Cảnh dễ thương trong khu cách ly TP Chí Linh ngày mùng 1 Tết
Không đi chúc Tết như mọi năm, người dân TP Chí Linh, Hải Dương đang thực hiện phong tỏa, hạn chế ra đường, chỉ số ít lui tới chụp ảnh tại vườn hoa trung tâm.
Mùng 1 Tết Tân Sửu, đường phố tại TP Chí Linh vắng vẻ lạ thường, người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội, không đi chúc Tết người thân.
Thay vào đó, một số người chọn điểm đến là vườn hoa trung tâm để chụp ảnh du xuân, nhưng vẫn giữ đúng khoảng cách.
Các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Hữu Nghị và quảng trường Sao Đỏ không đông đúc nhộn nhịp như mọi năm. Tất cả các địa điểm chùa, đền đều đóng cửa để tránh việc tụ tập đông người. Đơn cử như tại khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, đầu đường vào có chốt kiểm soát, mọi người tới đây đều được yêu cầu quay trở về.
Chị Hoàng Thị Yến (TP Chí Linh) cho biết, do tình hình dịch bệnh Covid-19, nên Tết năm nay khác mọi năm, gia đình chị chỉ tới vườn hoa để chụp ảnh kỷ niệm rồi về làm cơm cúng mùng 1.
“Năm nay thay vì tới nhà người thân chúc Tết thì gia đình tôi chúc nhau qua điện thoại, đây cũng là dịp để mọi người thực sự nghỉ ngơi sau một năm vất vả đi làm”, chị Yến nói.
Một số hình ảnh mùng 1 Tết Tân Sửu tại TP Chí Linh:
Video đang HOT
Vườn hoa trung tâm TP Chí Linh là địa điểm nhiều gia đình chọn tới du xuân
Cùng nhau lưu lại những bức ảnh kỷ niệm
Sum họp bên gia đình
Vườn hoa trung tâm TP Chí Linh với đầy đủ sắc màu tô điểm cho ngày Xuân năm mới
Một số người tranh thủ đi bán hàng kiếm tiền
Khu phố được trang trí rực rỡ nhưng vắng bóng người
Một gia đình chuẩn bị đi du xuân
Lối vào khu di tích Côn Sơn – Kiếp bạc có chốt kiểm soát không cho người vào
Năm nay, mọi người tại TP Chí Linh thực hiện giãn cách xã hội, không đi chúc Tết người thân
'Tết xong, hết dịch hãy về con ạ'
Tôi cúp máy, lau vội nước mắt khi kế hoạch đưa con về quê Hải Dương ăn Tết cùng ông bà ngoại sẽ chẳng còn cơ hội thực hiện nữa.
Tôi sinh ra ở Chí Linh, Hải Dương. Nơi đó có bố mẹ, họ hàn g và người thân của tôi. Mấy ngày này, cái tên này được nhắc đến nhiều, nhưng theo cách không ai mong muốn.
Tôi đã từng tự hào kể cho học sinh của mình nghe về quê hương, mảnh đất "địa linh nhân kiệt". nơi có Côn Sơn, Kiếp Bạc, có đền thờ Nguyễn Trãi và thầy Chu Văn An, cùng những con người vùng quê chân chất nhưng hiếu khách vô cùng. Tôi cũng hào hứng chia sẻ dự định sẽ về quê ăn Tết với bố mẹ đẻ sau nửa năm trời ông bà chưa được gặp các cháu. Vậy mà, giờ đây, quê tôi đang phải gồng mình chống dịch. Và có lẽ, kế hoạch về quê ăn Tết năm nay của tôi sẽ chẳng còn cơ hội thực hiện nữa.
Hai hôm nay, tôi liên tục gọi điện về nhà, chỉ mong một tin bình an với bố mẹ, anh chị, làng xóm. Những lần đầu, mẹ dặn tôi yên tâm, đừng lo lắng, "đến Tết là hết dịch con ạ". Rồi sau khi báo đài công bố Hải Dương thêm ca mắc Covid-19, tôi bủn rủn gọi điện về nhà ngay. Lúc này, mẹ rưng rưng: "Cách ly đến mùng 6 Tết, thôi Tết xong hãy về con ạ. Đừng lo lắng".
Tôi cúp máy, vì không muốn mẹ biết nước mắt tôi đang rơi. Đáng ra người cần an ủi là mẹ, vậy mà, mẹ lại trấn an ngược lại tôi. Quê tôi đêm qua không ngủ và chắc nhiều người con Hải Dương đang ở mọi miền đất nước cũng đều có một đêm thao thức cùng khúc ruột quê hương.
Cả một vùng quê yên bình đang trong những ngày cận Tết, biết bao gia đình trồng trọt quanh năm chỉ mong đến Tết để bán rau, bán củ. Còn những người bán đào, quất, hoa, cây cảnh... đâu ngờ được, Covid lại bùng phát vào lúc này. Hôm qua, thành phố cách ly rồi. Ngoài nỗi lo dịch bệnh còn gánh thêm biết bao nỗi lo khác và cả sự xót xa khi nghĩ đến những ngày sắp tới.
Mười bảy tháng Chạp, những ngày đáng ra phải tấp nập, phải hào hứng thì giờ đây, quê tôi và đất nước lại đang cố gắng chạy đua để lấy lại sự bình yên vốn có. Mẹ tôi nói: "Hết dịch là Tết về". Có lẽ vậy. Tôi sẽ không buồn vì Tết này không đưa các con về với ông bà ngoại nữa; bởi tôi biết, cả đất nước đều đang hướng về quê tôi, chỉ để cầu mong sức khỏe bình an cho mọi người. Biết bao bác sĩ, công an, bộ đội, sinh viên... đều đang từng giờ, từng phút sống trong tâm dịch để giúp sức cho người dân quê tôi. Với kinh nghiệm chống dịch, tôi tin Covid sẽ nhanh được khoanh vùng và biến mất.
Nhưng chỉ đến khi nào quê tôi được bình yên, đất nước tôi không còn những ca bệnh tăng chóng mặt; khi đó Tết thực sự sẽ về. Lúc đó, tôi sẽ lại đưa các con tôi về " ăn Tết" cùng ông bà ngoại. Còn giờ đây, tôi sẽ ở yên một chỗ và chấp hành đúng quy định phòng chống dịch. Tôi biết, điều bố mẹ lo lắng nhất là sức khỏe của các con, các cháu đang ở nơi xa chứ không phải vài ba ngày Tết...
Nữ bác sĩ tiếp nhận ca COVID-19 đầu tiên ở Chí Linh nói về 'khoảnh khắc ám ảnh' của cuộc chiến tại tâm dịch Bác sĩ Đỗ Thị Kim Oanh (36 tuổi), Khoa Truyền nhiễm, TTYT (Trung tâm y tế) TP.Chí Linh chính là người đầu tiên tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 ở thành phố này. Khoảnh khắc ám ảnh Là bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng với chị Oanh, việc điều trị cho...