Canh bông súng nấu tôm
Canh súng nấu tôm là món ăn dân dã, gần gủi với thiên nhiên thể hiện nét văn hóa ẩm thực của người Nam Bộ, rất ngon và dễ thực hiện.
NGUYÊN LIỆU
Tôm sú: 100g
Cọng súng: 200g
Bông súng: 2 cái
Ớt sừng: 1/2 trái
Hành băm, ớt cắt lát, tỏi băm
Cà chua, ngò gai, rau om
Nước mắm, muối, đường, tiêu
Bột ngọt
Video đang HOT
Giấm gạo lên men Ajinomoto
SƠ CHẾ
- Tôm rửa sạch, bóc bỏ vỏ, đầu và đuôi, bằm sơ, ướp với 1m tiêu và 1 ít Bột ngọt AJI-NO-MOTO.
- Cọng súng rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc làm 3, bỏ vào tô nước khuấy đều. Bông sung rửa sạch, để ráo. Ngò gai, rau om cắt nhỏ. Cà chua 1 trái cắt múi cau, 1 trái cắt hạt lựu.
THỰC HIỆN
Phi thơm hành tỏi băm, cho tôm vào xào sơ, thêm cà chua cắt hạt lựu vào xào đến khi cà chua mềm, cho vào 1 lít nước sôi, nêm 1m muối, 1m Bột ngọt AJI-NO-MOTO, 1/2m đường, 2M nước mắm và 3M Giấm gạo lên men LISA, nếm vị vừa ăn, cho cọng sung vào đảo đều rồi cho bông súng vào, tắt bếp.
CÁCH DÙNG
Múc canh ra tô, thêm ớt cắt lát vào, dùng nóng với cơm.
MÁCH NHỎ
Ngâm cọng súng trong thau nước rồi dùng đũa khuấy đều để làm sạch hết sợi tơ trong cọng súng. Cho cọng súng vào lúc nước canh đang sôi và tắt bếp ngay để giữ độ giòn.
"Những bông hoa trời cho" chỉ mỗi năm 1 vụ nhưng là những món ăn ngon ngọt miễn chê, đã thế còn đẹp rực rỡ cả mâm cơm đặc sản
Mỗi năm lũ về những bông súng, bông điên điển, bông bần, so đũa, lục bình, - còn được gọi là "những bông hoa trời cho" đã khuấy động bàn ăn cả vùng đặc sản bởi sự rực rỡ, ngon ngọt miễn chê và rất riêng của vùng sông nước.
Mùa lũ về còn gọi là mùa nước nổi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đó là hiện tượng lũ lụt tự nhiên ở vùng đất 9 rồng này, kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Hiện tượng đặc trưng này chỉ có ở Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia.
Mùa nước nổi là mùa bông súng nở rộ. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Mùa nước nổi đưa lũ về giúp bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại, chuột... Nước cũng mang về các sản vật như cá linh, cua đồng, lươn, rắn... đặc biệt là những bông súng, bông điên điển, bông bần, so đũa, lục bình... nở rộ, được người miền Tây chế biến thành những món ăn dân dã rất ngon miệng.
Một trong những loại bông mùa nước nổi mà gợi thuơng nhớ cho những người con miền sông nước đất 9 rồng nhiều nhất là bông súng - thứ cây làm nên hương vị đặc sản rất riêng của các món ăn sông nước miền Tây Nam Bộ.
Bông súng là loài cây thủy sinh, dễ mọc khi nước lên. Nước lên bao nhiêu thì những cây bông súng ngoi lên bấy nhiêu theo con nước, trung bình một cây bông súng dài 4-5 mét, có cây dài tới 7 mét.
Cùng với mùa bông súng là mùa thu hái bông điên điển. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Theo Đông y, cây bông súng có nhiều giá trị dinh dưỡng và các công dụng như an thần, hỗ trợ một số bệnh về tim mạch, tiêu hóa, sinh lý... Các món ăn chế biến từ bông súng cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Người miền Tây dùng bông súng làm nguyên liệu chế biến ra nhiều món ăn dân dã như lẩu bông súng, gỏi bông súng, canh chua bông súng, bông súng xào...
Đặc biệt là món ngon mắm kho bông súng là một đặc sản dân dã miền Tây.
Bông súng mua về tước vỏ, cắt khúc vừa ăn, rửa sạch, để ráo nước.
Mắm kho được làm từ cá sặc, cá linh. Món mắm kho bông súng nếu nấu với nước cốt dừa thì càng ngon, có thể thêm cà tím, thịt ba chỉ, sả, ớt... tùy nhà.
Khi mắm kho gần chín thì thả bông súng vào. Món ăn dậy mùi thơm nồng của mắm, ngậy ngậy của thịt ba chỉ, và giòn giòn của bông súng.
Canh chua bông súng. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Món canh cá chua nấu bông súng cũng rất phổ biến của cư dân mùa nước nổi. Bà con chọn cọng hoa súng màu trắng, tước vỏ, cắt khúc rồi ngâm vào nước muối loãng để cọng súng được trắng.
Canh cá chua nấu bông súng có thể kết hợp với các loại cá đồng như cá lóc, cá bông lau, cá chép, cá trắm... Khi cá gần chín thì nêm nếm gia vị vừa miệng, thêm chút me chua, rau ngò, hành hoa, mùi tàu, vài lát ớt đỏ - là được bát canh cá chua bông súng đúng chuẩn.
Một món ngon khác từ bông súng rất phổ biến, đơn giản dễ làm là món gỏi bông súng.
Bông súng hái về sau khi sơ chế sẽ được trộn với các gia vị gồm mắm, đường, nước cốt chanh. Muốn ăn tươi thì cho thêm tôm, thịt ba chỉ luộc rồi xắt mỏng miếng vừa ăn. Tất cả trộn lẫn với bông súng và chút hành tây thái lát mỏng, rắc chút lạc rang, vài lát ớt quả, hành tỏi phi... là hoàn thành món gỏi bông súng hấp dẫn.
Mắm kho bông súng. Ảnh: Vũ Thuyết Hùng
Những du khách tới miền Tây ăn món gỏi bông súng đều nói rằng những bông hoa trời cho cư dân đất 9 rồng mỗi năm 1 vụ đã làm mâm cơm rực rỡ, ngon ngọt độc đáo miễn chê. Đưa miếng bông súng vào miệng thấy giòn ngon, thanh mát giúp họ hết mệt mỏi, làm dịu đi cái nóng nực, bụi bặm dặm trường.
Món ăn dân dã ở mỗi vùng miền đều làm nên cái hồn của đất và người nơi đó. Bông súng cũng vậy, nhưng món ăn miền Tây làm từ bông súng đã làm nên hương vị đặc trưng của vùng đất 9 rồng. Hàng năm hương vị cac món ăn từ những loài cây hoa chỉ có vào mùa nước nổi lại gợi nỗi nhớ quê hương da diết của mỗi người con xa xứ.
Trưa nay ăn gì: cá kèo kho tộ hương vị thôn quê dân dã Đây là món ăn đặc trưng của Nam Bộ, thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm vì mang vị đậm đà, cay nồng. Cá kèo tuy nhỏ nhưng thịt vừa mềm vừa săn chắc, ngọt tự nhiên và ăn rất bắt cơm. Cá kèo là loại cá nước ngọt phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, thân tuy nhỏ nhưng...