Cảnh ‘cha già con cọc’ gia tăng ở Nhật Bản
Hiện tượng đàn ông ngoài 50 tuổi mới làm bố lần đầu tiên ngày càng phổ biến ở Nhật Bản vì người dân có xu hướng kết hôn muộn.
Makoto Arakaki, giáo sư đại học 51 tuổi, đang bế con gái lớn tên An hai tuổi tại căn nhà ở Naha, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Ông Makoto Arakaki, 51 tuổi, giáo sư tại trường đại học Okinawa Christian, mới lên chức bố hai năm trước đây. Hàng ngày, vợ ông, một giáo viên trung học 33 tuổi, phải đi làm sớm nên nhiệm vụ của ông Arakaki là đánh thức cô con gái nhỏ và chuẩn bị đồ ăn sáng cho bé, theo Japan Times.
“Việc này khá tốn sức”, ông bố tâm sự trong lúc đưa con gái hai tuổi tới nhà trẻ giữa một ngày hè nóng như thiêu đốt.
Các ông bố ngoài 50 như giáo sư Arakaki có chung nhiều nỗi lo. Về mặt sức khỏe, khi chăm sóc con nhỏ, họ nhanh mất sức và dễ cảm thấy mệt mỏi. Bên cạnh tuổi tác và thể chất, họ còn lo cho tương lai sau khi về hưu.
“Liệu những ông bố bà mẹ khác có nghĩ tôi là ông của con bé? Liệu tôi có đủ sức khỏe để tham gia các sự kiện thể thao ở trường học của con? Tôi có thể kiếm đủ tiền để chăm lo việc học hành của con? Và liệu tôi có sống đến ngày con bé lấy chồng?”, ông Arakaki băn khoăn.
Theo quy định của trường, ông Arakaki sẽ phải về hưu vào năm 65 tuổi tuy nhiên ông hy vọng sẽ được làm việc lâu hơn.
Ông Arakaki kết hôn muộn vì muốn tập trung cho công việc nghiên cứu chính trị quốc tế. Khi bé An ra đời, những ưu tiên trong cuộc sống của người đàn ông này hoàn toàn thay đổi. Giờ đây, với ông, không có gì quan trọng hơn con gái.
Video đang HOT
“Có lẽ mọi thứ sẽ khác nếu tôi trẻ hơn. Khi còn trẻ, tôi muốn làm nhiều thứ. Và chắc chắn tôi đã không thể dồn toàn tâm toàn ý cho việc nuôi nấng con cái”, ông Arakaki chia sẻ rằng mặt tích cực của việc sinh con muộn là các ông bố lớn tuổi có nhiều thời gian và tích lũy đủ tài chính để đầu tư cho con.
“Giờ đây, tôi có nhiều kinh nghiệm và có thể dành tất cả mọi thứ cho bé An”.
Ông Katsuhiko Hirasawa lần đầu làm bố khi đã bước sang tuổi 50. Giáo sư 59 tuổi dạy môn quản trị kinh doanh tại trường đại học Nihon ở thủ đô Tokyo cho biết ông cảm thấy hoàn toàn bình tĩnh và thoải mái khi chào đón con đầu lòng vì đã nghe quá nhiều bạn bè chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái.
Trong khi đó, một ông bố 60 tuổi khác làm nghề tư vấn thiết kế có con gái 9 tuổi cho biết mình rất cưng chiều con gái.
“Tôi không thể nghiêm khắc với con bé. Có lẽ tôi đang làm hư cháu”, ông bố này tâm sự.
Theo khảo sát dân số của Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi, tuổi trung bình của đàn ông Nhật làm bố lần đầu tăng liên tục và con số này là 32,7 vào năm 2015.
Trong vòng 20 năm, số lượng các ông bố ngoài 50 tuổi mới có con đầu lòng ở Nhật tăng gấp ba lần lên hơn 3.000 người vào năm 2015. Con số này ở lứa tuổi ngoài 60 cũng tăng tương tự lên gần 300 người.
Người Nhật ngày càng kết hôn muộn. Tuổi lập gia đình trung bình vào năm 2015 là 30,7 với nam giới và 29 với nữ giới, mức kỷ lục từng thống kê.
“Đàn ông lớn tuổi có thể cảm thấy khó khăn về mặt thể lực khi đi chơi với con nhỏ. Nhưng họ thường dành nhiều thời gian hơn cho gia đình so với lúc họ còn trẻ. Và họ cũng tự chủ hơn trong công việc”, theo Tetsuya Ando, lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ Fathering Japan chuyên hỗ trợ các ông bố trong hoạt động nuôi dạy trẻ nhỏ.
Còn theo giáo sư Yasushi Oyabu, giảng dạy ngành phát triển tâm lý tại trường đại học Waseda ở Tokyo, các ông bố lớn tuổi thường thông thái hơn. Họ có thể áp dụng kinh nghiệm quản lý nhân viên trẻ vào việc nuôi dạy con nhỏ.
An Hồng
Theo VNE
Lương không tăng, đàn ông Nhật bị vợ cắt tiền tiêu vặt
Kinh tế trì trệ, các doanh nghiệp không thể tăng lương cho người lao động khiến đàn ông Nhật trở nên thất thế trong vai trò trụ cột gia đình.
Trong vòng hai thập kỷ qua, mức lương trung bình của lao động nam giới tại Nhật Bản đã giảm 0,5%. Ảnh: AP.
Những nghiên cứu mới đây cho thấy lần đầu tiên trong lịch sử, đàn ông Nhật Bản không còn giữ vai trò lao động chính trong gia đình do thu nhập của họ tăng chậm. Đồng thời, ngày càng nhiều phụ nữ đi làm khiến những người vợ, người mẹ Nhật Bản có tiếng nói hơn, theo Bloomberg.
Để ứng phó với tình hình kinh tế không mấy sáng sủa, phụ nữ Nhật Bản, nắm giữ "tay hòm chìa khóa" trong các gia đình, đã cắt tiền tiêu vặt của chồng, theo kết quả khảo sát của ngân hàng Shinsei vừa công bố tuần trước.
Số liệu thống kê cho thấy trong vòng hai thập kỷ qua, mức lương trung bình của lao động nam giới tại Nhật Bản đã giảm 0,5%. Tỷ lệ lạm phát đi ngang, thậm chí có giai đoạn xảy ra giảm phát, không tác động đáng kể đến sức mua của đồng yên nhưng tốc độ tăng lương chậm vẫn khiến nhiều gia đình phải co kéo chi tiêu.
Trong khi đó, phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào thị trường lao động đã đẩy thu nhập của những người mẹ, người vợ tăng 15% trong vòng 20 năm qua. Khảo sát của ngân hàng Shinsei chỉ ra lần đầu tiên trong một xã hội bảo thủ và "trọng nam khinh nữ" như Nhật Bản, những đứa con tôn trọng và đánh giá cao vai trò của người mẹ hơn bố.
Theo nghiên cứu của Viện Hakuhodo, một trong những công ty quảng cáo lớn nhất tại Nhật Bản, khoảng 68,1% số trẻ em được hỏi cho biết chúng tôn trọng vai trò của mẹ trong gia đình. Kể từ năm 1997, đây là lần đầu tiên, tỷ lệ trẻ em nói tôn trọng mẹ cao hơn con số 62% trẻ em dành sự tôn trọng cho bố.
"Chúng tôi cho rằng vai trò của cha mẹ (trong gia đình) đang thay đổi do ngày càng nhiều hộ gia đình có cả chồng lẫn vợ đi làm, " Viện Hakuhodo nhận xét.
"Giờ đây, nhiều bà mẹ đi làm hơn. Họ tiếp tục sự nghiệp của riêng mình bên cạnh việc chăm sóc gia đình", nghiên cứu chỉ ra trước kia, theo truyền thống, phụ nữ Nhật Bản, dù có năng lực và bằng cấp, sau khi kết hôn sẽ bỏ việc để chuyên tâm chăm sóc gia đình. Điều đó đồng nghĩa với việc họ hoàn toàn phụ thuộc kinh tế vào chồng.
"Chúng tôi nghĩ do được trực tiếp nhìn thấy sự thay đổi đó, những đứa con tôn trọng mẹ hơn", theo chuyên gia của Hakuhodo.
Vai trò của người phụ nữ và đàn ông trong các gia đình Nhật Bản đang từng bước thay đổi. Phụ nữ không còn ở nhà nữa và đàn ông tham gia nhiều hơn vào công việc chăm lo con cái.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, vấn đề bình đẳng nam nữ tại Nhật Bản vẫn còn một chặng đường dài. Theo luật lao động, sau khi sinh con, cả cha và mẹ được hưởng số ngày nghỉ phép như nhau nhưng năm ngoái, chỉ có 3% lao động nam dùng hết phép và có đến 57% nhân viên nam nghỉ phép dưới 5 ngày vào năm 2015 khi vợ sinh con. Con số này thấp hơn rất nhiều với mức 82% nghỉ thai sản của phụ nữ, theo báo cáo của Bộ Lao động.
"Đàn ông Nhật Bản vẫn phải tiếp tục đối mặt với khó khăn", Koya Miyamae, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán SMBC Nikko Securities nhận định về tình trạng lương không tăng, thuế cao, dân số già đang khiến cánh mày râu Nhật chật vật duy trì vị thế và tiếng nói của mình trong xã hội.
An Hồng
Theo VNE
Hệ lụy đau lòng từ chính sách một con của Trung Quốc Nhiều người già Trung Quốc phải chịu những hệ lụy về tinh thần và tài chính khi đứa con duy nhất của họ qua đời. Tranh kêu gọi người dân tuân theo chính sách một con ở Bắc Kinh năm 1992. Ảnh: AFP. "Thời Mao Trạch Đông, cả chồng và tôi đều là những thanh niên trẻ. Chúng tôi tuân theo những lời...