Cảnh đối lập ngày hàng vạn người thả cá chép tiễn ông Công ông Táo
Không chỉ thả cá, nhiều người dân còn đổ tro, bánh kẹo, ốc xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường và phản cảm. Trong khi đó, sư thầy và nhiều bạn trẻ đã tình nguyện đi nhặt rác, thu túi nilong để bảo vệ môi trường.
Sáng 8.2, nhiều người dân ở Hà Nội tấp nập đến các địa điểm ven hồ Tây, cầu Long Biên, Chương Dương, hai bên bờ sông Hồng để thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về chầu trời
Khu vực ven hồ Tây tập trung đông người hơn cả, cá được đựng trong khay, chậu, xô lần lượt được thả xuống hồ Tây khu vực “hai con rồng” .
Khu vực ven hồ Tây – đường Thanh Niên, người dân trèo qua cả lan can, đứng ở mỏm đá dưới hồ thả cá
Nhiều người dân cho biết, sáng sớm họ làm lễ cúng ông Công ông Táo sau đó đến hồ để thả với mong muốn trước 12h trưa để ông Táo về chầu trời.
Mỗi người dân thả cá với tâm thế, hành động khác nhau. Người thì nhẹ nhàng, nâng niu từng con cá rồi thả, người thì đổ thẳng cá từ túi nilong, xô xuống hồ… có người trước khi thả còn hôn cá rồi chắp tay khấn vái sau khi thả xong.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều hình ảnh không đẹp khi người dân không chỉ thả cá mà còn thả rất nhiều thứ xuống sông, hồ gây ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Một cụ già sau khi thả cá đã dốc túi nilong tro, đồ mã xuống hồ Tây ngay cạnh chùa Trấn Quốc.
Việc một số người dân cố tình đổ tro xuống hồ khiến nhiều người bức xúc.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn thản nhiên với việc làm này.
Việc nhiều người dân đổ tro xuống nơi thả cá khiến nhiều con sau gần 1h đã không chịu nổi, sống thoi thóp.
Cá vừa được thả cũng đã bị người khác dùng vợt bắt luôn…
Thậm chí có những người giăng lưới để bắt cá. Cảnh tượng này đã khiến nhiều người dân vô cùng khó chịu và phải lên tiếng phản đối.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hành động có ý thức của những người tình nguyện đi gom rác và túi nilong để giữ vệ sinh môi trường.
Sư thầy Thích Tịnh Giác (chùa Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ nỗi buồn khi nhiều người chưa hiểu đúng về tục lệ phóng sinh ngày ông Táo chầu trời khi vẫn mang cả bao tải tro đi rải quanh hồ với hy vọng năm mới được mát mẻ, bình an. Thầy Thích Tịnh Giác mong muốn mọi người hãy thả cá bằng ý thức và sự hiểu biết. Theo phong tục, thả cá là phóng sinh bởi vậy mọi người phải giữ được môi trường không ô nhiễm để cá được sống khỏe. “Hãy chấm dứt tình trạng thả tro hay những đồ lễ cúng khác vì như vậy nó sẽ chẳng còn ý nghĩa của phóng sinh nữa” – thầy Thích Tịnh Giác nói.
Theo Danviet
Nên thả cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn ông Công ông Táo?
Có người cho rằng, chỉ cần thành tâm, thả cá chép giấy ông Công ông Táo vẫn về trời. Nhưng lại có quan điểm phải cá chép sống mới đưa tiễn được Táo quân.
Trong ngày cúng ông Táo người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy.
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là ngày Táo quân về trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong vòng một năm qua. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Tuy nhiên, hiện nay có nhiều tranh luận về việc thả cá chép. Có người cho rằng, chỉ cần thành tâm, thả cá chép giấy ông Công ông Táo vẫn về trời. Có người cho rằng, phải cá chép sống (cá thật) mới đưa tiễn được Táo quân.
Có thể "thả" cá chép bằng giấy
Trao đổi với PV, TS. Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng, thay vì thả cá chép thật, có thể đốt cá chép bằng giấy miễn là gia chủ thành tâm.
"Theo tôi, tùy điều kiện, hoàn cảnh. Nếu có điều kiện thì thả cá sống còn không đốt cá giấy cũng được", TS.Trần Hữu Sơn nói.
Theo Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, thả cá chép là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Vào ngày 23 tháng Chạp, người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Ngoài ra, tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.
"Khi thả cá chép là phóng sinh, người ta tự hứa sẽ không sát sinh, giải phóng cho muôn loài", TS. Trần Hữu Sơn chia sẻ.
Người dân mang cá chép đi thả để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời
Đồng quan điểm, GS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cũng cho biết, trong ngày cúng ông Táo người dân có thể dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy để cúng đều được. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, cá chép thật sau khi làm lễ được thả phóng sinh mang rất nhiều ý nghĩa. Ngoài việc đưa ông Táo bay về trời thì tục lệ phóng sinh sẽ giúp tất cả muôn loài, kể cả con người hướng thiện hơn. Phóng sinh là khơi lòng hiếu sinh, thương yêu của con người, cần phát xuất từ lòng từ bi, vì sự sống của cá. Nhưng ở đô thị, ao hồ bị san lấp hết, không còn chỗ để thả cá nên giờ người ta dùng cá giấy để cúng xong hóa mã cá chép. Đó cũng là một cách giản tiện hóa tập tục cho phù hợp với cuộc sống hiện đại.
Thả cá chép thế nào cho đúng?
Hòa thượng Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, cá chép là một trong những loài vật được sử dụng để phóng sinh (trong đạo Phật, thả bất kỳ con vật nào ra cũng được coi là phóng sinh). Do đó, thả cá chép sẽ khiến người tư tưởng con người hướng tới "không sát sinh", chúng sinh thoát khỏi cái chết.
Chính vì vậy, thả cá chép cũng phải đúng cách, bằng cả cái tâm chứ không nên theo phong trào. Nếu thả cá chép sai cách sẽ không tỏ được lòng thành kính trọn vẹn, gây thêm nghiệp chướng.
Theo Đại đức Thích Đức Thiện - Trụ trì chùa Phật Tích (Bắc Ninh), muốn thả cá chép đúng, người dân cần lưu ý những điều sau:
Người dân ra chợ chọn cá khỏe mạnh, không nên mua cá nhiều lần ở một cá nhân, địa điểm, tránh cá bị đánh bắt lại vì như vậy sẽ tạo thêm nghiệp chướng cho người bán và giảm phần công đức của người thả.
Thả cá phóng sinh cũng không phụ thuộc vào cá to hay cá nhỏ. Khi thả, cần thao tác nhanh gọn trong thời gian ngắn - tính từ khi mua cá về để tránh việc cá bị chết trước khi được phóng sinh, không cần chọn ngày giờ tốt, xấu mới thả cá bởi đó là mê tín. Lưu ý, khi phóng sinh cá, càng nhanh càng tốt nếu không cá sẽ bị tù túng. Mọi người cũng lưu ý, không nhất thiết thả ở ao hồ gần chùa (nhất là chùa đô thị sẽ làm người tham đánh bắt lại).
Khi đi thả cá, tâm thái cần vui vẻ, thoải mái, luôn tâm niệm phóng sinh cá là việc thiện lành, phúc đức; Thả cá chép phải thả từ từ, nhẹ nhàng xuống ở nhiều nơi, không tập trung một chỗ, để tránh những va chạm mạnh có thể làm cá chết. Thả cá mang theo sự thành kính chứ không phải làm cho có lệ.
Không nên cầm cả xô cá đổ xuống ao hồ; Không nên để cá nguyên trong túi nilon rồi ném xuống nước... vì như thế cá dễ chết. Không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Sau khi thả cá nên lưu lại xem cá đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.
Theo Danviet
Ba nghề "phất" lên nhờ ông Công, ông Táo Đến hẹn lại lên, cứ dịp cuối năm vào lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) là những làng nghề truyền thống làm hàng mã, đúc tượng, nuôi cá chép, trồng hoa... lại nhộn nhịp. Nhờ có ngày này nhiều nhà đã phất lên trông thấy. Nuôi cá chép Hiện nay, tất các chủ ao đã vớt cá chép để bán cho...