Cảnh báo tia cực tím chạm mức nguy hiểm, có khả năng xuyên qua cửa sổ khiến da sạm đen và lão hóa: Đừng quên làm việc này ngay cả khi ở trong nhà hay trời râm mát
Dự báo trong 4 ngày tới tại Hà Nội và TP HCM có chỉ số tia cực tím (UV) dao động ở mức 9 đến mức 10. Đây được xem là chỉ số tia UV gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 38 độ. Theo dự báo, đợt nắng nóng này còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Nắng nóng gay gắt khiến chỉ số tia UV ở Hà Nội ở mức 7-9, mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Theo thông tin từ trang Weather Online, dự báo trong 4 ngày tới tại Hà Nội và TP HCM có chỉ số tia cực tím (UV) dao động ở mức 9 đến mức 10. Đây được xem là chỉ số tia UV gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Theo mức thang UV index do Tổ chức Y tế Thế giới quy định thì chỉ số tia UV từ ở mức 0-2 thì bạn có thể ở bên ngoài trời mà chỉ cần sử dụng kem chống nắng. Nhưng bạn cần phảiđặc biệt bảo vệ làn da và sức khỏe của mình khi mức tia UV ở từ mức 8 trở lên, bởi vì đó là mức nguy hiểm có thể gây bỏng da sau 25 phút tiếp xúc. Cụ thể:
Tia cực tím A (UVA) có thể khiến da bị hóa da
Tia UVA gây sạm da và nó là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da (Ảnh minh họa).
Đầu tiên, tia UVA gây sạm da và nó là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư da. Tiến sĩ Anna Chien, Trợ lý giáo sư da liễu thuộc trường Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, tia UVA là tia cực tím mạnh, do đó nó sẽ xâm nhập vào da bạn sâu hơn tia UVB. Sự phơi nhiễm này làm tổn thương các tế bào ở phần trong cùng của lớp da trên cùng của bạn – nơi bệnh ung thư da xảy ra đầu tiên.
Do đó, da phải cố gắng ngăn ngừa tổn thương bằng cách làm tối màu dẫn đến sạm da. Và sau một thời gian dài tiếp xúc với tia UVA, da bạn bị lão hóa sớm, và nếu không được bảo vệ đúng cách, bạn sẽ có thể bị ung thư da.
Chưa kể, tia UVA có thể xuyên qua các cửa sổ và mây che phủ. Nó có mặt ở khắp mọi nơi và đây là tia cực tím chiếm đến 95% bức xạ UV đến trái đất. Những tia này duy trì cùng một mức độ sức mạnh trong nhiều giờ suốt cả năm, bất kể là mùa đông hay mùa hè. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều tiếp xúc với tia UVA ở mức độ cao dù bạn đang ở ngoài trời hay trong nhà.
Tia cực tím B (UVB) có thể gây ra tình trạng cháy da
Video đang HOT
Tia UVB thâm nhập và làm hỏng các lớp trên cùng của da gây ra hiện tượng cháy nắng (Ảnh minh họa).
Nếu tia UVA khiến da bạn sạm đen thì tia UVB thâm nhập và làm hỏng các lớp trên cùng của da gây ra hiện tượng cháy nắng, và trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra hiện tượng phồng rộp.
Tiến sĩ Anna cho biết thêm là cường độ tia UVB là dao động. Thông thường thì tia cực tím này sẽ mạnh nhất vào giữa buổi sáng cho đến giữa buổi chiều từ mùa xuân đến mùa thu trong vùng khí hậu ôn đới. Còn ở vùng khí hậu nhiệt đới, tia UVB có khả năng làm hỏng da bạn quanh năm, đặc biệt ở những vùng có độ cao.
Cách bảo vệ da trong những ngày nắng nóng cao điểm
Giáo sư Deborah S. Sarnoff – giáo sư Khoa Da liễu tại Trường Y New York, đồng thời là Chủ tịch của Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ, khuyến cáo mọi người nên sử dụng khẩu trang và quần, áo chống nắng dày đúng quy cách để ngăn tia UV.
Bạn nên sử dụng khẩu trang và quần, áo chống nắng dày đúng quy cách để ngăn tia UV (Ảnh minh họa).
“Khả năng bảo vệ của quần áo phù hợp theo thời gian và không bị bào mòn như kem chống nắng. Trên thực tế, có nhiều loại quần áo chống nắng vừa giúp bạn bảo vệ da mà vẫn thoáng khí. Bạn nên che da càng nhiều da càng tốt. Thêm vào đó, một chiếc mũ có rộng vành sẽ giúp bạn che mắt, tai, mặt và cổ của bạn. Đồng thời đeo kính râm chống tia cực tím cũng bảo vệ mắt và da xung quanh chúng”, Giáo sư Deborah khuyên.
Bên cạnh đó, bạn không nên ra ngoài trời từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều – giờ cao điểm của cường độ tia cực tím. Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời nắng, bạn cần phải che chắn cẩn thận kèm với sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 50 .
Ngoài ra, Tổ chức Ung thư Da Hoa Kỳ cũng chia sẻ bạn nên lưu ý sử dụng kem chống nắng thường xuyên, từ ban ngày đến lúc trời tối 2 giờ/lần, và hãy nhớ bôi kem trước khi ra nắng 20 phút. Nhưng tốt nhất, bạn nên chọn làm việc ở khu vực có bóng râm trong thời điểm nắng nóng cao độ để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hướng dẫn xử lý da bị cháy nắng
Mùa hè, nắng nóng trở nên gay gắt nhất. Khi tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời vẫn đang gây hại cho da khiến da dễ bị tổn thương, cháy nắng. Vậy xử lý da bị cháy nắng thế nào là đúng cách với bài viết dưới đây.
Nếu phải phơi da ngoài nắng quá lâu sẽ dễ dẫn tới tình trạng da bị cháy nắng gây tổn thương cho da. Một vài hướng dẫn xử lý da bị cháy nắng dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau, chữa lành các tổn thương trên da đạt hiệu quả.
Cháy nắng thực tế là một loại bỏng do sự phơi nhiễm quá mức của tia cực tím từ mặt trời gây ra. Với những mức độ các vết bỏng khác nhau sẽ xảy ra các triệu chứng khác nhau như: đau, ngứa, phồng rộp và sưng,... tình trạng này có thể diễn ra từ 1 đến 3 ngày.
Sau đó sẽ đến quá trình lột da có thể kéo dài từ 3 đến 10 ngày thậm chí là vài tuần sau đó đối với một vài trường hợp nặng. Các trường hợp cháy nắng thường ở cấp độ 1 và 2, hiếm khi phát triển thành bỏng ở độ 3.
Nhưng đối với các tổn thương cháy nắng ở độ 2 cũng đã xuất hiện một số đặc trưng ở sự phát triển của bóng nước cũng nghiêm trọng như vết bỏng do lửa, nhiệt hoặc tiếp xúc với hóa chất. Do đó nếu bỏng nắng ở cấp độ 2 thì cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị nếu các bóng nước bao phủ hơn 20% trên cơ thể hoặc xuất hiện những triệu chứng không cải thiện sau 2 ngày.
Bong da sau khi da bị cháy nắng - Ảnh Internet
1. Hướng dẫn xử lý da bị cháy nắng đúng cách
- Muốn làm giảm các triệu chứng gây khó chịu như tình trạng đau rát, ngứa ngáy của việc cháy nắng đối với da. Bạn cần tắm hoặc ngâm mình trong nước mát, sử dụng điều hòa không khí để giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ hơn.
- Nên thoa kem dưỡng ẩm sau mỗi lần tắm để da không bị mất độ ẩm và làm giảm tình trạng ngứa trên da. Sử dụng kem dưỡng ẩm lô hội vừa có tác dụng làm mát vừa giúp giảm đau. Muốn kem dưỡng ẩm hiệu quả hơn nên để kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh.
- Lưu ý không bơi các loại mỡ, bơi hoặc bất kỳ dầu nào lên vùng da đang bị cháy nắng.
- Sử dụng kem hydrocortisone 1% bôi lên da ngày 3 lần, chỉ bôi ở vùng da không bị trợt, bao gồm cả vùng quanh bóng nước.
- Không sử dụng benzocaine hoặc các loại thuốc mỡ có hậu tố "caine" vì có thể gây những kích ứng cho da.
- Nên uống thêm nước vì khi da bị phồng rộp có thể gây tình trạng mất nước. Việc uống nhiều nước là cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da.
Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước và hỗ trợ làm lành tổn thương trên da bị cháy nắng - Ảnh Internet
- Có thể uống ibuprofen hoặc aspirin là cách hỗ trợ giảm đau nếu cần thiết.
- Khi da bắt đầu ngứa, xuất hiện các vết rộp cần thoa kem dưỡng ẩm, hạn chế tối đa tình trạng gãi, chà xát mạnh vào da.
- Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình điều trị.
- Cần sử dụng áo bảo hộ, vải dày và cần thoa kem chống nắng với chỉ số SPF tối thiểu 30.
2. Phòng ngừa cháy nắng trên da
Cháy nắng trên da không chỉ làm lão hóa tế bào da mà còn làm tăng các nguy cơ mắc bệnh lentigo mặt trời và tình trạng ung thư da. Do đó hãy phòng ngừa cháy nắng trên da đúng cách để bảo vệ làn da của mình bạn nên biết muốn giảm nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời cần:
Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời cần che chắn kỹ - Ảnh Internet
- Hạn chế ra ngoài vào khoảng thời gian từ 11h trưa đến 16h chiều vì lúc này chỉ số UV gây hại cho da ở mức cao nhất.
- Nếu bắt buộc phải ra ngoài trời cần: Bôi kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ dày, mũ, kính râm và nên đứng trong bóng râm nếu có thể.
- Sau 2 đến 3 giờ cần bôi kem chống nắng lại hoặc sau khi bơi, khi ra nhiều mồ hôi. Nên bôi kem chống nắng ở những khu vực bị hở ra ngoài như phía sau cổ, vành tai, mu bàn chân,...
- Một vài loại thuốc có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh mặt trời như: thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tiểu đường,... bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc khác phù hợp mà giúp da bớt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hơn hay không. Lưu ý không tự ngưng sử dụng thuốc nếu chưa được bác sĩ đưa ra ý kiến và lời khuyên.
Mùa hè thích hợp để đi biển du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên mùa hè cũng dễ khiến da bị cháy nắng hơn. Do đó khi đi du lịch hãy bảo vệ làn da của mình.
Nắng nóng gay gắt, tia UV cao nguy hiểm cho sức khoẻ con người mức nào? Trong những ngày nắng nóng gay gắt đỉnh điểm, chỉ số tia UV tăng cao và có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Medical News Today đã chỉ ra những tác hại của tia UV cũng như cách phòng tránh để bạn có thể bảo đảm được sức khỏe của mình. Tia UV ở những đô thị...