Cảnh báo thông tin sai sự thật kêu gọi giúp đỡ bệnh nhi bị bỏng nặng
Bệnh viện Nhi đồng 2 ( TP. Hồ Chí Minh) vừa có thông báo về thông tin kêu gọi giúp đỡ bệnh nhi bị bỏng nặng đang điều trị tại bệnh viện trên facebook.
Thông tin kêu gọi giúp đỡ trên facebook (Ảnh: BVCC).
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ cho bé Võ Thị Trà My (sinh năm 2017, địa chỉ: Bình Định) bị bỏng nặng do nước sôi, đang điều trị tại phòng cấp cứu của Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng 2. Kinh tế gia đình của bệnh nhi rất khó khăn, cần sự giúp đỡ và kêu gọi chuyển tiền vào tài khoản đăng trên facebook.
Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã liên hệ, trao đổi với gia đình bé My về những nội dung kêu gọi hỗ trợ, gia đình cho biết những thông tin trên là hoàn toàn không đúng sự thật.
Bệnh viện Nhi đồng 2 khẳng định: Đây là thông tin sai sự thật. Bệnh nhi Võ Thị Trà My (sinh năm 2017, địa chỉ: Bình Định) đã xuất viện ngày 9/11/2018 sau 10 ngày điều trị với tình trạng bệnh ổn định.
Mọi thông tin vận động, kêu gọi hỗ trợ, chuyển tiền qua số tài khoản đăng trên facebook để giúp đỡ cho bệnh nhi Võ Thị Trà My đang điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 2 là hoàn toàn không chính xác.
Để có đầy đủ thông tin chính xác về những trường hợp bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, bệnh viện lưu ý các nhà hảo tâm liên hệ tới Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo, Phòng Công tác xã hội của bệnh viện để được trợ giúp.
Mẹ lơ là ít phút, bé trai suýt mất mạng vì chơi trò thắt dây treo cổ ngay cánh cổng nhà mình
Liên tiếp những trường hợp trẻ em rơi vào tình trạng nguy kịch, thậm chí là tử vong sau khi chơi trò treo cổ đã khiến rất nhiều người bàng hoàng, sợ hãi.
Ngày 22/1 vừa qua, ở Trung Quốc xảy ra vụ việc một bé trai 3 tuổi (ở thành phố Đông Phương, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) đang chơi ở sân nhà thì lấy sợi dây buộc lên cánh cổng, sau đó trèo lên thùng nhựa màu xanh để chơi, nhưng khi chiếc thùng dưới chân bất ngờ bị tuột ra đã khiến cậu bé bị treo lơ lửng trên chiếc cổng sắt, chân không chạm đất gây nghẹt thở. Thời điểm xảy ra tai nạn, mẹ bé trai đang nấu ăn trong nhà, ngoài sân chỉ có một cháu bé hơn một tuổi, tình huống vô cùng nguy hiểm.
Toàn bộ quá trình này chỉ kéo dài trong chừng 1 phút, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ xảy ra hậu quả vô cùng nguy hiểm.
May mắn thay, chị gái 6 tuổi đã phát hiện và nhanh trí bế em trai lên, đưa cậu bé ra khỏi sợi dây đang mắc kẹt ở cổ và gọi mẹ tới trợ giúp.
Bé trai giãy giụa với sợi dây treo cổ thắt chặt.
Theo một số nguồn tin từ Weibo, hiện tại bé trai trong đoạn clip này đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Thế nhưng, điều này cũng tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo với các bố mẹ có con nhỏ cần chú ý trông nom các bé cẩn thận hơn, tránh để xảy ra các trường hợp đáng tiếc.
Cậu bé cố gắng vùng vẫy và dùng tay để gỡ sợi dây ra nhưng đều vô ích.
Bé trai 1 tuổi còn quá nhỏ để có thể xử lý tình huống này.
Hiện, những hình ảnh này đang thu hút đông đảo sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người bày tỏ nỗi lo lắng không ngừng vì trẻ em vô cùng hiếu động và rất khó để các bố mẹ có thể quan sát trẻ 24/24, chưa kể bên cạnh đó còn là sự tác động tiêu cực của phim ảnh và những kênh có nội dung bạo lực trên các Trangweb, Youtube...
"Một phần cũng vì thế này mà mình hạn chế cho con xem phim ảnh hoặc youtube luôn. Thời gian đó mình hoặc người thân sẽ cố gắng chơi cùng con."
"May quá còn có cô chị."
Đáng nói, trước đó đã từng có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra, thậm chí có những trường hợp tử vong thương tâm vì bắt chước "trò chơi treo cổ" trên Youtube. Cụ thể có thể kể đến một số trường hợp:
Tháng 10/2020, bé V.T.D (5 tuổi, ngụ tại TP. HCM) được đội Cấp cứu 115 của BV quận Tân Phú đưa đến trong tình trạng đã mê sâu, đồng tử giãn và tim đập rất yếu, tình trạng nguy kịch. Tại đây, các bác sĩ tích cực hồi sức cho bệnh nhi, cho thuốc vận mạch, trợ tim và cho bé thở máy, sử dụng mọi phương tiện tốt nhất hiện có nhằm cứu được bé. Tuy nhiên vì thời gian ngưng tim ngưng thở kéo dài nên bệnh nhi đã tử vong sau 4 giờ cấp cứu.
Tháng 11/2020, BV Nhi đồng 2 (TP. HCM) cũng tiếp nhận trường hợp một bé trai nhập viện sau khi xem trò chơi bạo lực trên Youtube. May mắn thay, do được cấp cứu kịp thời nên bệnh nhi đã hồi tỉnh và xuất viện sau đó vài ngày.
Tuy chưa biết rõ thực hư lý do vì sao cậu bé trong đoạn clip trên lại "chơi" trò treo cổ như vậy, nhưng sự việc này tiếp tục nhắc lại bài học lớn cho các gia đình có con nhỏ hai điều:
- Thứ nhất, tuyệt đối không bao giờ để trẻ chơi một mình, dù là ở trong nhà hay ngoài nhà.
- Thứ hai, phải kiểm soát chặt chẽ các nội dung video trước khi cho con xem, trong lúc bé xem vẫn cần phải để ý thật kỹ để hạn chế tối đa các video tiêu cực có thể tiếp cận và làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Đây cũng là lúc bố mẹ hãy nghiêm túc xem lại những chương trình mà con vẫn thường xem để chọn lọc lại những nội dung phù hợp và điều chỉnh để ngăn chặn kịp thời những video có nội dung độc hại cho trẻ. Ngoài ra nên phân bổ lại thời lượng hợp lý để các trẻ không bị phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại, tivi hoặc máy tính bảng.
Ở độ tuổi thích khám phá và học hỏi trẻ sẽ có cơ hội tiếp thu cũng như sáng tạo được nhiều thứ mới mẻ. Song, điều đó cũng là con dao hai lưỡi bởi trẻ còn quá nhỏ, không thể lường hết được những nguy hiểm xung quanh mình, do đó bố mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để có thể bảo vệ sự an toàn cho con.
Hết vấn nạn tin giả hack tài khoản, Facebook lại ngập tràn bình luận spam link giả web đen, clip sex để lừa đảo Bạn cần hết sức cân nhắc, cẩn trọng trước chiêu trò của các hacker hiện nay. Cách đây không lâu nhiều người dùng Facebook vừa phải đối diện với vấn nạn tin giả dưới dạng link web chính thống, do tò mò 1 số người đã "dâng hiến" tài khoản cá nhân của mình cho hacker 1 cách dễ dàng. Vấn đề này...