Cảnh đẹp Tràng An trong mắt nhiếp ảnh gia Việt Nam và thế giới
Cảnh đẹp ở Tràng An đã luôn là nguồn cảm hứng bất tận với nhiều nhiếp ảnh gia thế giới và Việt Nam.
Lễ đón Bằng công nhận quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới của UNESCO đã diễn ra theo nghi thức cấp quốc gia tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) vào tối 23/1.
Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp. Nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng, như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư…
Liên kết giữa các khu du lịch này là rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha.
Trên trang chia sẻ ảnh Your Shot của tạp chí du lịch – khám phá nổi tiếng của Mỹ – National Geographic, có rất nhiều những bức ảnh đẹp chụp tại quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình), được thực hiện bởi các nhiếp ảnh gia Việt Nam và thế giới.
Ngày 23/6/2014, tại Doha (Qatar), với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản Thế giới, quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên.
Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng An được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể danh thắng, gồm Trung tâm cố đô Hoa Lư (314 ha), Khu Tam Cốc – Bích Động (350 ha), Khu sinh thái Tràng An (2.133 ha), Rừng đặc dụng Hoa Lư (3.375 ha).
Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp quần thể danh thắng Tràng An:
Thuyền dạo quanh những hang động trong khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, tuyến xuyên thủy động (xuyên dưới Bích Động). (Ảnh: Loveleen De)
Cảnh đẹp khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, tuyến du thuyền, gồm tuyến bến Văn Lâm – sông Ngô Đồng – Tam Cốc. (Ảnh: Massimo Rumi)
Khu du lịch sinh thái Tràng An có trung tâm bến thuyền nằm bên đại lộ Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7km. (Ảnh: Bom Bo)
Bến thuyền ở khu du lịch Tràng An. (Ảnh: Nguyen H)
Một khúc sông Ngô Đồng nằm trong tuyến du thuyền của khu Tam Cốc – Bích Động. Sông Ngô Đồng chảy từ vùng đầm trũng trong lòng hệ thống núi đá vôi, len qua các vách núi và cánh đồng. Trên sông có danh thắng Tam Cốc. Du khách đến Tràng An thường đi thuyền trên sông Ngô Đồng để thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình. (Ảnh: Phạm Ngọc)
Video đang HOT
Sông núi Tràng An. (Ảnh: Ngô Bình Giang)
Tam Cốc, Ninh Bình. (Ảnh: Hai Trinh)
Bên ngoài vùng lõi bảo vệ đặc biệt, quần thể danh thắng Tràng An còn có những khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cùng hệ thống sông, hồ, đầm rộng lớn. Trong ảnh là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. (Ảnh: Phạm Ngọc)
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Ninh Bình. (Ảnh: Le Bich)
Mặt trời lặn trên đầm Vân Long. (Ảnh: Cao Anh Tuan)
Đầm Vân Long. (Ảnh: Phạm Tỵ)
Tam Cốc, Ninh Bình. (Ảnh: Chuck Kuhn)
Câu tôm trên sông Ngô Đồng. (Ảnh: Massimo Rumi)
Đi thuyền trên sông Ngô Đồng. (Ảnh: Chuck Kuhn)
Bến thuyền tấp nập lúc cuối ngày ở khu du lịch sinh thái Tràng An. (Ảnh: Lynn Clayton)
Sông Ngô Đồng. (Ảnh: Phạm Ngọc)
Thung lũng vàng. (Ảnh: Linh Tran Anh)
Cảnh đẹp Tam Cốc. (Ảnh: Minh Quan Ngo)
Cảnh đẹp “để đời”. (Ảnh: Marko Saje)
Tam Cốc mùa lúa chín. (Ảnh: Trần Bảo Hòa)
Sông Ngô Đồng buổi sớm mai. (Ảnh: Du Ti)
Sông Ngô Đồng ngày mờ sương. (Ảnh: Laurie Hester)
Sáng tinh sương và những ánh rạng đông đầu tiên trên sông Ngô Đồng. (Ảnh: Quoc Tran)
Trên trang chia sẻ ảnh Your Shot của tạp chí National Geographic còn rất nhiều những bức ảnh đẹp khác ghi lại phong cảnh nên thơ, hữu tình ở quần thể danh thắng Tràng An.
Sau khi được UNESCO vinh danh, một điều chắc chắn là danh tiếng của Tràng An sẽ ngày càng vươn xa. Các nhiếp ảnh gia yêu thích chủ đề thiên nhiên – phong cảnh sẽ ngày càng tìm đến với Tràng An nhiều hơn để thực hiện những tác phẩm ảnh ấn tượng.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Nat Geo
Ngăn voi "đại náo" xóm làng
Theo một cán bộ huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), chỉ riêng năm 2013 và tháng 9 năm nay đã có gần 300 lần đàn voi về hủy hoại nông sản, thiệt hại hàng trăm ha mía, mỳ, điều, xoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa phê duyệt dự án giám sát đàn voi trên địa bàn tỉnh Đông Nai nhằm tránh xung đột giữa loài này và người; đồng thời cải tạo sinh cảnh, cảnh quan tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Dự án có tổng vốn hơn 74 tỷ đồng, trong đó 45 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, số còn lại từ ngân sách của tỉnh và các nguồn khác.
Mất rừng, voi phá nương rẫy
Mất môi trường sống, voi về phá nát nương rẫy của người dân.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, hiện đàn voi trên địa bàn tỉnh còn 11 con, sống trong những cánh rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Cách nay khoảng chục năm, đàn voi có khoảng 20 con nhưng sau đó chết dần mà không rõ nguyên nhân.
Khi khám nghiệm xác voi, người ta thấy thức ăn trong bụng chúng là các loại cây trái do người dân trồng nên không loại trừ khả năng voi bị đầu độc. Tuy nhiên, dân trong vùng khẳng định không ra tay tàn độc như vậy vì đối với họ, voi là loài vật linh thiêng, thường được gọi một cách trân quý là "ông Bồ".
Trong các năm qua, do hiếm thức ăn nên đàn voi đã kéo nhau về tàn phá các rẫy điều, xoài, mía... của người dân. Nhiều căn nhà, trang trại của dân ở các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán (Đồng Nai) bị voi phá nát. Thậm chí, một người dân đã bị voi quật chết.
"Đã xảy ra cuộc chiến gay gắt giữa voi và người. Con người xâm lấn địa bàn khiến voi không còn đất sống, thức ăn nên buộc phải chống trả", ông Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, cho biết.
Theo UBND huyện Vĩnh Cửu, hiện tại, người dân một số xã giáp rừng thuộc huyện này và huyện Định Quán vẫn phải thức đốt đuốc, nổi cồng chiêng xua đuổi đàn voi về phá rẫy hằng đêm.
"Năm 2013 và 9 tháng đầu năm nay, theo thống kê, đã có gần 300 lần đàn voi kéo về hủy hoại nông sản, làm thiệt hại gần 100ha mía, 60ha mì, 50ha điều, xoài... của dân", một cán bộ UBND huyện Vĩnh Cửu cho hay.
Dùng hàng rào điện tử
Đại diện Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai cho biết dự án bảo tồn voi được lập ra cách nay nhiều năm nhưng đến nay mới được duyệt và bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm làm chủ đầu tư. Mục đích của dự án là bảo tồn đàn voi rừng và bảo vệ người dân khỏi nguy cơ bị voi phá nát mùa màng, đe dọa tính mạng.
Đàn voi rừng tại Đồng Nai đã chết dần trong những năm qua.
Ông Tôn Hà Quốc Dũng, Trưởng Phòng Bảo tồn Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết hiện tại dự án đang trong giai đoạn vận động dân bàn giao mặt bằng, đồng thời đấu thầu thiết kế, thi công công trình. Hạng mục quan trọng nhất của dự án là hàng rào điện tử ngăn voi, trong đó có 20 km hàng rào cố định và 10 km hàng rào di động đặt tại khu vực rừng thuộc 2 xã Mã Đà và Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu.
Theo mô tả ban đầu, hàng rào sẽ được làm bằng dây điện để voi không qua được nhưng các con vật khác vẫn có thể qua lại dễ dàng. Hàng rào này sử dụng điện năng lượng mặt trời, cũng có thể dùng điện 220V. Lượng điện trong hệ thống có cường độ thấp chỉ đủ giật gây hoảng sợ, không làm chết người và động vật. Dọc hàng rào điện sẽ có khoảng 1.500 biển báo nguy hiểm và 8 cửa ra vào có thể qua lại được, đồng thời có các chốt kiểm lâm canh giữ. Dự án sẽ hoàn thành sau 12 tháng thi công.
Theo ông Mùi, ngoài tỉnh Đồng Nai, một số địa phương khác có khu bảo tồn như Nghệ An, Đắk Lắk cũng đang chuẩn bị áp dụng phương pháp này. Trước đây, khi mới bắt tay vào thực hiện dự án, nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng hàng rào điện tử gây giật sẽ khiến voi bị ức chế, trở nên hung hãn.
"Chúng tôi cũng đã lưu ý vấn đề này, tuy nhiên trên thế giới ít có trường hợp đó xảy ra", ông Mùi nói.
Nên di dời dân ra khỏi khu bảo tồn
Theo ông Lê Việt Dũng, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai, ngoài phương án lập hàng rào điện tử nhằm giảm xung đột giữa voi và người, di dời dân ra khỏi khu bảo tồn được đánh giá là hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kinh phí di dời dân ra khỏi khu bảo tồn lại quá tốn kém nên chưa thực hiện được. Hiện tại, có 1.200 hộ dân đang sống trong khu bảo tồn.
Theo NTD
Yêu cầu xử lý nghiêm khai thác khoáng sản, phá rừng trái phép Chủ tịch UBND tỉnh Lê Phước Thanh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Nam Giang khẩn trương chỉ đạo thực hiện kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản, phá rừng trái phép trên địa bàn huyện. Trước đó ngày 30/11, nhận được thông tin phản ánh của người dân, ngay trong ngày, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN-MT...