Cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nếu có 1 trong 5 biểu hiện sau khi uống nước dưới đây
Khó nuốt, uống nhiều nước nhưng không đi tiểu, uống nước bị đầy hơi,… là những dấu hiệu sức khoẻ nghiêm trọng cần chú ý.
Nước chiếm 75% trọng lượng của cơ thể và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thải độc cũng như điều chỉnh thân nhiệt và giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua quá trình ăn uống,…
Nhiều nghiên cứu cũng đã kết luận rằng người ta chỉ có thể nhịn uống nước từ 3 đến 5 ngày nhưng lại có thể nhịn ăn tới một tháng.
Dưới đây là những dấu hiệu nếu sau lần nào uống nước cũng bị chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề mà bạn cần chú ý để thăm khám sức khỏe sớm.
1. Cảm thấy khó nuốt: Ung thư thực quản
Theo Sohu thì những người có bệnh lý ở vùng hầu họng, vùng thực quản hay có biểu hiện khó nuốt ngay cả khi uống nước, một số khác còn có biểu hiện nôn mửa nếu như cố nuốt xuống. Lúc này có thể thực quản đã bị chèn ép – dấu hiệu có khối u ung thư thực quản điển hình.
Do vậy mà nếu lần nào uống nước cũng cảm thấy khó nuốt thì bạn cần chú ý tới việc tầm soát ung thư thực quản hay thăm dò vùng hầu họng sớm để phát hiện các tổn thương bất thường.
Khối u thực quản gây ra tình trạng khó nuốt kể cả khi uống nước (Ảnh: Internet)
Một số dấu hiệu ung thư thực quản khác như:
Tăng tiết tuyến nước bọt do việc nuốt nghẹn khiến nước bọt không thể xuống dạ dày và luôn phải nhổ nước bọt ra ngoài.
Buồn nôn và nôn: nôn bao gồm cả thức ăn và chất lỏng, xảy ra trong và ngay sau bữa ăn; chất nôn có thể dính máu nhưng không lẫn với dịch vị.
Tụt cân, thiếu máu.
Khó thở nếu khối u đã xâm lấn ra ngoài thực quản.
Khàn tiếng, mất giọng, ho trên 2 tuần không khỏi.
Đau tức ngực khi nuốt, đau vùng thượng vị, đau ngực, đau lưng.
2. Đầy hơi sau khi uống nước: Bệnh gan
Việc bị đầy hơi sau khi uống nước với biểu hiện bụng phình to có thể là dấu hiệu của bệnh gan như xơ gan, ung thư gan. Bụng phình to bất thường hay còn gọi là cảm giác chướng bụng, bụng bị căng tức khó chịu.
Video đang HOT
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng chướng bụng khác:
- Nấm men trong đường ruột đang phát triển quá mức.
- Chứng không dung nạp thực phẩm.
- Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh mẫn cảm, không dung nạp gluten.
- Kháng insulin.
- Ăn uống kết hợp thực phẩm không đúng cách.
- Ăn uống không đúng giờ.
- Thiếu men tiêu hóa bao gồm cả chứng không dung nạp đường sữa.
- Rối loạn hệ vi khuẩn của đường ruột hay còn gọi là vi sinh vật trong ruột phát triển quá mức hay ruột xuất hiện ký sinh trùng.
Những người bị xơ gan, ung thư gan mỗi khi uống nước đều gây ra tình trạng trướng bụng (Ảnh: Internet)
3. Không đi tiểu: Bệnh thận
Một người khỏe mạnh khi uống nước đầy đủ sẽ đi tiểu từ 6 đến 7 lần/ngày, tuy nhiên nếu bạn uống nhiều nước mà vẫn không có cảm giác muốn đi tiểu lần nào thì chứng tỏ là cơ thể của bạn đang bị mất nước ở mức độ nghiêm trọng – đây cũng là biểu hiện của việc thận đang có vấn đề.
Những dấu hiệu nhận biết chức năng thận đang bị suy giảm:
- Phù nề do thận không thể loại bỏ được các chất lỏng dư thừa khiến chúng tích tụ trong cơ thể và gây phù mặt, phù cổ chân, phù bàn chân,…
- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung.
- Ngứa do các chất cặn bị tích tụ trong máu.
- Hơi thở có mùi amoniac do chứng ure huyết, bạn cũng có thể không thích ăn thịt nữa.
- Buồn nôn và nôn.
- Thở nông do chất lỏng tích tụ trong phổi.
- Ớn lạnh do thiếu máu.
- Đau ở lưng hoặc đau ở cạnh sườn.
4. Phù nề sau khi uống nước: Bệnh thận
Nếu quan sát thấy nhiều lần sau khi uống nước cơ thể của bạn bị phù nề thì có thể là do chức năng thận bị suy giảm, thận không thể đào thải bớt các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể – từ đó gây ra phù nề ở mặt, cổ chân, bàn chân,…
5. Uống nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khô cổ: Đái tháo đường
Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Nếu như bạn uống bao nhiêu nước mà vẫn cảm thấy khát, cổ bị khô đồng thời đi tiểu nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Nếu vẫn cảm thấy khô rát họng sau khi uống nước thì hãy cẩn thận với bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)
Theo Aboluowang, nếu uống nhiều nước mà vẫn thấy khô miệng thì rất có thể bạn đã bị thiếu hụt vitamin, nóng trong người hoặc là mắc một số bệnh nha chu.
Một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường:
- Hơi thở có mùi khó chịu do miệng bị khô sẽ không tiết ra đủ nước bọt để có thể rửa trôi vi khuẩn và giúp cân bằng độ pH trong miệng.
- Mắt bị mờ do chất lỏng có thể hình thành trong tròng mắt khi lượng đường gia tăng trong máu.
- Chân tay bị tê bì, có cảm giác châm chích.
- Vết bầm, vết thương lâu lành, hệ miễn dịch suy giảm do nồng độ đường trong máu cao, mạch máu bị thu hẹp.
- Sụt từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân trong 6 tháng.
- Mệt mỏi dù nghỉ ngơi đủ.
- Bị nhiễm nấm âm đạo.
- Những đốm tối màu xuất hiện trên cổ, xuất hiện ở nách và xương chậu là các dấu hiệu sớm và rất phổ biến cho thấy rằng nồng độ insulin trong cơ thể đang có vấn đề.
- Bị ngứa ngáy, da khô.
Nuốt nghẹn dấu hiệu cảnh báo ung thư nguy hiểm
Ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến ở cả hai giới, bệnh thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác.
Nuốt nghẹn dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản.
Nuốt nghẹn đi khám ra ung thư
Đang điều trị ung thư thực quản tại Bệnh viện K, ông Trần Văn N. 66 tuổi quê tại Nam Định cho biết "Tôi phát hiện căn bệnh này cách đây không lâu, thời gian đầu chỉ nghĩ ho, viêm họng bình thường nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Hơn tháng sau thì thấy nuốt nghẹn, chán ăn nên đi khám thì được biết mình không may mắc căn bệnh ung thư thực quản.
Hay trường hợp của ông Đỗ Văn B. - 61 tuổi, quê Thái Bình, từ trước Tết ông B. đã có triệu chứng nuốt nghẹn, chán ăn và hay đau ở vùng thượng vị. Ông B. nghĩ bệnh do thực quản trào ngược của mình từ vài năm trước nên cố chịu đựng ra tết đi khám. Sau khi ăn tết xong, tình trạng nặng hơn, ông B. tìm tới bác sĩ khám thì được bác sĩ chẩn đoán theo dõi ung thư thực quản.
Kết quả nội soi thực quản bít tắc lại do khối u, loét, kèm theo chảy máu. Gia đình chuyển lên Bệnh viện K trung ương khám lại lần nữa. Khi khám, bác sĩ nội soi, bấm sinh thiết vùng tế bào, 5 ngày sau, kết quả vẫn là tình trạng ung thư thực quản.
Ông B. và ông K đều có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu. Đây là hai thủ phạm gây nên ung thư thực quản phổ biến ở nước ta.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Việt Hà Nội, cho biết ung thư thực quản là căn bệnh khá phổ biến thường gặp ở nam nhiều hơn nữ giới, bệnh thường phát triển thầm lặng, ở giai đoạn đầu không có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ gây lầm tưởng với những bệnh lý thông thường khác. Chỉ đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn hơn các triệu chứng mới rõ ràng nhận thấy như nghẹn, khó nuốt, đau rát cổ họng......
Bác sĩ An cho biết nguyên nhân của ung thư thực quản hiện nay chưa xác định rõ nhưng các yếu tố như lạm dụng rượu, bia và thuốc lá: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn khoảng 8 - 10 lần so với người bình thường. Thời gian hút càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Nếu vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu mạnh, sẽ càng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh
Theo bác sĩ An, triệu chứng dễ cảm nhận và gặp ở đa số bệnh nhân ung thư thực quản đó là nuốt nghẹn. Lúc đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện khó nuốt nhưng không cảm thấy đau. Khi bệnh nặng hơn, khó nuốt sẽ kèm thêm đau. Lúc đầu, bệnh nhân chỉ khó nuốt với thức ăn rắn, về sau khó nuốt với cả thức ăn lỏng, thậm chí nuốt nước bọt cũng thấy đau và khó thực hiện.
Dấu hiệu khác đó là người bệnh thường xuyên có hiện tượng chảy nước bọt kèm theo hơi thở mùi hôi khó chịu, ợ hơi, sặc khi ăn uống. Sụt giảm cân rõ rệt, xảy ra tình trạng mất nước và dần dần là suy kiệt do không ăn và nuốt được.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân.
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy rát họng, ho kéo dài, thậm chí ho ra máu.
Khi có các dấu hiệu trên, bác sĩ sẽ nghi ngờ và tiến hành nội soi thực quản. Việc chẩn đoán ung thư thực quản còn dựa vào các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cận lâm sàng khác.
Bác sĩ An nhấn mạnh để chẩn đoán chính xác ung thư thực quản, bệnh nhân cần được nội soi kết hợp với siêu âm và sinh thiết để có thể nhìn thấy hình ảnh bất thường về hình dạng của thực quản cũng như các tổ chức ung thư hoặc các bất thường của tổ chức dẫn đến ung thư hoặc các tổn thương khác.
So với các bệnh ung thư khác, ung thư thực quản vẫn là bệnh có tiên lượng thấp. Để phòng bệnh, bác sĩ An khuyến cáo mọi người kkông hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá có chứa các chất kích thích độc hại gây kích thích tế bào ung thư thực quản. Ngoài ra, cần hạn chế lạm dụng uống bia rượu: do uống rượu trong thời gian dài sẽ gây hậu quả nặng nề, làm phá hủy niêm mạc thực quản và dạ dày.
Áp dụng chế độ ăn khoa học và chia nhỏ bữa ăn trong ngày: chế độ ăn uống nhiều rau quả, trái cây sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư thực quản. Vì thế cần ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, nhiều đạm và giàu protein, rau xanh, ngũ cốc, trà xanh.... Bên cạnh đó, cần tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán nhiều lần, đồ cay nóng...cũng giúp ngăn ngừa tổn thương ở thực quản, phòng ung thư thực quản hiệu quả.
Theo infonet
Đau bụng không nhất thiết là vấn đề về đường tiêu hóa: Nếu bị đau ở 8 vị trí này trên bụng, bạn phải cảnh giác ngay Đau bụng rất khó để biết chính xác được đó là bệnh gì, nhưng nếu bạn chịu quan sát kỹ, nhận biết cơn đau xuất hiện ở vị trí nào thì có thể tự chẩn đoán được nguyên nhân. Đau bụng là một triệu chứng rất phổ biến. Mặc dù hầu hết các lý do thường là do ăn uống không đúng cách...