Cảnh báo về tình trạng sử dụng lính trẻ em tại Mali
Trong buổi họp báo ngày 17/8 tại Geneva, Thụy Sĩ, phát ngôn viên của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc ( UNICEF) đã cảnh báo tình trạng sử dụng trẻ em vào các mục đích quân sự tại Mali
Các tay súng Hồi giáo Mali phá hủy một ngôi đền cổ tại Timbuktu ngày 1/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)
UNICEF đồng thời yêu cầu các bên trong cuộc xung đột, những người có trách nhiệm và các thành viên trong cộng đồng tại Mali bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị ép buộc cầm súng.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, UNESCO đã nhận được những thông tin từ các nguồn tin cậy cho biết các nhóm vũ trang tại Bắc Mali đang tuyển dụng và sử dụng ngày càng nhiều trẻ em vào các mục đích quân sự.
Số trẻ em đang bị lạm dụng vào các mục đích này ước tính lên tới hàng trăm em và đang có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo của UNESCO, tháng Bảy vừa qua, đã có ít nhất 175 thiếu niên nam từ 12 tới 18 tuổi được tuyển dụng vào các nhóm vũ trang tại phía Bắc Mali.
UNICEF cho rằng việc trẻ em tham gia tích cực vào các cuộc chiến như một chiến binh hay với vai trò hậu cần đều có thể bị tác động xấu tới sức khỏe và tâm lý về lâu dài.
Cơ quan bảo vệ quyền trẻ em này khẳng định việc tuyển dụng trẻ em dưới 18 tuổi vào các mục đích quân sự là vi phạm luật pháp quốc tế và bị coi là tội ác chiến tranh.
Trong trường hợp trẻ em bị tuyển dụng dưới 15 tuổi, sẽ được coi là tội ác chống lại loài người.
Cuộc xung đột vũ trang cùng với nạn hạn hán hoành hành tại Bắc Mali đã khiến hàng chục nghìn gia đình phải rời bỏ nhà cửa. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em luôn ở mức báo động và các trường học liên tục phải đóng cửa trong năm.
Tính tới giữa tháng 8/2012, UNICEF mới nhận được 28% trong số 58 triệu USD kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em tại Mali trong năm 2012./.
Theo TTXVN
Những đứa trẻ sợ tiếng máy bay
Cuộc xung đột chính trị ở Yemen đã đẩy đất nước tới bên bờ vực, trong đó, trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Kẹt trong cuộc chiến
Nazha Mohammed tái xanh, nằm yên trong vòng tay mẹ. Mới 2 tháng tuổi, em là một trong số các bé đang trú tại một trường cấp 3, nơi hàng trăm người Yemen lánh khỏi cuộc xung đột. "Không có sữa cho con bé", Mohammed Yahya, cha em nói.
Trẻ em phải ở tạm trong hang đá ở Arhab (Yemen) sau khi bị buộc rời khỏi làng do xung đột.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng tăng cao. Trẻ em dễ nhiễm bệnh hơn bao giờ hết. Nhiều em còn phải trở thành lính chiến bất đắc dĩ và hy sinh trong bom đạn. Nhiều trường học phải đóng cửa.
Các thiếu nữ, đặc biệt là ở nông thôn còn phải gánh lấy trách nhiệm nặng nề hơn. Nhiều nhân viên cứu trợ lo ngại rằng các gia đình sẽ gả con gái đi để giảm bớt áp lực tài chính.
Nhiều em còn gặp ác mộng hàng đêm. "Cứ nghe thấy tiếng máy bay là các em sợ hãi và bỏ chạy", Safaa Ali, một nhân viên Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF cho biết.
Rất nhiều người Yemen đã tới Aden sau khi sơ tán do xung đột tại tỉnh Abyan, nơi lực lượng Chính phủ đang giao tranh với các phần tử thuộc mạng lưới al-Qaeda. Dân tị nạn dựng trại trong khoảng 60 trường học ở thành phố cảng miền Nam, trong đó có hàng chục nghìn trẻ em.
Tại trường Lutfi, 76 gia đình với 150 trẻ em cư trú trong các lớp học. Các bé trai, một số mới chỉ 8 tuổi, phải đi rửa ô tô hoặc bán đồ ăn trên đường để trợ giúp gia đình.
Salah Nasser Nashir, 34 tuổi, tị nạn khỏi Zinjibar từ tháng 7. Tháng trước, vợ anh bị mất máu trong thai kỳ. Khi anh đưa vợ tới bệnh viện, người ta yêu cầu anh phải mua máu hoặc nhanh chóng tìm người hiến máu.
Anh liền đem bán một số khẩu phần thực phẩm được nhận từ các tổ chức cứu trợ và mang tiền đó mua máu để cứu vợ. Người mẹ sống sót, nhưng thai nhi thì không cứu được.
Không cho dùng văcxin Mỹ
Trong tất cả các nước Ả rập chịu ảnh hưởng từ những cuộc nổi dậy hồi năm ngoái, Yemen là nước nghèo nhất, kém phát triển nhất. Đất nước lâu nay phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ nội chiến ở miền Bắc cho tới phong trào ly khai ở miền Nam. Tình trạng này đã cản trở hoạt động của các tổ chức nhân đạo ở nhiều nơi.
Năm ngoái các thủ lĩnh Shiite Houthi đã không cho trẻ em được tiêm chủng vì văcxin được sản xuất ở Mỹ. "Có thể anh đang tìm cách đầu độc trẻ em của chúng tôi", một quan chức Houthi nói với đại diện UNICEF.
Cuối cùng UNICEF phải chuyển sang dùng văcxin sản xuất ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, do Yemen bị chia thành nhiều trung tâm quyền lực nên các nhân viên cứu trợ phải có được sự cho phép của 20 - 30 thủ lĩnh bộ tộc trước khi làm việc ở một vùng.
Chính phủ của Tổng thống Ali Abdullah Saleh vẫn cố bám trụ lấy quyền lực dù đã nhiều năm "bị thất sủng" ở phần lớn các vùng trên cả nước.
Ở một đất nước mà phần nửa dân số dưới 18 tuổi, nhiều nhân viên cứu trợ lo ngại rằng, xung đột chính trị và những vấn đề phát sinh sẽ còn ảnh hưởng tới nhiều thế hệ sau.
Theo Bee.net.vn
Tổng thống Mali yêu cầu lập CP đoàn kết dân tộc Ngày 12/8, Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore đã tái bổ nhiệm ông Cheick Modibo Dierra giữ chức Thủ tướng, đồng thời yêu cầu ông Dierra phải thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc mới trong vòng 72 giờ tới. Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore. (Nguồn: AFP/TTXVN). Trước đó, sáng 12/8, Hội đồng Hồi giáo tối cao Mali...