Canh chua gà nấu lá chúc món đặc sản vùng Bảy Núi
Hiện nay, món gà hấp lá chúc và canh chua gà lá chúc được coi là đặc sản của vùng Bảy Núi.
Hầu hết các nhà hàng, quán ăn ở nơi đây đều khai thác món ăn nầy trong phục vụ du khách.
Bàn về ẩm thực vùng Bảy Núi – An Giang, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngộp về sự giàu có của các loài thảo dã. Loại nào cũng ngọt lành, cũng có vị thuốc, cụ thể như đọt sầu đâu, lá giang, đọt bứa, trái bứa… Trong số đó có một loại lá khi phối hợp với thịt cá, chỉ ăn một lần thôi cũng nhớ hoài hương vị của núi rừng, đó là lá chúc.
Chúc (trúc) là một loài cây mọc hoang hoặc do người trồng trên vùng Bảy Núi – An Giang, nhiều nhất là ở Tri Tôn. Cây chúc to như cây chanh, lá có tinh dầu, vị the và thơm đặc biệt. Trái chúc cũng giống như trái chanh nhưng vỏ xù xì dùng lấy nước làm gia vị trong các bữa ăn. Ngoài ra, nước trái chúc còn dùng để trị gàu và làm cho mượt tóc. Đặc sản cháo bò Tri Tôn nổi tiếng một phần là nhờ hương vị của trái chúc.
Hiện nay cây chúc rừng rất quý hiếm vì nó chỉ còn một số ít trên các phum sóc của người dân tộc. Muốn có lá chúc người ta phải băng rừng leo núi vất vả lắm mới hái được những chiếc lá xanh nguyên vẹn. Chính vì mùi thơm độc đáo của lá chúc mà nhiều nhà hàng đã tìm tòi, trải nghiệm và chế biến thành những món ngon độc đáo phục vụ nhu cầu thưởng thức của con người.
Canh chua gà nấu lá chúc được coi là món độc chiêu quán ăn ở miền Tây. Muốn làm món nầy, trước hết người ta chọn cho được một con gà tơ, gà nuôi thả (gà vườn) càng ngon. Gà sau khi làm sạch người ta chặt ra từng miếng nhỏ (giò, cánh, đầu, cổ để riêng) rồi ướp với gừng, nghệ, tỏi, sả, ớt, lá chúc (xắt nhỏ), đường, bột ngọt, nước mắm cho thấm đều độ 30 phút.
Video đang HOT
Kế đến người ta bắc chảo lên xào cho thịt gà xăn lại trước khi cho vào nồi nấu chung với me non hoặc nước cốt me chín. Khi nồi nước sôi vài dạo, chúng ta hớt bọt, sau đó rải lá chúc đã xắt sợi lên thịt gà trước khi ăn. Ai thích cầu kỳ có thể cho thêm vài loại rau củ như đậu bắp, bạc hà, cà chua… Món nầy đúng điệu nhất là chấm với nước mắm nguyên chất hoặc muối ớt chanh.
Dân miền Tây, nhất là những người sành điệu về ăn uống mỗi lần về Châu Đốc hoặc vùng Bảy Núi đều tìm cho được các quán ăn đặc sản để khám phá mùi vị lá và trái chúc. Chính cái chất ngon ngọt của gà và vị the the, nồng đượm của lá chúc đã tạo nên một mùi thơm là lạ và đậm đà chất quê. Ngoài ra, lá và trái chúc còn là “món ăn vị thuốc” có tác dụng làm tăng thêm hương vị và kích thích khẩu vị.
Cây chúc trồng trên vùng Bảy Núi – An Giang.
Thịt gà và các loài rau củ chuẩn bị cho món canh chua gà lá chúc.
Những món ăn hấp dẫn từ măng
Có rất nhiều cách kết hợp để măng trở thành món ăn khó quên đối với các thực khách. Cùng học cách làm những món ăn hấp dẫn từ măng nhé!
Măng nướng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Tây Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường... Ở Mường Lò, Mù Căng Chải - Yên Bái.
Măng nướng cũng là món ngon đặc sản đãi khách phương xa của người dân nơi này.
Muốn có món măng ngon, phải chọn được những mầm măng mới nhú (trắng nõn, mềm và ngọt) để làm nguyên liệu chính. Sau đó dùng củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại. Bóc dần từng bẹ măng, chấm vào hỗn hợp gia vị bao gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ để thưởng thức trọn vẹn hương vị của núi rừng với đủ vị đắng ngọt của măng, mặn của muối, cay nồng của ớt, cay ấm của gừng, tê tê của mắc khén, hăng hăng của tỏi.
Không biết tự bao giờ mà măng ngâm ớt đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhắc đến món này, không thể không nhắc tới Lạng Sơn và Bắc Kạn - 2 địa phương mà ở nơi đó, măng ớt không chỉ là món ăn địa phương, mà đã trở thành biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực dân tộc độc đáo.
Măng ngâm ớt ở vùng này ngon đặc biệt bởi ngoài măng và các gia vị phổ biến thì người dân còn sử dụng quả mắc mật - loại quả chỉ mọc trên vùng núi đá phía Bắc, gia giảm cho thêm nồng nàn. Màu trắng nõn của măng xen lẫn màu đỏ tươi của ớt và màu xanh nâu của mắc mật rất bắt mắt, miếng măng có vị chua chua, cay cay, mùi thơm đặc trưng là món quà thắm đượm hương vị quê hương.
Măng chua ngâm ớt thường được cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn như vịt quay, thịt nướng, chân giò hầm, khâu nhục và làm nguyên liệu chính để chế biến các món ăn ngon như: lẩu măng cay, ếch xào măng, bún măng thịt, canh cá nấu măng chua...
Khoảng thời gian từ cuối tháng giêng tới cuối tháng năm âm lịch là thời gian thích hợp nhất cho các loại măng sinh trưởng và phát triển. Có vô số loại măng có thể dùng để chế biến thực phẩm như: măng nứa, măng vầu, măng sặt, măng lý, măng trúc, măng giang, măng mai, măng tre... mỗi loại đều có hương vị riêng độc đáo mà thực khách dù thưởng thức một lần cũng không thể nào quên.
Nếu như măng nứa mỏng, trắng ngần, thích hợp để xào tỏi hoặc hầm với xương thì với đặc tính ngọt sắc như mỳ chính thì luộc hay xào măng vầu đều rất thú vị. Măng sau khi được sơ chế hết lớp vỏ bọc đầy lông ngứa bên ngoài, được thả vào nước, đun sôi cùng chút muối để giảm vị chát đắng cố hữu và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Món măng này chấm với muối vừng, xì dầu cay, muối ớt hay gia vị đặc biệt chế từ lá cây đều rất ngon. Đây cũng là món ăn đặc sản của các dân tộc đang sinh sống ở mảnh đất cao nguyên Mộc Châu - Sơn La.
Măng trúc núi Yên Tử - Quảng Ninh vốn nức tiếng xa gần bởi vị ngọt chắc, non tơ ẩn trong từng búp thon nhỏ, khi nấu lên hoàn toàn mất hẳn mùi hăng, hết sạch vị đắng, ăn vào là vị bùi độc đáo, tươi mát. Du khách đang chọn mua măng núi Yên Tử. Với loại măng trúc này, người ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn như: măng xào thịt dê, nộm măng trúc, măng luộc chấm muối vừng, măng nướng than hoa, măng tươi ngâm ớt...
Làm thử món tôm "say rượu" vừa tươi vừa ngọt, ai ăn cũng nhớ Trung Quốc, món tôm say rượu được tìm thấy trong rất nhiều nhà hàng và bữa ăn hằng ngày của người dân. Người ta xem đây là một đặc sản rất riêng ở Trung Quốc và khuyến khích khách du lịch nên ăn thử. Cách làm món tôm "say rượu" vừa tươi vừa ngọt Loài tôm trong món ăn này chủ yếu là...