Canh bóng bì bổ dưỡng, dễ làm
Cứ tới những ngày lễ hay giỗ tết là mọi nhà đều chuẩn bị món canh bóng bì. Đây có thể coi là món ăn truyền thống trong mâm cơm của gia đình làng quê người Việt. Nhưng hiện nay, nó đang dần xuất hiện ít hơn trong bữa cơm.
Bóng bì không phải là loại thực phẩm chính để chế biến món ăn mà nó được dùng để nấu kèm với rất nhiều loại rau củ khác như: cà rốt, su hào, mọc, nấm hương, tôm, súp lơ… và các loại gia vị khác. Những bát canh điểm xuyết những miếng bóng bì sẽ rất hấp dẫn.
Bóng bì được chế biến từ da lợn tinh luộc chín, lọc sạch hoàn toàn mỡ dính trên da. Sau đó đem phơi nắng già hoặc cho vào sấy cho bóng bì khô cứng. Tiếp đó cho vào lò nướng với nhiệt độ cao để bì nổ thành bóng và nở to ra thành những miếng bóng bì vàng nhạt.
Bóng bì có thể xào với thịt lợn, thịt bò, xào rau cần, cải… Trong đó phổ biến nhất là canh bóng bì. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng và cũng rất cầu kỳ.
Video đang HOT
Bóng bì mua về đem ngâm nước với một chút giấm cho mềm, nở và khử mùi hôi. Sau đó vớt ra và thái hình vuông hoặc chữ nhật. Để bóng bì sạch hơn có thể cho tiếp một chút muối hoặc rượu trắng và gừng giã nhỏ vào bóp nhẹ rồi xả lại cho sạch.
Su hào, cà rốt rửa sạch rồi thái con chì. Nấm hương ngâm nước nóng rồi rửa sạch với nước và để ráo. Chắt lại nước nấm để nấu nước dùng. Sau đó quết giò sống vào nấm và thả vào nước nóng tạo thành những viên mọc. Bóng bì đem xào qua với mỡ và gia vị cho vừa phải.
Cuối cùng nấu nước dùng, cho nước nấm hương, nước mọc vào nồi đun sôi. Sau đó thả mọc, rau củ vào đun sôi. Nêm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng cho bóng bì đã xào vào nồi và đun cho tới khi canh chín. Khi bắc nồi ra thì hành hoa và rau mùi vào cho thơm.
Chỉ cần một bát canh bóng bì là đã đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa cơm. Canh bóng bì ăn béo béo, ngọt lịm, man mát, thơm lừng mà không hề ngán. Ngày xưa, canh bóng bì là món ăn không thể không có trong bữa cỗ, trong ngày giỗ tết.
Ngày nay, để đổi gió cho bữa cơm gia đình, các bà nội trợ có thể chọn món canh bóng bì để tạo cảm giác “thèm ăn” cho các thành viên trong gia đình.
Theo PNO
Mâm cơm Tất niên của người Sài Gòn
Sài Gòn vốn là chốn đô thị năng động vào bậc nhất của Việt Nam, người dân tứ xứ đến đây định cư rất nhiều, mâm cơm tất niên giờ đã trở thành bữa cơm họp mặt bạn hữu.
Nguồn ảnh: Photobucket
Bữa cơm tất niên của người Việt là bữa ăn chia tay một năm cũ để đón năm mới với nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn. Bởi thế, nó cũng quan trọng như mâm cơm của ngày đầu năm.
Dẫu cách xa Bắc Bộ tới hàng ngàn cây số, nhưng những nét đặc trưng trong mâm cơm tất niên của hai miền Nam, Bắc có rất nhiều nét tương đồng. Vừa là mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên, vừa là mâm cơm sum họp gia đình và gặp gỡ những người bạn xa cách đã lâu.
Cũng giống như ở miền Bắc, mâm cơm cúng có đủ bốn món: giò, nem, ninh, mọc nhưng khác nhau ở cách chế biến. Món ninh là thịt heo hầm với măng tre Mạnh Tông, loại măng được cho là ngon nhất Nam Bộ để gợi cho con cháu nhớ đến tích ông Mạnh Tông trong Nhị Thập Tứ Hiếu. Món kho là thịt heo hay cá lóc kho với dừa xiêm, đây là món ăn gợi phong vị Nam Bộ nhất, nhờ hương vị thơm rất đặc trưng của dừa. Nếu Bắc Bộ cúng bánh trưng thì Nam bộ cúng bánh tét. Dẫu rằng trong cuộc sống hiện đại người ta không có nhiều thời gian để chăm lo cho bữa cỗ trong ngày tất niên như xưa, nhưng không khí ấm cúng, linh thiêng của bữa ăn ngày 30 Tết vẫn không hề thay đổi. Khác với người Bắc, uống rượu trong bữa Tất niên, người Sài Gòn thường chọn bia để lai rai do khí hậu nóng của phương Nam.
Nguồn ảnh: tin360.net
Sài Gòn vốn là chốn đô thị năng động vào bậc nhất của Việt Nam, người dân tứ xứ đến đây định cư rất nhiều, mâm cơm tất niên giờ đã trở thành bữa cơm họp mặt bạn hữu. Bữa cơm là thời điểm để mọi người chia sẻ những buồn vui của một năm đã qua. Con cái, anh em đi xa có dịp về sum họp gia đình. Sài Gòn khác với Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, ngay trong những ngày đầu của tháng 12, không khí Tết đã nhộn nhịp, đã như thôi thúc người ta về với gia đình, hướng tới tổ tiên. Không có đào, nhưng mai vàng Nam Bộ cũng gợi cho mỗi tấm lòng tha hương một nỗi nhớ quê nhà man mác. Cũng giống như mọi miền quê trên đất Việt, bữa cơm tất niên 30 Tết là lúc mà người ta tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng đón Tết, người già lau lại những lư hương, bàn thờ để mời ông bà tổ tiên về ăn bữa cơm ấm cúng cùng con cháu.
Nguồn ảnh: Photobucket
Ở Sài Gòn mâm cúng được chai thành ba mâm nhỏ hơn trên bàn thờ: giữa, trái, phải. Không chỉ cúng ông bà tổ tiên mà còn cúng cả những bà con xa qu đời mà không biết mặt, biết tên. Đây là nét tâm linh rất độc đáo trong mâm cơm Tất niên ở Nam Bộ và Sài Gòn, điều này có lẽ là do ảnh hưởng bởi tổ tiên di dân từ miền Trung vào phía Nam lập nghiệp muốn hướng về bà con nơi quê cha đất tổ. Cũng giống như người Bắc, mâm cơm cúng ông bà không có nước mắm, người Nam Bộ quan niệm, mắm là thức chấm của người Khơ - me, chúng ta chỉ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, còn mâm cơm cúng truyền thống không dùng, thường cúng nhạt, có chăng là dùng thêm muối.
Có ai đó đã nhận xét về người dân Nam Bộ và Sài Gòn thế này: "Đã tròn thì rất tròn, đã vuông thì ra vuông". Nếu có dịp được tham dự một bữa cơm Tất niên của người Sài Gòn mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói ấy.
Theo PNO
Hoa Trong Ẩm Thực Việt Hoa là một trong cái đẹp mà thiên nhiên ưu ái ban tặng con người. Trong ẩm thực Việt, hoa cũng chiếm một vị trí quan trọng, góp phần xây dựng một nền ẩm thực với những nét đặc sắc rất riêng. Hoa sen ướp trà Trà sen Đầu tiên phải kế đến nghệ thuật ướp trà bằng hoa. Thông dụng nhất là...