Cảnh báo tình trạng trẻ em thừa cân nhưng thiếu chất
Nhiều trẻ em hiện nay đang thừa cân được “che đậy” bởi cơ thể mũm mĩm khiến các bậc cha mẹ khó nhận ra vấn đề của con mình để có giải pháp kịp thời.
Trẻ em và học sinh trong các trường học hiện nay chiếm gần 1/4 dân số Việt Nam (khoảng gần 23 triệu người). Đây là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển thể chất, tinh thần và hình thành các hành vi lối sống. Tình trạng sức khỏe ở lứa tuổi này sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Nhiều trẻ nhỏ thừa cân nhưng vẫn thiếu chất. Ảnh minh họa
Một vấn đề đặc biệt quan trọng với trẻ em lứa tuổi đi học, đó là ở nước ta, tỷ lệ nhẹ cân còn phổ biến, đồng thời thừa cân, béo phì ở học sinh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt khu vực thành thị. Đây chính là gánh nặng kép về dinh dưỡng trẻ em Việt Nam.
Theo một số liệu được Viện Dinh dưỡng công bố, tỷ lệ béo phì ở trẻ em tại nội thành TP Hồ Chí Minh đã vượt 50%, ở Hà Nội vượt 41%. Một thực trạng thực sự rất đáng quan ngại là chính các bậc phụ huynh lại đang không nhận thức đúng tình trạng béo phì thừa cân của con mình.
Video đang HOT
Cụ thể, theo một điều tra tại Hà Nội cũng do chính các cán bộ của Viện thực hiện, có đến 53% các vị phụ huynh không biết con mình bị thừa cân, hoặc đánh giá thấp hơn một mức so với thực tế.
Có thể nói rằng, sự tăng nhanh của thừa cân béo phì là một hệ quả của lối sống hiện đại, khi mà các bữa cơm gia đình dần bị thay thế bởi những món ăn nhanh, ăn vội ở các hàng quán, vốn nhiều dầu mỡ, chất ngọt.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến thói quen ăn vặt các loại đồ ăn không tốt cho cơ thể của trẻ em; lạm dụng thiết bị công nghệ dẫn đến lười vận động. Góp một phần không nhỏ vào thực trạng này là sự thờ ơ, thiếu kiến thức về dinh dưỡng của người lớn.
Khác với giai đoạn trước, các bậc cha mẹ lo lắng thừa cân béo phì xuất hiện chỉ ở thành thị, thì hiện nay tình trạng này cũng khá phổ biến ở nông thôn.
Trước đây, nhiều quan điểm cho rằng ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân béo phì. Tuy nhiên, theo GS Phan Thị Kim – chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: “Có nhiều tranh cãi về việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến thừa cân béo phì, nhưng đồ ngọt chỉ là một trong số các yếu tố thôi, còn lại việc lười vận động mới là nguyên nhân, ăn vào nhiều nhưng vận động nhiều thì không béo phì”.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, dù năng lượng nạp vào vượt khuyến nghị nhưng khẩu phần ăn của trẻ lại chưa đạt về thành phần, đặc biệt về tỉ lệ chất xơ, trẻ lại sử dụng quá nhiều protein, chất béo… Nghiên cứu này cũng cho thấy nhóm trẻ thừa cân béo phì có xu hướng tiêu thụ quá nhiều chất đạm.
Nhóm nghiên cứu đề nghị cần tạo cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối về thành phần dinh dưỡng, tạo sân chơi để trẻ vận động, chơi thể thao, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày cho trẻ.
Theo TS Từ Ngữ – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam: “Trong các giải pháp để giảm trẻ thừa cân béo phì, dinh dưỡng và vận động là hai giải pháp mà chúng ta có thể can thiệp, tác động, còn gen thì chúng ta không can thiệp được. Chúng ta nên tập trung vào hai vấn đề này: một là dinh dưỡng, hai là vận động”.
Diệu Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Nghiên cứu mới: Trẻ béo phì có IQ thấp
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ chứng minh những trẻ béo phì thường không sở hữu chỉ số IQ cao.
Tiến sĩ Jennifer Laurent, từ Đại học Vermont, Mỹ phân tích và kiểm tra kết quả các bài kiểm tra của 3.190 trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 10.
Kết quả cho thấy, BMI của các trẻ có liên quan mật thiết tới sự phát triển của vỏ não trước.
" Việc ăn quá nhiều khiến não kém phát triển. Những trẻ béo phì, thừa cân có lớp ngoài não mỏng hơn, do vậy chúng có trí nhớ, khả năng quyết đoán và điều hành của nào bộ kém hơn những trẻ khác", bà Laurent nói.
Nghiên cứu mới cho thấy người béo có IQ thấp hơn người những người khác.
Các chuyên gia cũng kết luận, người thừa cân sẽ có nguy cơ suy giảm trí thông minh và IQ không bằng những người khác.
Nhân định về kết quả nghiên cứu trên, giáo Sư Naveed Sattar, Đại học Glasgow, nước Anh cho biết nghiên cứu sẽ gây ra tranh cãi và cần nhiều chứng minh khác cho luận chứng này. Nhưng thực tế, những trẻ thừa cân sẽ có nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành. Đây là nguyên nhân gây ra các bệnh: tim, tiểu đường type 2 hay thậm chí là ung thư.
Theo VTC
Béo phì: Gánh nặng dinh dưỡng trẻ em Việt Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng, học sinh Việt Nam đang đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe khi tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng tăng. Nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ khẩu phần ăn ở cả gia đình và nhiều cơ sở giáo dục hiện hầu như chỉ được kiểm soát...