5 việc nhất định phải làm trong bếp trước khi bày mâm cúng Táo quân
Một căn bếp bừa bãi, lộn xộn sẽ tạo nên những năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc của gia chủ,
Theo quan niệm từ xưa truyền lại, trong ngày ông Táo chầu trời (còn gọi là ngày Tết ông Công ông Táo), các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới. Sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được.
Chính bởi vậy, bên cạnh việc chuẩn bị cỗ cúng, chuẩn bị bàn thờ,… thì việc sửa soạn tân trang lại căn bếp gia đình để tiễn ông Công ông Táo rất quan trọng. Việc dọn bếp vừa giúp căn bếp được sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, vừa mang đến diện mạo mới cho cả ngôi nhà, ông Táo và các vị thần sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi trông coi việc nhà cửa, bớt nói điều không hay về gia đình trong năm tới. Vậy nên làm những gì?Táo quân gồm 2 ông, một bà là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình, tượng trưng cho chiếc kiềng 3 chân trong căn bếp ấm cúng của người Việt. Người xưa quan niệm, gia đình có yên ấm, hạnh phúc hay không cốt yếu là ở cái bếp, bởi đó là nơi giữ lửa, giữ nhiệt.
Gia chủ luôn phải giữ bếp thật gọn gàng sạch sẽ để nhà cửa tươi mới, lễ cúng ông Công ông Táo được trọn vẹn, đón một năm mới nhiều may mắn, tài lộc. (Ảnh minh họa)
1. Giữ lửa
Yếu tố lửa trong căn bếp rất quan trọng trong việc các ông Công ông Táo nhận xét gia chủ có trân trọng nguồn lực hút tài lộc của gia đình hay không. Ngoài ra, theo quan niệm xưa cũ, lửa tắt biểu thị cho sự lụi tàn hoàn toàn không tốt cho gia đình.
2. Đặt thùng rác ra xa bếpVì thế hãy luôn giữ một ngọn lửa trong nhà hoặc có thể bật một chiếc đèn nhỏ trong bếp, tượng trưng cho sự chói sáng của lửa. Lưu ý, ngọn lửa nên chỉ để ở mức vừa phải, không nên quá to biểu thị cho sự cân bằng và an toàn cho cả gia đình.
Thùng rác là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, dễ lây nhiễm vào thực phẩm hoặc các món ăn khi bạn chế biến trong bếp.
Bên cạnh đó, theo phong thủy, thùng rác còn là nơi ẩn chứa nhiều năng lượng tiêu cực nhất. Vậy nên tốt nhất bạn nên để thùng rác ra xa khu vực bếp hoặc thường xuyên đổ rác, vệ sinh nó.
3. Loại bỏ những vật dụng đã cũ
Video đang HOT
Cuối năm, những dụng cụ nhà bếp cũ, sử dụng đã một thời gian dài mà bạn không có nhu cầu dùng nữa thì tốt nhất nên thay thế. Đó vừa là cách bạn bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gian đình, vừa giúp căn bếp mới mẻ, giàu năng lượng hơn.
Đặc biệt, khi bạn sắm sửa đồng bộ đồ dùng nhà bếp như nồi, dao, chảo, thớt, muỗng…, căn bếp sẽ trông gọn gàng và sang hơn nhiều.
Bếp sau khi được lau dọn, loại bỏ đồ cũ không dùng, sắm sửa đồ mới thì sẽ giàu năng lượng hơn nhiều. (Ảnh minh họa)
4. Loại bỏ vật dụng không dùng tới
Những vật dụng không bao giờ dùng tới trong bếp từ chai, lọ,… thì đừng chần chừ mà hãy vứt đi ngay. Chúng không chỉ khiến căn bếp thêm chật chội, bề bộn hơn mà còn tăng nguy cơ sản sinh nhiều vi khuẩn có hại trong bếp.
5. Giữ bếp luôn gọn gàng, sạch sẽNếu vẫn muốn tận dụng hay tái chế một số đồ, bạn có thể làm sạch lại, đựng những vật dụng vào đó và xếp chúng lên giá gọn gàng.
Không riêng gì con người, mà các vị thần tài cũng chẳng bao giờ muốn bước vào một căn bếp bừa bộn, bẩn thỉu và nhìn đâu cũng thấy những thực phẩm rơi vãi. Bên cạnh đó, những đồ dùng trong bếp mà dính dầu mỡ, rỉ sét sẽ tạo nên những năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc của gia chủ.
Vậy nên, gia chủ luôn phải giữ bếp thật gọn gàng tươm tất, lau dọn sạch sẽ để nhà cửa tươi mới, sáng sủa và lễ cúng ông Công ông Táo được trọn vẹn, đón một năm mới nhiều may mắn, tài lộc và gia đình khỏe mạnh.
Theo Du Jin (Khám Phá)
Bài cúng tiễn ông Công ông Táo được nhiều người sử dụng nhất
Hiện có nhiều sách in những bài cúng trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy bài cúng nào đúng và hay được người dân sử dụng nhất?
Ngày 23 tháng Chạp, người Việt cúng cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời. Ảnh minh họa internet.
Vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), người Việt thường làm lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo công việc trong gia đình trong vòng một năm qua.
Những lễ vật cần chuẩn bị làm lễ gồm 1 bộ mũ, y phục (mũ mão), hài, xôi, gà, trầu cau... Đặc biệt, lễ cúng không thể thiếu 1 con cá chép sống bởi, theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời.
Bên cạnh những lễ vật, bài cúng ông Công ông Táo cũng rất quan trọng. Hiện trên thị trường lưu truyền nhiều sách in về các bài cúng ông Công ông Táo. Vậy bài cúng nào đúng và hay được người dân sử dụng nhất?
Về vấn đề này, sư thầy Thích Vân Phong - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho rằng, về cơ bản, bài cúng trong dân gian có thể biến tấu khác nhau.
"Đạo Phật truyền bá khắp nơi trên thế giới nên nó có cơ chế bản địa. Tùy vào tập tục ở nơi đó mà người ta có thể biến tấu sao cho phù hợp, quan trọng nhất là phải thành tâm", sư thầy Phong nói.
Sau đây là bài cúng đưa Táo, chiêu thiên trong chùa do sư thầy Thích Vân Phong - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho rằng phổ biến nhất.
Bài văn cúng ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại:............
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Theo Danviet
[Infographic] Những điều cần phải nhớ khi cúng ông Công, ông Táo Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau, lễ cúng cần tránh phạm phải những điều kiêng kỵ. Theo Danviet