Cảnh báo tình trạng lừa đảo đưa người đi xuất khẩu lao động
Thời gian gần đây một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng công nghệ để lừa đảo người lao động trên môi trường mạng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Như Tuấn, Phó Trưởng phòng Thông tin – Tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động vừa qua đang có dấu hiệu gia tăng.
Một số tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã sử dụng các website như www.nhatban24h.vn; www.xuatkhaulaodong-24h.com… để tìm kiếm người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Thậm chí còn sử dụng các trang thông tin cá nhân như Facebook, zalo để tìm kiếm người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Rumani, Ba Lan, New Zealand, Philippines, CHLB Đức và Hy Lạp…
Để tạo lòng tin của người lao động, các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn đăng tải nhiều thông tin hoạt động trong lĩnh vực này như: Đưa hình ảnh đưa tiễn lao động tại sân bay, quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, hình ảnh chụp với visa của nước tiếp nhận đã được cấp, nhằm tạo uy tín với người lao động.
Khi người lao động chuyển tiền, các tài khoản này cung cấp bản chụp phiếu biên nhận, căn cước công dân và bản hợp đồng có đóng dấu của công ty để người lao động tin tưởng và tiếp tục đóng các khoản phí khác. Khi đến thời hạn không được xuất cảnh, người lao động liên hệ thì các tài khoản và số điện thoại này đều sẽ khóa hoặc chặn liên lạc.
Video đang HOT
Để tránh bị lừa đảo đi xuất khẩu lao động, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan.
Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, trang facebook, zalo không chính thống và không giao dịch liên hệ với các tổ chức cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động có thể tra cứu thông tin về doanh nghiệp có giấy phép tại Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước tại địa chỉ www.dolab.gov.vn.
Trong trường hợp người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin hoặc phản ánh thông tin về các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đề nghị liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8249.517 (máy lẻ 512 và 513), đến địa chỉ cơ quan Cục Quản lý lao động ngoài nước là 41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Dùng chứng minh nhân dân giả, lừa đảo xuất khẩu lao động
Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đào Hồng Quang (SN 1979, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội) và Vũ Đức Minh (SN 1982, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Bị hại trong vụ án là 22 cá nhân.
Theo cáo trạng, anh Nguyễn Xuân Dũng (SN 1975, trú tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) và Đào Hồng Quang cùng lao động tại Hàn Quốc. Tháng 6/2019, cả hai bị trục xuất về Việt Nam. Một năm sau, Quang gọi điện cho anh Dũng hỏi thăm thì được biết anh Dũng đang làm công nhân tại tỉnh Quảng Nam.
Do trước đó Vũ Đức Minh (em rể Quang) nói với Quang về việc có khả năng giúp học và cấp bằng lái xe cho người có nhu cầu nên Quang bảo anh Dũng đi học bằng lái xe ô tô, sau đó Quang sẽ xin cho anh Dũng vào làm lái xe tại công ty Quang đang làm.
Tin tưởng, anh Dũng đã gọi điện nói chuyện và chuyển cho Minh 4 triệu đồng tiền đặt cọc. Thấy anh Dũng dễ tin nên Minh bàn với Quang tiếp tục lừa đảo chiếm đoạt tiền của anh Dũng bằng hình thức đưa người đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Minh và Quang bàn bạc đi thuê phòng trọ để làm nơi giao dịch với anh Dũng, làm chứng minh nhân dân (CMND) giả để che dấu nhân thân, lai lịch.
Sau đó, thông qua mạng xã hội, Minh đặt mua của một người không quen biết một CMND giả mang tên Phí Văn Luyến, quê Vĩnh Phúc. Minh dùng CMND giả này ký hợp đồng thuê căn hộ tại một chung cư ở quận Hà Đông. Tương tự, Quang cũng đặt mua của một người không quen biết trên mạng xã hội CMND giả mang tên Đinh Hồng Quang, ở quận Hà Đông.
Cuối tháng 6/2020, Quang gọi điện thoại cho anh Dũng nói, Quang đang làm việc tại Công ty TNHH HOKOOG Việt Nam, trụ sở ở TP Hồ Chí Minh, có xưởng gỗ bên Hàn Quốc cần thuê công nhân Việt Nam sang làm việc.
Công ty của Quang sẽ đứng ra bảo lãnh làm các thủ tục để đưa công nhân sang làm việc, chi phí 5.500 USD, đặt cọc trước 1.000 USD để làm thủ tục xuất cảnh, khi nào có lịch bay thì nộp thêm 1.500 USD. Số tiền còn lại sẽ cho người lao động nợ, khi nào sang Hàn Quốc lao động thì trừ vào lương sau. Quang bảo anh Dũng, nếu ai có nhu cầu thì anh Dũng trực tiếp thu tiền và tiếp nhận hồ sơ.
Tin tưởng thông tin Quang đưa ra là thật, anh Dũng đã thông báo cho người nhà và những người cùng quê về việc ai có nhu cầu đi lao động xuất khẩu thì liên hệ với mình, chi phí hết 7.000 USD (hưởng chênh lệch 1.500 USD một người làm kinh phí đi lại, giao dịch với Quang và Minh).
Đầu tháng 7/2020, Quang và Minh đến nhà anh Dũng để gặp và nói chuyện với những người lao động. Tin tưởng những thông tin do Quang và Minh đưa ra là thật, 13 người đã nộp hồ sơ và nộp tổng số tiền gần 300 triệu đồng cho anh Dũng để làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.
Anh Dũng chuyển hồ sơ và tiền của 13 người cùng hồ sơ của con trai cho Quang. Nhận 300 triệu đồng từ anh Dũng, Quang chuyển 150 triệu đồng cho Minh.
Đầu tháng 9/2020, Quang nói với anh Dũng về việc 14 người đã có visa (trong đó có con anh Dũng) và sắp có lịch bay. Quang yêu cầu mỗi người phải nộp thêm 1.000 USD để mua vé máy bay. Anh Dũng đã trao đổi lại với mọi người. Khi mọi người nộp thêm tiền, anh Dũng đã chuyển hết cho Quang.
Ngày 17/9/2020, Quang tiếp tục nói với anh Dũng về việc Công ty HOKOONG tuyển người đợt 2 đi lao động xuất khẩu, số lượng khoảng 10 người, chi phí vẫn như đợt 1. Nghe được thông tin trên, anh Dũng tiếp tục thông báo cho mọi người. Và 9 người tiếp theo đã nộp tiền để đi Hàn Quốc.
Cơ quan điều tra xác định, Quang và Minh đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tổng số hơn 790 triệu đồng của 22 bị hại trong thời gian từ tháng 6/2020 đến tháng 9/2020.
Lừa xin được visa đi Hàn Quốc, nữ giám đốc chiếm đoạt hơn 7,8 tỷ đồng Ngày 8/9, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Thân Thị Lý (SN 1992, trú tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, mặc dù không có chức năng đưa người đi lao động, đưa...