Cảnh báo tình trạng học sinh tự chế pháo nổ dịp Tết
Thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, khoảng 1 tháng qua, Công an tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 32 vụ việc, vụ án liên quan đến pháo, thu giữ hơn 130 kg pháo các loại và trên 12 kg thuốc pháo…
Điều đáng nói, nhiều trường hợp là học sinh từ 12 – 16 tuổi có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo tự chế. Các em mua nguyên liệu và tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng internet; ngoài mục đích đốt cho vui, nhiều trường hợp còn chế tạo số lượng lượng lớn để bán kiếm lời.
Điển hình như trường hợp của 3 em: T.H.T và L.N.T.T (cùng sinh năm 2008), P.V.Q (sinh năm 2007) đều là học sinh của một trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Trong quá trình đi bán pháo, các em bị lực lượng chức năng bắt quả tang, thu giữ 216 quả pháo tự chế với khối lượng 18,5 kg cùng 91 vỏ quả pháo và các nguyên liệu, vật dụng chế tạo pháo…
Cùng với nguy cơ về mất an ninh, trật tự, việc trẻ vị thành niên tự chế tạo pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng đã dẫn tới nhiều trường hợp tai nạn do pháo tự chế. Ngay trong những ngày đầu năm 2023, em D.Q.T (14 tuổi), trú tại xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đặt mua nguyên liệu làm pháo qua sàn thương mại điện tử, sau đó đem về dùng cối giã tay để nghiền thuốc và chế tạo pháo. Bất ngờ thuốc pháo phát nổ khiến em bị bỏng độ 3 cả hai bàn tay và vùng mặt và phải cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Em T cho biết: Em xem cách chế tạo pháo trên mạng, đặt mua các nguyên liệu sau đó rủ hai bạn cùng nhau làm. Trong quá trình làm có cho thuốc vào cối để giã, đang giã thì lửa bùng lên làm em bị bỏng. Cùng tham gia chế tạo pháo với D.Q.T, em L.V.H cũng ở xã La Hiên cũng đang phải điều trị ở phòng kế bên với bàn tay phải bị dập nát, bỏng và tổn thương phần mềm vùng hàm, mặt.
Theo các bác sĩ, chấn thương do pháo thường tùy thuộc vào lượng nổ và tính chất của quả pháo, nếu pháo có khói gây cháy có thể dẫn đến tổn thương bỏng, ngộ độc khói, bỏng hô hấp; pháo phát nổ có thể gây chấn thương phần mềm, rách da; hội chứng sóng nổ gây đa chấn thương sọ não, ngực, bụng, gãy xương tay chân… và thường để lại nhiều di chứng về thẩm mỹ, thậm chí có những bộ phận vĩnh viễn không thể phục hồi như tổn thương về mắt, tay chân phải phẫu thuật, cắt bỏ.
Video đang HOT
Bác sĩ Hoàng Văn Dung, Trưởng khoa Chấn thương – chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết thêm: Tình trạng bệnh nhân bị chấn thương do pháo nổ gây ra trong dịp Tết năm nay đã tăng đột biến, trong đó lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có trên 20 trường hợp nhập viện điều trị tổn thương do sản xuất và đốt pháo nổ gây ra…
Hiện nay, không khó để tìm các video dạy cách tự chế pháo, thuốc nổ qua mạng internet. Chỉ cần gõ từ khóa “cách làm pháo” hoặc “làm pháo”, hàng loạt video hướng dẫn cách làm các loại pháo khác nhau được đề xuất. Các loại nguyên liệu có thể dễ dàng tìm mua riêng lẻ tại các cửa hàng hoặc trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, trang thương mại điện tử với giá rất rẻ, chỉ từ 20.000 đồng. Trên một số trang thương mại điện tử, nguyên liệu chế pháo được bán theo combo, nhưng lại “ẩn danh” dưới dạng phân bón. Các loại dây cháy chậm, vỏ pháo… cũng không khó để tìm mua trên mạng. Công thức có sẵn trên mạng, cách làm đơn giản, nguyên liệu rẻ, dễ tìm… được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều bạn trẻ tò mò, ham vui đã tự chế pháo nổ tại nhà mà không nghĩ đến sự nguy hiểm và hậu quả của việc làm này.
Công an huyện Võ Nhai đấu tranh, triệt phá chuyên án “Sản xuất, mua bán và tàng trữ trái phép hàng cấm” (pháo nổ) trên địa bàn xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, thu giữ 43,65 kg pháo thành phẩm. Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN
Theo Thiếu tá Lê Văn Lượng, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy – Công an huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, vừa qua, đơn vị vừa đấu tranh triệt phá chuyên án “Sản xuất, mua bán và tàng trữ trái phép hàng cấm” là pháo nổ, với 13 đối tượng có liên quan, thu giữ hơn 40 kg pháo, hàng trăm kg vật liệu và tiền chất để chế tạo pháo. Đáng chú ý, trong số đó có 4 học sinh trung học cơ sở; các em tự chế những quả pháo đại cỡ lớn với cân nặng đến 2 kg, đường kính hơn 10 cm. Việc tự chế pháo nổ đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng; mức nhẹ có thể bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, còn nặng hơn sẽ bị xử lý hình sự. Tuy vậy, những hậu quả khủng khiếp do tai nạn trong quá trình sản xuất, tàng trữ và sử dụng pháo nổ gây ra thì khó mà khắc phục được.
Trước thực tế này, cộng đồng, nhà trường và nhất là các gia đình cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, giám sát con em mình để phòng ngừa hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do tự chế tạo và sử dụng pháo nổ. Cùng với đó, lực lượng chức năng cần tăng cường rà soát, xử lý những nội dung xấu độc trong đó có các hướng dẫn tự chế tạo pháo nổ trên không gian mạng, góp phần hạn chế tình trạng tự chế tạo, sản xuất pháo nổ.
Bộ Giao thông Vận tải lập đoàn kiểm tra vận tải phục vụ Tết Nguyên đán
Bộ Giao thông Vận tải vừa quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán.
Lực lượng CSGT điều tiết, phân luồng giao thông tại nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ hướng lên đường Vành đai 3 trên cao. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ ký nêu rõ: Thành lập Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023. Đoàn công tác có nhiệm vụ kiểm tra ga hàng không, ga đường sắt, cảng, bến, đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Thái Nguyên về công tác chuẩn bị phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023 sắp tới.
Ngoài các địa phương trên, Bộ Giao thông Vận tải cũng giao Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) căn cứ tình hình diễn biến thực tế để điều chỉnh, bổ sung đơn vị, địa phương kiểm tra và thông báo trước 2 ngày làm việc.
Với 8 nội dung kiểm tra trọng tâm của Đoàn kiểm tra gồm: Kế hoạch của địa phương, đơn vị trong triển khai, thực hiện Quyết định số 1534/2022/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với phòng, chống dịch trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023; Công điện số 35/2022/CĐ-BGTVT về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân năm 2023.
Đoàn kiểm tra cũng sẽ kiểm tra việc thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ thành viên ban chỉ đạo trong thực hiện công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hóa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương, đơn vị; Kế hoạch tăng cường vận tải phục vụ trong dịp Tết; Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết: chỉnh trang kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, quản lý phương tiện người lái, hướng dẫn tuyên truyền, tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, kiểm soát ùn tắc giao thông.
Việc công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp, phân công lịch trực 24/24 để tiếp nhận xử lý thông tin liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị mình trong dịp Tết; Công tác kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá cước, giá vé của đơn vị vận tải tại địa phương trong dịp Tết...
Trước đó, ngày 23/12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/12 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Trong đó, Chỉ thị nhấn mạnh đến việc không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân chậm về quê ăn Tết do không có phương tiện vận chuyển; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trước, trong và sau dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng, an toàn kỹ thuật các phương tiện tham gia giao thông; có biện pháp ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cháy nổ, hàng nguy hiểm, các sản phẩm, gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải.
Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế trên các phương tiện vận tải, các khu vực cảng hàng không, nhà ga, bến xe, bến tàu; bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông nhất là các tuyến kết nối khu vực Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và đầu mối giao thông lớn; yêu cầu các đơn vị vận tải tuân thủ quy tắc giao thông, phòng ngừa tai nạn trên đường đèo dốc, tại các đường ngang đường sắt, đặc biệt thường xuyên kiểm tra, ngăn ngừa lái xe vi phạm về nồng độ cồn, ma tuý, chở quá số người, tăng giá vé trái quy định; tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự tại các cảng hàng không, nhà ga, bến xe và các điểm du lịch, lễ hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tốc độ, chở quá số người quy định, tăng giá vé trái quy định; tăng cường các điều kiện để bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố, tai nạn, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các trạm thu phí...
Làng hương xứ Thanh hối hả những ngày cận Tết Những ngày cận Tết, làng nghề làm hương bài truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ ở huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đang hối hả tăng gia sản xuất để có nguồn hàng bán kịp dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hương bài Yên Cát có mùi thơm dễ chịu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người...