Canh cánh nỗi lo xuất khẩu vải thiều trong tình hình dịch COVID-19
Dù còn 2 tháng nữa mới đến chính vụ thu hoạch vải thiều, nhưng tỉnh Bắc Giang đã lên các phương án để sản xuất và tiêu thụ vải trong bối cảnh dịch COVID-19.
Bắc Giang là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, sản lượng vải của địa phương này chiếm tới 50% tổng sản lượng vải thiều trên toàn quốc.
Đến thời điểm này, diện tích vải thiều chính vụ đã trổ hoa, trong khi diện tích vải chín sớm đã bắt đầu ra quả. Căn cứ vào tình hình thực tế, vải thiều Bắc Giang năm 2020 được các chuyên gia dự đoán là sẽ được mùa. Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh có trên 28.000 ha vải, sản lượng ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích vải sớm là 6.000 ha, sản lượng ước đạt 45.000 tấn; vải thiều chính vụ trên 22.100 ha, sản lượng ước đạt 115.000 tấn.
Vùng vải thiều xuất khẩu đi Nhật Bản tại huyện Lục Ngạn, Bắc Giang
Cơ hội vào các thị trường khó tính
Huyện Lục Ngạn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang được coi là thủ phủ của trái vải thiều. Những ngày này, khi vải trổ lên những trùm hoa rực rỡ, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những “nụ cười được mùa” của người nông dân.
Gia đình anh Trịnh Đình Hãnh nằm trong hợp tác xã Bình Hãnh ở xã Nam Dương có khoảng 4 ha vải thiều với hàng trăm gốc vải. Anh Hãnh tự tin, năm nay mỗi gốc có thể cho thu hoạch tới trên dưới 1 tạ vải thiều. Điều khiến anh cũng như những người trong cùng hợp tác xã phấn khởi là toàn bộ 15 ha vải của hợp tác xã năm nay đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và đã được bao tiêu với mức giá cao hơn nhiều so với mọi năm.
“Để vải đạt chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chúng tôi phải tốn rất nhiều công sức. Từ cách thức canh tác tới các loại phân bón, thuốc trừ sâu hay thời gian lúc nào bón phân, lúc nào phun thuốc đều phải tuân thủ chặt chẽ theo những yêu cầu khắt khe của phía Nhật Bản. Vất vả một chút, nhưng kết quả là 20 năm trồng vải đến nay tôi mới thấy một vụ vải đẹp như thế này.” Anh Hãnh phấn khởi.
Anh Trịnh Văn Hãnh cùng bà con trong hợp tác xã chăm sóc vườn vải xuất khẩu.
Theo Sở Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, tỉnh đã có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp (huyện Lục Ngạn) và xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên).
Cùng với việc rà soát, cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bắc Giang đang tích cực hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất vải an toàn, đúng tiêu chuẩn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng trong danh mục cho phép, ghi nhật ký sản xuất… đồng thời mời gọi doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Sau nhiều năm nỗ lực sản xuất vải thiều theo hướng an toàn sinh học, đến nay, diện tích vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh có 15.000 ha (chiếm 53% tổng diện tích vải thiều toàn tỉnh) với sản lượng ước đạt 110.000 tấn. Bên cạnh đó, vải thiều đạt chứng nhận GlobalGAP khoảng 80 ha, sản lượng ước đạt 500 tấn phục vụ các thị trường cao cấp.
Chủ động ứng phó với đại dịch
Với sản lượng được ước tính lớn, cùng với chất lượng được nâng cao, năm 2020 hứa hẹn là một năm trái vải Bắc Giang có thể vươn ra “biển lớn”. Ngoài thị trường trong nước và thị trường truyền thống Trung Quốc, Tỉnh Bắc Giang kỳ vọng năm nay trái vải thiều có thể chinh phục các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, EU…
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng toàn cầu, trái vải Bắc Giang đứng trước nguy cơ khó “trở mình”. Chính vì vậy mà địa phương đã chuẩn bị cho những bước đi thận trọng.
Video đang HOT
Là địa phương có diện tích và sản lượng vải thiều lớn nhất toàn tỉnh, dù còn gần 2 tháng nữa mới vào vụ thu hoạch chính nhưng huyện Lục Ngạn vẫn xác định sẽ sản xuất và tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh có dịch COVID-19.
Theo ông Cao Văn Hoàn-Phó Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn, nếu dịch bệnh diễn biến ở mức độ vẫn có thể giao thương và xuất khẩu, huyện sẽ kiến nghị lên các cấp cho phép khoảng 400 thương nhân người nước ngoài sang cách ly 14 ngày trước thời vụ thu hoạch chính. Khi các thương nhân này đảm bảo tình trạng sức khỏe mới cho phép họ thu mua vải thiều. Mặt khác, các chương trình xúc tiến thương mại với các thị trường nước ngoài sẽ được tiến hành trực tuyến.
Ngoài ra, các điểm thu mua vải sẽ thường xuyên áp dụng các phương án phòng chống dịch như : Người tham gia thu mua vải phải đeo khẩu trang, tại các điểm thu mua phải có nước rửa tay…
Ông Cao Văn Hoàn – Phó Bí thư Huyện ủy Lục Ngạn
Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, hàng hóa không thể giao thương qua biên giới, ông Hoàn đánh giá trường hợp này tỷ lệ xảy ra là không cao. Tuy nhiên, phía huyện cũng có những chuẩn bị nhất định.
“Giải pháp tiên quyết là phải đẩy mạnh tiêu thụ trong nước đồng thời chúng tôi sẽ tăng cường các kho lạnh có thể bảo quản quả vải tối thiểu một tháng. Sấy khô vải cũng là một phương án. Theo chúng tôi tính toán, một lò sấy vải xây dựng mất 3 ngày, nên nếu trường hợp xấu xảy ra chúng ta có thể chủ động,” ông Cao Văn Hoàn cho biết.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho hay tỉnh đã chuẩn bị 3 kịch bản để sẵn sàng ứng phó.
“Kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu được sang cả thị trường truyền thống lẫn thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là không xuất khẩu được. Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid 19 tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm.”
Ông Thái khẳng định: Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra.
Sau khi khảo sát một số mô hình vải thiều và lắng nghe ý kiến của lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng vụ vải năm nay, dịch COVID-19 sẽ gây gián đoạn thị trường, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khảo sát vùng vải thiều xuất khẩu tại huyện Tân Yên
Đánh giá cao về cơ cấu mùa vụ vải của Bắc Giang với 30% diện tích vải vụ sớm cùng với 3 kịch bản cho sản xuất, xuất khẩu, tuy nhiên lãnh đạo Bộ Y tế cũng lưu ý các biện pháp nhằm đảm bảo năm nay tiếp tục có vụ vải “được mùa, được giá.”
Đối với thị trường Trung Quốc, trong bối cảnh dịch bệnh, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị lãnh đạo tỉnh cũng cần tìm hiểu kỹ các hoạt động thông quan tại các cửa khẩu, theo phương châm xuất khẩu theo con đường chính ngạch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trực tiếp làm việc với phía Trung Quốc để tạo điều kiện tốt nhất cho các mặt hàng nông sản tươi được ưu tiên qua trước. Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang cũng phải lường trước những khó khăn bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 và tranh thủ tối đa thị trường trong nước để đảm bảo đầu ra cho vải thiều./.
Giá nguyên liệu giảm, lợi nhuận Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim tăng mạnh
Nhiều doanh nghiệp thép cải thiện biên lợi nhuận đáng kể nhờ giá nguyên liệu sản xuất thép giảm.
Giá quặng sắt giảm 10,7%, giá thép phế giảm 23% và giá cuộn cán nóng giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước quý I giảm 6% và 12,4%, xuất khẩu cũng giảm 21,3%.
Theo báo cáo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong bối cảnh thị trường toàn cầu ảm đạm nói chung, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước quý I giảm lần lượt là 6% và 12,4% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu thép các loại cũng giảm 21,3%, ghi nhận ở mức hơn 1 triệu tấn.
Đi cùng với diễn biến này thì giá nguyên liệu sản xuất thép cũng giảm theo. Nguyên liệu quan trọng nhất là giá quặng sắt đầu tháng 4 (10/4) giao dịch ở mức 83-84 USD/tấn, giảm 9,7% so cùng kỳ năm trước. Giá thép phế giảm 23% so cùng kỳ xuống 255-257 USD/tấn. Giá cuộn cán nóng HRC mức 400 USD/tấn, giảm 25% so cùng kỳ.
Giá than mỡ luyện cốc ở mức 120 USD/tấn, giảm 31% cùng kỳ năm trước. Riêng giá than điện cực tương đối ổn định, giao dịch trung bình khoảng 2.500-3.000 USD/tấn, giảm đến 72,5% so với cùng kỳ.
Nguồn: VSA
Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim tăng mạnh lợi nhuận
Sản lượng giảm nhưng giá nguyên liệu đầu biến động mạnh hơn đã giúp các doanh nghiệp lớn trong ngành cải thiện biên biên lợi nhuận gộp. Qua đó lợi nhuận sau thuế cả thiện đáng kể trong quý I.
* Niên độ tài chính 1/10-30/9. Đơn vị: %
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đầu tư nhiều lĩnh vực như gang thép, ống thép và tôn mạ, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và bất động sản. Trong đó thép là mặt hàng cốt lõi luôn đóng góp hơn 80% doanh thu và lợi nhuận. Thép của Hòa Phát làm từ các nguyên liệu như quặng sắt và than các loại. Giá quặng sắt và than giảm trong thời gian qua là yếu tố giúp Hòa Phát cải thiện lợi nhuận.
Theo BCTC hợp nhất quý I, Hòa Phát là đơn vị hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng cả sản lượng bán ra lẫn doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể, quý I tập đoàn cung cấp cho thị trường trên 732.000 tấn thép xây dựng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và nâng thị phần lên hơn 31%. Doanh thu và lợi nhuận mảng thép tăng 31% và 22%, đạt lần lượt 15.591 tỷ đồng và 2.872 tỷ đồng.
Kết hợp với sự tăng trưởng vượt bậc trong mảng nông nghiệp, Hòa Phát báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 2.285 tỷ đồng, tăng 27% cùng kỳ; mức cao nhất kể từ quý III/2018. Biên lãi gộp tăng từ 17,2% lên 19,6%.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) và Thép Nam Kim (HoSE: NKG) chuyên sản xuất tôn thép mạ cũng được hưởng lợi đáng kể khi giá cuộn cán nóng HRC ghi nhận mức giảm 18,5% trong quý I, giảm mạnh nhất trong các nguyên liệu sản xuất thép.
Quý II niên độ 2019-2020 (1/10 - 30/9), Hoa Sen đạt sản lượng tiêu thụ 338.674 tấn, giảm 8,6% so với cùng kỳ. Theo đó, doanh thu giảm 16% xuống 5.779 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận cải thiện từ 11% lên 19%, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua đã giúp lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp 3 lần, ghi nhận mức 201 tỷ đồng.
Tương tự, doanh thu quý I của Nam Kim giảm 17% nhưng lợi nhuận sau thuế lại đạt gần 42 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 102 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng chủ yếu do tỷ lệ giá vốn trên doanh thu giảm. Biên lợi nhuận gộp ở mức 9% trong khi cùng kỳ năm trước kinh doanh dưới giá vốn.
SMC giảm lãi do trích lập giảm giá đầu tư, VIS và DNY tiếp tục lỗ
Công ty Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) công bố doanh thu thuần quý I giảm 16%, đạt 3.447 tỷ đồng do sản lượng bán giảm 6% và giá bán giảm. Giá vốn giảm mạnh hơn ở mức 20% nên lãi gộp tăng 18% lên 170 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 3,4% lên 4,9%. Song, chi phí tài chính tăng 146% lên 91,2 tỷ đồng đã đẩy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 59% xuống 14,5 tỷ đồng.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính, chi phí tài chính SMC quý I phát sinh thêm khoản chênh lệch tỷ giá và trích dự phòng đầu tư tài chính lần lượt 16,3 tỷ và 26 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý, công ty có 59 tỷ đồng đầu tư tài chính vào các đơn vị như Thép Pomina (POM), Thép Nam Kim (NKG), Thép Việt Nam (TVN), Thép tấm lá TN (TNS) với giá trị đầu tư ban đầu 146,5 tỷ đồng, dự phòng 87,3 tỷ đồng.
SMC hoạt động chính trong 3 mảng là thương mại, gia công và sản xuất thép tấm; trong đó hoạt động thương mại chiếm 52% tổng sản lượng tiêu thụ với các sản phẩm như thép xây dựng, phôi, thép hình, lưới thép hàn.
Công ty Thép Việt Ý (HoSE: VIS) có quý thứ 8 liên tiếp lỗ với 41,7 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 33,6 tỷ đồng; nâng lỗ lũy kế lên 586,7 tỷ đồng. Doanh thu công ty đạt 756 tỷ đồng, giảm 26,6% cùng kỳ năm trước. Lãi gộp vỏn vẹn 46 triệu đồng, trong khi chi phí tài chính và chi phí quản lý duy trì ở mức cao 26 tỷ và 21 tỷ đồng.
Doanh nghiệp lý giải, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các công trình và dự án xây dựng sử dụng sản phẩm thép VIS bị đình trệ, các dự án xây dựng mới hầu như không triển khai làm sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Việc lưu thông hạn chế làm việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ trong kỳ đã giảm 20% cùng kỳ năm trước. Mặt khác, trong quý I, công ty thực hiện dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn đối với 2 nhà máy thép và nhà máy phôi làm phát sinh khoản lỗ chi phí cố định. Biên động tỷ giá khiến chi phí tài chính VIS tăng.
Quý I, Thép Dana Ý (HNX: DNY) vẫn tiếp tục dừng sản xuất theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng do không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án "đầu tư dây chuyền luyện thép 200.000 tấn/năm và dây chuyền cán thép 200.000 tấn/năm".
Do vậy, doanh thu quý I chỉ đạt 192 triệu đồng, chủ yếu đến từ việc thanh lý hoặc xuất trả một số vật tư thiết bị có thời hạn sử dụng ngắn. Trong khi đó, công ty vẫn phải chi trả các định phí để duy trì hoạt động như giá vốn 27,8 tỷ đồng, chi phí tài chính 14,7 tỷ đồng, chi phí quản lý 1,5 tỷ đồng. Doanh nghiệp lỗ tiếp 44 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 418 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 126 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu HPG, NKG, HSG tăng trên 30% trong vòng 1 tháng
Với kết quả lợi nhuận quý I khả quan, cả 3 cổ phiếu HPG, HSG và NKG đều có mức tăng giá ấn tượng trong vòng 1 tháng qua, trong khi nhiều cổ phiếu khác như SMC, POM, TVN, TIS, VIS không có biến động đáng kể.
Cụ thể, cổ phiếu HPG đã tăng 32% từ vùng giá 16.200 đồng/cp phiên 27/3 lên 21.400 đồng/cp chốt phiên 28/4; cổ phiếu NKG tăng từ 4.900 đồng/cp lên 6.800 đồng/cp, tức tăng 39%; HSG tăng từ 4.760 đồng/cp lên 7.350 đồng/cp, tăng 54,4%.
Nguồn: VNDirect
Ngọc Điểm
May Việt Tiến (VGG): Quý 1 bất ngờ báo lỗ 22 tỷ đồng Doanh thu sụt giảm trong khi chi phí vẫn ở mức cao khiến May Việt Tiến (VGG) lần đầu báo lỗ 22 tỷ đồng. Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (mã CK: VGG) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.475 tỷ đồng giảm 14,5% so với cùng kỳ trong khi giá vốn hàng...