Cảnh báo vaccine của Pfizer làm tăng khả năng phát triển bệnh máu hiếm gặp
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Trung tâm Y tế Shamir ngày 21/6 cho biết các nhà nghiên cứu của Israel vừa phát hiện ra rằng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer/ BioNTech làm tăng khả năng phát triển bệnh máu hiếm gặp do chứng xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP).
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một trung tâm tiêm chủng ở Tel Aviv, Israel ngày 31/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
TTP là một bệnh lý miễn dịch hiếm gặp, nguyên nhân là sự hình thành các cục máu đông trong một vài cơ quan nội tạng người. Các triệu chứng thường gặp là cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, rối loạn thần kinh, xuất huyết và đau ở ngực. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể gia tăng cơ hội phục hồi cho bệnh nhân lên tới 80% so với chỉ 10% trong quá khứ.
Mối lo ngại về sự liên quan giữa vaccine ngừa COVID-19 với bệnh TTP đã tăng lên sau khi gia tăng các ca bệnh về máu ở Israel, vốn chỉ 2-3 ca/năm lên 4 ca/tháng. Theo Trung tâm Y tế Shamir, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện sự liên quan theo thời gian giữa việc tiêm chủng với sự bùng phát các triệu chứng của căn bệnh. Trung tâm Shamir kêu gọi những bệnh nhân đã phục hồi sau điều trị bệnh TTP chỉ được tiêm vaccine phòng COVID-19 theo chỉ định y tế đặc biệt và cần được theo dõi chặt chẽ về lâm sàng tại cơ sở y tế sau khi tiêm chủng.
Trung tâm Shamir cũng khuyến nghị những người khỏe mạnh duy trì cảnh giác sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh TTP.
Mỹ chia sẻ 55 triệu liều vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam
Ngày 21/6, Nhà Trắng công bố kế hoạch cung cấp 55 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 còn lại trong tổng số 80 triệu liều vaccine mà Mỹ đã cam kết nhằm giúp đỡ các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết, khoảng 41 triệu trong số 55 triệu liều vaccine nói trên (tương đương 75%) sẽ được phân bổ cho các nước ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe, châu Á và châu Phi thông qua chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX, trong khi 14 triệu liều còn lại (tương đương 25%) sẽ được chia sẻ cho "các khu vực ưu tiên", bao gồm Colombia, Argentina, Iraq, Ukraine, Bờ Tây và Gaza.
Cụ thể, khoảng 14 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ được phân bổ cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe, gồm Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Ecuador, Paraguay, Bolivia, Uruguay, Guatemala, El Salvador, Honduras, Haiti và các quốc gia thuộc Cộng đồng Caribe (CARICOM), Cộng hòa Dominica, Panama và Costa Rica. Khoảng 16 triệu liều cho châu Á, gồm Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan (Trung Quốc), Campuchia và quần đảo Thái Bình Dương. Khu vực châu Phi sẽ được nhận 10 triệu liều vaccine và các nước sẽ được lựa chọn với sự phối hợp của Liên minh châu Phi (AU).
Thông báo của Nhà Trắng nêu rõ khi Mỹ tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19 ở trong nước và nỗ lực chấm dứt đại dịch trên toàn thế giới, Tổng thống Joe Biden đã cam kết rằng "Mỹ sẽ là một kho vaccine cho thế giới", đồng thời cho biết những liều vaccine này sẽ được sử dụng cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất, chẳng hạn như nhân viên y tế.
Kế hoạch này được thực hiện đúng theo cam kết của Tổng thống Biden, đó là hỗ trợ các nước tổng cộng 80 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do Mỹ sản xuất, trong đó 20 triệu liều vaccine từ các hãng Pfizer Inc., Moderna Inc. hoặc Johnson & Johnson (vốn trước đây chỉ được phép tiêu thụ nội địa) và 60 triệu liều vaccine AstraZeneca.
Đầu tháng này, Mỹ đã thông báo kế hoạch chia sẻ 25 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho các nước, trong đó 19 triệu liều được chia sẻ theo chương trình COVAX.
Thủ tướng Canada bảo vệ quyết định gia hạn lệnh đóng cửa biên giới với Mỹ Ngày 18/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã lên tiếng bảo vệ quyết định của chính phủ về việc gia hạn các hạn chế đối với hoạt động đi lại không thiết yếu đến Mỹ. Cửa khẩu biên giới Canada - Mỹ tại Lansdowne, bang Ontario (Mỹ) đóng cửa do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Thủ tướng Trudeau, tỷ lệ tiêm chủng vaccine...