Cảnh báo virus đặc biệt nguy hiểm vừa xuất hiện ở Việt Nam
Virus được đính kèm trong một bức email có nội dung rất hấp dẫn nhằm dụ dỗ người dùng Việt Nam.
Cảnh báo virus đặc biệt nguy hiểm ở Việt Nam
Mới đây, hệ thống Honeypot của BKAV đã phát hiện ra một chiến dịch lừa đảo theo dạng phát tán FakeAV qua email giả mạo thư chăm sóc khách hàng của DHL – dịch vụ chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới.
Nội dung trong mail giả mạo.
Được biết, nội dung mail viết rất hấp dẫn để dụ dỗ người dùng mở file đính kèm: “Bưu kiện đã được gửi tới địa chỉ nhà của bạn và sẽ đến nơi trong vòng 3 ngày làm việc. Thông tin chi tiết và mã số biên nhận (tracking number) được đính kèm trong tài liệu dưới đây”. Nếu làm theo chỉ dẫn này, người dùng vô tình mở cửa để FakeAV nguy hiểm lây lan vào máy tính của mình. Virus khi lây nhiễm sẽ download FakeAV từ một server đặt tại Nga.
Video đang HOT
Địa chỉ download FakeAV.
Cũng theo thông tin từ BKAV, hiện tại Việt Nam đã có khoảng 7.500 máy tính bị nhiễm virus “chuyển phát nhanh” này. Ngoài các phiền phức thường gặp, virus có thể kiểm soát máy tính nạn nhân, đe dọa tống tiến hay phổ biến hơn là biến máy tính bị nhiễm thành công cụ gửi spam đến các máy tính khác. Đánh vào tâm lý hiếu kỳ của người dùng internet, virus giả mạo dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu người dùng Việt Nam không đề cao cảnh giác trong khoảng thời gian này.
FakeAV được đánh giá là một trong những dòng trojan có tốc độ lây lan rất nhanh. Xuất hiện trên máy tính với giao diện của một phần mềm diệt virus sau đó dẫn dụ người dùng truy cập tới các website diệt virus trực tuyến (giả mạo) để tải về nhiều mã độc.
Tham khảo: Blog BKAV
Google dẫn đầu danh sách công ty uy tín nhất ở Mỹ
Trong bảng thống kê mới đây của Haris Interactive, Google lại một lần nữa chiếm vị trí uy tín số một tại Mỹ (lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao/ internet). Bảng thống kê đưa ra 60 công ty uy tín nhất ở Mỹ, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ 30.000 cộng tác viên. Những cộng tác viên này được đề nghị đánh giá các công ty dựa trên 20 đề mục theo 6 tiêu chí: trách nhiệm xã hội, tính thân thiện, chỉ tiêu tài chính, chất lượng sản phẩm – dịch vụ, môi trường làm việc.
Google được chấm ở mức điểm 84,5/100. Ngoài hãng này, trong top 10 của bảng thông kê còn có Apple ở vị trí thứ 5, Intel ở vị trí thứ 6, Amazon ở vị trí thứ 8, Sony ở vị trí thứ 14, Microsoft từ ví trí trong top 10 trước đây đã tụt xuống 6 bậc. Một điều đặc biệt khi lần đầu tiên Facebook đã lọt vào danh sách dù ở vị trí khiêm tốn 31.
Như vậy, mặc dù vướng vào nhiều cuộc điều tra của các cơ quan chức năng cũng như đang bị nghi ngờ thu thập trái phép dữ liệu cá nhân, nhưng trong mắt người dùng: ông trùm tím kiếm vẫn được đánh giá số một về độ uy tín.
Theo PLXH
Thêm 24,6 triệu thông tin khách hàng của Sony bị đánh cắp
Bên cạnh cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu của 70 triệu khách hàng trên hệ thống PlayStation Network, Sony mới đây đã thừa nhận một cuộc tấn công khác đã bị lấy cắp thông tin của 24,6 triệu khách hàng trên hệ thống Sony Online Entertainment.
Cuộc tấn công mới đây của Hacker khiến hệ thống PlayStation Network của Sony bị ngưng hoạt động trong khoảng thời gian dài không xác định không phải là cuộc tấn công duy nhất nhằm vào hãng điện tử đến từ Nhật Bản. Mới đây Sony đã thừa nhận thực chất vẫn còn một cuộc tấn công khác tấn công server của hãng vào các ngày 16-17/4.
Theo Sony, mục tiêu trong cuộc tấn công lần này của hacker là người dùng trong hệ thống giải trí trực tuyến Sony Online Entertainment (SOE). Có nhiều khả năng, thông tin của khoảng 24,6 triệu tài khoản của người dùng, bao gồm cả những tài khoản đã hết hạn từ năm 2007, đã bị đánh cắp.
Sony Online Entertainment, mục tiêu khác của Sony đã bị hacker nhắm đến
Thông tin của người dùng bị đánh cắp trong cuộc tấn công này bao gồm khoảng 12.700 số thẻ tín dụng và thẻ debit của người dùng bên ngoài nước Mỹ, cũng như ngày hết hạn của các loại thẻ trên. Nhưng rất may, mã bảo vệ của các loại thẻ trên không bị đánh cắp.
Ngoài ra còn có các thông tin cá nhân của người dùng, như tên, địa chỉ nhà, địa chỉ email, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, tên đăng nhập và mật khẩu cũng đã bị hacker đánh cắp. Thậm chí, khoảng 10.700 người dùng bị đánh cắp cả thông tin về tài khoản ngân hàng như số tài khoản, tên khách hàng, tên tài khoản, địa chỉ khách hàng...
Trong khi điều tra về cuộc tấn công, hệ thống của SOE đang tạm thời ngừng hoạt động. Sony cũng đã gửi lời xin lỗi tới các khách hàng và hứa sẽ gửi email đến tất cả những khách hàng đã bị đánh cắp thông tin để cảnh báo.
Mới đây, Sony cũng đã phải gửi lời xin lỗi đến các khách hàng của dịch vụ PlayStation Network vì thông tin của hơn 70 triệu khách hàng bị đánh cắp và sự phản ứng chậm trễ của Sony trong việc khắc phục hậu quả.
Sau vụ việc này, uy tín về khả năng bảo mật thông tin khách hàng của Sony đã bị giảm sút đáng kể và người dùng đang mất dần lòng tin vào những sản phẩm của Sony.
Theo Dân Trí
Đi mua đồ cũ nên chú ý đến yếu tố gì? Có quá nhiều yếu tố khi đi mua đồ "second hand" khiến người mua "hoảng loạn". Vậy phải ưu tiên điều gì khi mua các sản phẩm này? Đi mua đồ cũ đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của các giao dịch đồ công nghệ. Thậm chí, ở một số mặt hàng, giao dịch đồ "second hand" (2nd) có...