Cảnh báo trẻ mất nước, rối loạn ý thức vì sai lầm khi bù oresol
B.é tra.i 9 tháng tuổ.i ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức.
Gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước) để bù nước cho trẻ.
Ngày 26/12, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin về ca bệnh trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nghiêm trọng, do tăng natri má.u vì bù nước sai cách.
B.é tra.i 9 tháng tuổ.i ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng mất nước nặng và rối loạn ý thức. Trước đó, trẻ được chẩn đoán mắc tiêu chảy cấp và được chỉ định điều trị tại nhà.
Khi pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, tuyệt đối không ước lượng, vì pha loãng quá hay đặc quá đều nguy hiểm cho trẻ (Ảnh minh họa: Getty).
BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, khai thác thông tin từ gia đình cho thấy người lớn đã pha oresol sai cách.
Theo đó, gia đình đã pha oresol không đúng tỷ lệ (chỉ sử dụng nửa gói oresol với 70ml nước thay vì pha toàn bộ gói thuố.c với 200ml nước đun sôi để nguội như hướng dẫn) và cho trẻ uống.
Video đang HOT
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri má.u (hàm lượng muối trong má.u tăng cao). Ngay lập tức trẻ được các bác sĩ điều trị bù dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải, hiện sau hơn 1 tuần điều trị theo phác đồ, sức khỏe của bé đã ổn định và được ra viện.
BS Hùng cho biết, tiêu chảy cấp là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong điều trị tiêu chảy, bù nước bằng oresol rất quan trọng, để phòng tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Tuy nhiên, việc sử dụng oresol không đúng cách có thể gây tác dụng phụ và làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ.
Triệu chứng nổi bật của bệnh là tình trạng mất nước, mỗi trẻ có các dấu hiệu khác nhau như: khát nước, nôn, đi ngoài, môi khô, mắt trũng, sụt cân, tùy theo các mức độ. Trong tình trạng nặng có thể gây rối loạn điện giải, sốc giảm thể tích, nhiễm khuẩn,… thậm chí có thể gây suy đa tạng, t.ử von.g.
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, do nhiều nguyên nhân gây ra, từ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, ăn phải thức ăn không đảm bảo…
Tiêu chảy ở mức độ nhẹ, gia đình hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, bù nước đúng cách cho trẻ.
Còn khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu như: sốt cao liên tục không đáp ứng thuố.c hạ sốt, trẻ nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày hoặc có biểu hiện khát nước, ăn uống kém, bỏ bú, phân có má.u, bụng chướng, quấy khóc… cần cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước bằng oresol theo đúng hướng dẫn. Hiệu quả của oresol chỉ đạt được khi pha đúng liều lượng, nếu pha quá đặc hoặc quá loãng, có thể gây rối loạn điện giải, thậm chí dẫn đến tổn thương não, t.ử von.g ở trẻ nhỏ.
Theo đó, BS Hùng hướng dẫn pha và sử dụng oresol cho trẻ:
- Đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol trên bao bì, tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng quy định… Ví dụ, một gói oresol theo hướng dẫn pha với 200ml thì cần pha chính xác 200ml nước, không ước lượng hoặc đong bằng các dụng cụ đo lường không chính xác, không pha nhiều nước hơn hay ít nước hơn.
- Cho trẻ uống oresol từng thìa nhỏ (với trẻ nhỏ) hoặc từng ngụm (với trẻ lớn). Uống liên tục nhiều lần trong ngày, sau mỗi lần trẻ đi ngoài.
- Chỉ sử dụng dung dịch trong vòng 24 giờ sau khi pha.
Một sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm
Con tôi bị sốt xuất huyết, tôi muốn cho trẻ đi truyền dịch vì nghe nói sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước.
Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng hay không?
Con tôi bị sốt xuất huyết, tôi muốn cho trẻ đi truyền dịch vì nghe nói sốt cao sẽ khiến cơ thể mất nước. Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng hay không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM
Nhiều phụ huynh thường nghĩ khi mắc bệnh sốt xuất huyết, sốt cao kèm theo không thể ăn uống sẽ khiến cơ thể trẻ mất nước. Chính vì thế, không ít cha mẹ vội vã đưa con đến các phòng khám tư nhân để truyền dịch, bù nước.
Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm.
Khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, trong 48 giờ đầu, cha mẹ không nên can thiệp gì để tránh là.m tìn.h trạng bệnh của con trở nặng. Sau khoảng thời gian ấy, bác sĩ sẽ đán.h giá tình trạng cô đặc má.u của trẻ để quyết định có nên truyền dịch hay không.
Trong một vài trường hợp, người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ được bác sĩ chỉ định truyền dịch. Nếu trước đó, người bệnh đã tự ý truyền dịch sẽ khiến dư thừa dịch trong má.u. Lúc này, lượng dịch thừa sẽ tái hấp thu khiến cơ thể bị phù, gây khó khăn cho bác sĩ cũng như làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường sẽ sốt cao, cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn, tăng quá trình trao đổi chất, gây ra nguy cơ mất nước. Hơn nữa, khi sốt, thói quen ăn uống thường bị thay đổi, vì vậy sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể có thể khó duy trì.
Chính vì thế, việc bổ sung nước đầy đủ cho trẻ bị sốt xuất huyết là rất quan trọng. Cha mẹ nên cho con uống nước nhiều hơn so với thông thường (tăng khoảng 500 ml). Lưu ý, nên chia nhỏ lượng nước uống ra để tránh tình trạng trẻ đầy bụng.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho con uống oresol hoặc ăn canh nhiều hơn như một liệu pháp bù nước cho cơ thể. Cha mẹ hạn chế cho con uống các loại nước có màu đỏ, đen, để tránh nhầm lẫn với má.u trong trường hợp trẻ bị xuất huyết dạ dày.
Cách dùng đúng thuố.c điều trị tiêu chảy cấp do virus Tiêu chảy cấp do virus thường xuất hiện trong mùa hè, đặc biệt là sau mùa mưa lũ. Do lúc này thời tiết, môi trường, nguồn nước dễ bị ô nhiễm dẫn đến virus lây lan. Cần dùng thuố.c điều trị tiêu chảy cấp do virus như thế nào? Cách nhận biết tiêu chảy cấp do virus Tiêu chảy cấp do virus thường...