Cảnh đẹp Huế trong phim ‘Gái già lắm chiêu 5′
Xứ Huế với cung An Định, Hoàng thành, cầu Dã Viên là bối cảnh chính trong bộ phim điện ảnh Việt Nam.
Cung An Định
Cung điện được vua Khải Định cho xây dựng vào năm 1917, bên bờ sông An Cựu. Cung từng có khoảng 10 công trình, đến nay chỉ còn 3 công trình nguyên vẹn là cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Trong phim, cung là biệt phủ rộng lớn, xa hoa với vườn Bạch Trà, nằm tách biệt với thế giới bên ngoài, không có sóng di động. Bên trong cung mang đậm dấu ấn kiến trúc phương Tây với những khung tranh dát vàng, là nơi ở của các nhân vật chị em Lý gia.
Trường Lang Hoàng thành Huế
Hệ thống hành lang có mái che của Hoàng thành xuất hiện trong cảnh phim chứng kiến những bước đi đầy tự tin của nhân vật Lý Linh, con út của nhà họ Lý. Hành lang có 23 đoạn, với tổng chiều dài 903 m, là đường kết nối các công trình kiến trúc trung tâm của Hoàng thành. Hệ thống cột, cửa được làm bằng gỗ lim, sơn son, thếp vàng.
Ngọ Môn
Ngọ Môn nằm ở mặt tiền của Hoàng thành, là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của triều đại Nguyễn. Đường dẫn vào điện Thái Hòa được tô điểm bởi 2 bên hồ sen Thái Dịch. Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của hệ thống kinh thành Huế, xuất hiện trong nhiều cảnh quay trong phim.
Lầu Ngũ Phụng nằm phía trên Ngọ Môn quan, ở mặt nam của Hoàng thành, phía trước điện Thái Hòa. Đây là nơi quay 2 nhân vật Lý Linh và Gia Huy với trang phục phương Tây, trong kiến trúc cổ kính. Di tích được mở cửa từ đầu năm 2021 đón khách du lịch sau 1 thời gian dài trùng tu. Đứng trên lầu, có thể quan sát được điện Thái Hòa, hồ Thái Dịch, Kỳ Đài và phong cảnh xung quanh.
Video đang HOT
Duyệt Thị Đường
Buổi đấu giá phượng bào đầu phim được quay tại Duyệt Thị Đường – nhà hát cổ xưa nhất Việt Nam, xây dựng dưới thời vua Minh Mạng. Đây là nhà hát của hoàng cung, dành cho vua và người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình truyền thống như tuồng cổ, hát bội, kịch, nghệ thuật chiêu đãi sứ thần các nước…
Cầu Dã Viên
Đại cảnh cuối phim khi nhân vật Lý Linh chạy trong mưa diễn ra tại cây cầu bắc qua sông Hương, nằm ở phía tây nam TP Huế. Cây cầu có 5 nhịp và lan can, có chiều dài tổng cộng 542,5 m, rộng 24,5 với 4 làn xe và 2 bên đường cho người đi bộ.
Phân cảnh cưỡi ngựa của chị em Lý gia được quay trên chiếc cầu bắc vào lăng Minh Mạng. Địa điểm nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12 km. Lăng được xây dựng từ năm 1840 đến 1843, với 40 công trình lớn nhỏ, gồm cung điện, đền, miếu… Trong khuôn viên lăng có 2 hồ là Trừng Minh và Tân Nguyệt.
Chùm ảnh: Cung đường thơ mộng giữa lòng Cố đô Huế
Vốn được mệnh danh là 'rừng trong phố', cung đường dọc theo hai bờ sông Hương (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) những năm gần đây được chỉnh trang một cách bài bản.
Tuyến đường đi bộ được thiết kế hài hòa đã trở thành điểm đến vô cùng ấn tượng không chỉ với người dân mà còn với du khách gần xa.
Kéo dài từ cầu Trường Tiền lên cầu Dã Viên cả hai bờ bắc và nam, vì vậy đứng ở đường đi bộ, du khách có thể ngắm cầu Trường Tiền cổ kính hoặc ngược hướng lên thượng nguồn với vẻ đẹp vô tận, huyền ảo.
Dòng sông Hương chảy qua lòng TP. Huế và đường đi bộ nép ở hai bên, dưới những tán cây xanh.
Không gian bình yên trên đường đi bộ bằng gỗ lim dọc theo bờ sông Hương về sáng sớm.
Đặc biệt, ở bờ nam là con đường đi bộ bằng gỗ lim đã trở thành một điểm nhấn tôn lên vẻ đẹp cho dòng sông. Những vườn hoa, khu tập thể dục công cộng cũng được đầu tư để người dân hưởng thụ không khí trong lành.
Con đường đi bộ bằng gỗ lim được thiết lập dọc bờ nam sông Hương không chỉ tô điểm mà còn tạo nên sự sang trọng cho dòng sông chảy qua giữa lòng Cố đô Huế.
Một đoạn đường đi bộ bờ Nam sông Hương nhìn từ phía bờ Bắc.
Dọc theo hai bờ sông Hương là tuyến đường đi bộ dài khoảng 6 km nằm dưới những tán cây lớn, mát mẻ và trở thành điểm đến công cộng của người dân, du khách.
Đi kèm với đường đi bộ là không gian vườn tượng dọc theo công viên cạnh đó.
Một không gian trải nghiệm nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc tại Festival Huế được tổ chức trên công viên cạnh bờ sông Hương.
Một số hoạt động của người dân và du khách tại cung đường thơ mộng giữa lòng Cố đô Huế:
Người dân vui chơi trên đường đi bộ dọc theo sông Hương.
Các bạn trẻ tạo dáng, chụp hình kỷ niệm dọc theo bờ sông Hương.
Những dụng cụ tập thể dục cũng được lắp ráp ở công viên dọc theo đường đi bộ bờ để phục vụ nhu cầu của người dân.
Phút bình yên, thư thái bên bờ sông Hương của một người dân sau giờ đạp xe tập thể dục.
Ngoài đường đi bộ, ở dưới sông, nhiều người chọn cho mình thú chèo thuyền Sup vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Hoàng hôn tại sông Hương nhìn từ Bia Quốc Học lên hướng thượng nguồn.
Rất đông người dân tìm ra đường đi bộ dọc theo sông Hương vui chơi về đêm.
Cũng trên trục đường đi bộ, thường xuyên có các sự kiện, lễ hội được tổ chức, thu hút đông đảo mọi người tham gia.
Lạc bước vào 'Venice của xứ Huế' Tỉnh Thừa Thiên - Huế từ lâu đã nổi danh với những danh lam thắng cảnh vừa cổ kính lại thơ mộng. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Cố đô, bạn đừng quên tham quan đầm Chuồn, địa danh được rất nhiều du khách ví von là Venice của xứ Huế. Đầm Chuồn là một phần trong hệ thống đầm phá Tam...