Cảnh cáo giáo viên vứt vở học sinh xuống đất
Trước đó trên mạng xã hội Facebook đã lan truyền đoạn video ghi lại hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị T. (giáo viên chủ nhiệm lớp 1C trường Tiểu học C Vĩnh Thanh) có hành động chấm điểm sau đó vứt vở học sinh xuống bục giảng rồi gọi từng em lên lấy về.
Chiều 23/10, tại Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu), dưới sự chứng kiến của đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phước Long, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh và UBND xã Vĩnh Thanh, hội đồng kỷ luật Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh đã đề xuất cảnh cáo đối với cô Nguyễn Thị T. (giáo viên chủ nhiệm lớp 1C), báo Người Lao Động đưa tin.
Sau khi sự việc xảy ra, đại diện nhà trường đã tổ chức họp đột xuất giữa ban giám hiệu, thanh tra, công đoàn, giáo viên để làm rõ nội dung video. Tại cuộc họp, cô Nguyễn Thị T. trình bày rằng “chỉ là vô tình”.
Cụ thể, trong lúc nhận xét vở bài tập toán của học sinh, một phụ huynh đến nhờ cô tư vấn đóng tiền mua bảo hiểm y tế cho con. Cô T. vô tình quăng vở của học sinh xuống bục giảng rồi gọi tên từng em lên nhặt về.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing.vn ngày 18/10, ông Nguyễn Bá Long, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bạc Liêu, cho biết sở đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Phước Long xử lý nghiêm vụ việc.
“Sở đã nhiều lần cảnh báo và xử lý giáo viên có hành vi thiếu đạo đức, văn hóa nhưng vẫn có người vi phạm. Hành vi như của cô T. là không chấp nhận được. Sở chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Phước Long phối hợp UBND huyện kỷ luật cô giáo này”, ông Long nói.
Theo ngaynay
Kỹ năng khi đứng lớp
Những ngày qua, clip cô giáo ném vở HS ở Trường Tiểu học C Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã "gây sốt" sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội.
Ảnh INT
Điều đáng nói, sau khi chấm xong, thay vì đặt vở ngay ngắn trên bàn để các em tới lấy, cô giáo này đã thả vở xuống đất một cách đầy phản cảm.
Hành động của cô giáo này bị coi là phản giáo dục và đi ngược lại triết lý giáo dục của Việt Nam. Để giáo dục học sinh, trước hết học sinh đó phải tôn trọng giáo viên và ngược lại, GV cũng phải biết tôn trọng, yêu quý học trò của mình. Từ cử chỉ, lời nói, hành động, thái độ ứng xử của GV đều ảnh hưởng đến học trò. Dẫu những sự việc như trên vẫn chỉ là cá biệt, nhưng cũng đã phần nào cho thấy, vai trò của người thầy ít nhiều bị xem nhẹ.
Nghề sư phạm là một nghề đặc biệt. Vì thế, ngành Giáo dục luôn đề cao đạo đức nhà giáo. Mỗi giáo viên cần tự ý thức để trở thành tấm gương về đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực trong ứng xử với học sinh, với đồng nghiệp. Hành động vứt vở HS của cô giáo tưởng như vô tình nhưng lại trở thành phản giáo dục đối với các em HS.
Với HS tiểu học, các em vô cùng nhạy cảm, bắt chước hành vi người lớn rất nhanh. Thầy cô chính là những tấm gương rõ ràng nhất, phản chiếu cách cư xử, thái độ của con trẻ. GV cần có thái độ nghiêm cẩn với nghề để có thể làm gương cho HS.
Thạc sĩ Lê Minh Huân, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, có 4 nguyên tắc giao tiếp sư phạm cơ bản mà giáo viên nào cũng phải tuân thủ, đó là: Mẫu mực, tôn trọng, có thiện ý và đồng cảm. Hành vi của cô giáo vô tình khiến lòng tự trọng của các em HS bị tổn thương. Không ai trong trường học có tiềm năng ảnh hưởng đến học sinh - dù tốt hay xấu - bằng các GV. Mối quan hệ GV - HS sẽ quyết định việc HS ấy tiến bộ hay trở nên hư hỏng.
Có thể nói, một số sự việc đáng tiếc liên quan tới đạo đức học đường liên tục xảy ra tại một số trường học thời gian gần đây thật sự là "điểm nóng" gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đầu tháng 10 là câu chuyện GV Trường Tiểu học Phan Châu Trinh, quận Tân Phú, TPHCM nạt nộ, nhéo tai, tát nhiều học sinh trong lớp. Trước đó là, câu chuyện GV phạt tát học trò 231 cái ở Quảng Bình... Những sự việc đau lòng ấy cho thấy, thực trạng một số GV đang thiếu trầm trọng kỹ năng khi đứng lớp.
Các nhà giáo dục cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam hiện đại phải dựa vào mối quan hệ bền chặt giữa thầy và trò, lấy HS làm trung tâm, phấn đấu vì mục đích con người tự do. Chính hành động phản cảm này, vô tình phá vỡ mối quan hệ thầy trò, đi ngược với triết lý giáo dục hiện đại.
Giáo dục không phải là những tòa nhà, chương trình, thiết kế, người quản lý, sách vở, máy vi tính... tất cả những "phụ kiện " đó tồn tại chỉ để giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn trong vai trò GV và người giúp đỡ HS.
Thành bại của giáo dục, xét cho cùng nằm ở trong tay các GV trực tiếp làm giáo dục. Khi GV thay đổi và chuyển mình, giáo dục sẽ thay đổi. GV cần phải tự học hỏi để bổ sung các kỹ năng sư phạm chuẩn mực khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
Tâm An
Theo GDTĐ
Ngán ngẩm với bản tường trình của giáo viên ném vở học sinh Nhìn bản tường trình của cô N.T.T., (Trường tiểu học C Vĩnh Thanh, Bạc Liêu) nhiều người thốt lên rằng, làm giáo viên mà viết thế này thì dạy thế nào? Bản tường trình sai từ hình thức đến nội dung Vừa qua, báo chí đăng tải hình ảnh chụp lại bản tường trình của cô N.T.T., về việc ném vở học sinh...