động xã Hải Lựu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đón xem vòng chung kết lễ hội chọi trâu. Những pha chọi quyết liệt, nảy lửa và gây hú vía cho ngay cả chủ nuôi trâu.
Hàng chục nghìn khán giả ngồi chật cứng sân vận động chọi trâu Hải Lựu đón xem những màn đấu hấp dẫn đầu xuân. Nhiều thanh niên ngồi chót vót trên cao để quan sát.
Chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà. Nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, sông Lô (Vĩnh Phúc) để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.
Lễ hội này được mở hàng năm vào hai ngày 16 và 17/1 âm lịch hàng năm. Ước tính trong hai ngày lễ hội lượng du khách từ khắp nơi đổ về lên tới hàng chục nghìn người.
Trâu chọi ở Hải Lựu có đặc điểm rất quyết liệt và hấp dẫn với hai hàng tường rào dựng lên bao quanh. Ngay cả chủ trâu cũng có lúc phải chạy lên cao bám vào hàng rào né sự nguy hiểm.
Sáng nay, huyện Lập Thạch xuất hiện cơn mưa nhỏ khiến sân lầy lội. Các "vận động viên" thi đấu hăng máu làm nước bùn bắn tung toé.
Một con trâu mắt đỏ ngầu vì sôi sục ý chí chiến đấu.
Nhiều con trâu rất tỏ ra có kinh nghiệm và dày dạn chiến thuật với các pha ngoắc sừng, húc toé máu.
Thậm chí dùng sừng húc thẳng vào mắt đối phương.
Một pha rượt đuổi khi đối phương chịu thua bỏ chạy.
Chủ trâu tìm cách hãm lại cơn thịnh nộ của kẻ chiến thắng bằng cách bịt mắt trâu.
Trâu thắng hay thua cũng được làm thịt bán tại chỗ với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng/kg tuỳ chủ hàng.
Theo VnExpess
Rùng mình nữ sinh dùng kéo rạch mặt nhau Cúc rút cái kéo nhỏ (dùng để học nghề may) quất vào mặt Phương. Hậu quả, cô bé bị kéo cắt một đường dài trên mặt, máu chảy ướt cả mặt và áo. Vụ việc xảy ra tại một sân vận động ở Quảng Ngãi. Những ngày đầu tháng 11/2010, tại sân vận động thị trấn Đức Phổ, Trường THPT Đức Phổ 1,...