Cảnh báo thảm họa nhân đạo do sông Euphrates ngày càng thu hẹp
“Chúng tôi như đang ở trên sa mạc vậy” – lời chia sẻ của người nông dân Khaled al-Khamees 50 tuổi ở Syria, người đã sống dựa vào dòng sông Euphrates vốn là nguồn cung cấp nước chính và vô cùng quan trọng đối với hoạt động nông nghiệp trong khu vực.
Sông Euphrates là con sông dài nhất ở Syria, từng chảy qua rừng ô liu của gia đình ông Khamees, nhưng ngày nay, khúc sông qua khu vực này đã cạn nước, khiến cây cối bị khô héo và gia đình ông gần như không còn lấy một giọt nước uống. Đứng ở chỗ năm ngoái từng là đáy sông Euphrates, ông Khamees cho biết: “Chúng tôi đang nghĩ đến việc rời đi vì không còn nước để uống hoặc tưới cây”. Người cha của 12 đứa con cho biết thêm ông chưa bao giờ thấy sông ở cách xa làng của họ đến như vậy, khiến những người phụ nữ trong làng phải đi bộ 7km mới lấy được 1 xô nước uống về cho con của họ.
Các nhóm viện trợ nhân đạo và chuyên gia về môi trường đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa nhân đạo ở miền Đông Bắc Syria, nơi dòng chảy của sông Euphrates ngày càng bị thu hẹp đang làm trầm trọng hơn những tổn thất nặng nề sau 1 thập kỷ xảy ra xung đột tại đây. Họ cho biết mực nước giảm mạnh tại các đập thủy điện kể từ tháng 1 vừa qua đang đe dọa khoảng 5 triệu người dân Syria bị mất điện và không có nước sinh hoạt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành và khủng hoảng kinh tế.
Video đang HOT
Sông Euphrates dài khoảng 2.800 km, chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq. Con sông này cung cấp nước cho 3 đập thủy điện phục vụ điện và nước uống cho hàng triệu người. Tuy nhiên, trong 8 tháng qua, lòng sông đã bị thu hẹp, làm giảm mực nước tại các hồ chứa và các nhà máy thủy điện có nguy cơ phải ngừng hoạt động. Tại đập Tishrin, nơi đầu tiên sông Euphrates đổ vào bên trong lãnh thổ Syria, mực nước giảm “đáng báo động”, xuống mức chưa từng thấy kể từ khi đập này được hoàn thiện năm 1999. Kể từ tháng 1, mực nước ở đập Tishrin đã giảm 5 mét và hiện chỉ cách “mực nước chết” vài chục cm. Nếu tiếp tục giảm xuống “mực nước chết”, các tua-bin sản xuất điện sẽ ngừng hoạt động hoàn toàn. Một quan chức quản lý đập Tishrin cho rằng “đó sẽ là một thảm họa nhân đạo”. Kể từ năm ngoái đến nay, sản lượng điện ở Đông Bắc Syria đã giảm 70%. Trong khi đó, 2 trong số 3 trạm xử lý nước sạch dọc sông Euphrates đang hoạt động dưới công suất hoặc đã ngừng hoạt động.
Trong số 5 triệu người phụ thuộc vào nguồn nước uống từ sông Euphrates, ngày càng nhiều hộ gia đình phải sử dụng nước bẩn, không an toàn. Họ đã phải trả tiền để mua nước từ những nhà cung cấp tư nhân, nhưng các xe chở nước thường lấy nước trực tiếp từ sông Euphrates, vốn chứa nồng độ nước thải cao vì lưu lượng thấp và chưa qua xử lý.
Các nhóm cứu trợ cho biết tình trạng hạn hán đã tàn phá những khu vực cây trồng rộng lớn dựa vào nguồn nước mưa ở Syria, nơi mà 60% người dân phải chật vật để có được lương thực, thực phẩm. Tại một số nơi, động vật đã bắt đầu chết. Liên hợp quốc (LHQ) cho biết sản lượng lúa mạch có thể giảm 1,2 triệu tấn trong năm nay, khiến thức ăn chăn nuôi khan hiếm hơn.
Không chỉ ở Syria, tại vùng hạ lưu sông Euphrates ở Iraq, 7 triệu người cũng có nguy cơ thiếu nước ngọt.
Báo cáo về biến đổi khí hậu của LHQ công bố trong tháng này cho thấy hành động của con người đã làm gia tăng tần suất các đợt nắng nóng và hạn hán trên thế giới. Những đợt khô hạn sẽ kéo dài hơn và gây hậu quả nghiêm trọng hơn ở khu vực Địa Trung Hải, trong đó Syria có nguy cơ cao nhất.
Hội nghị COP26 - 'cơ hội cuối cùng' để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất tăng
Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), dự kiến được tổ chức tại Glasgow, Scotland vào tháng 11 tới sẽ là "cơ hội và cũng là hy vọng cuối cùng" để ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu quan trọng được truyền thông Anh đăng tải vào ngày 14/5, nghị sĩ Anh Alok Sharma, trên cương vị Chủ tịch COP 26, đưa ra nhận định trên đồng thời bày tỏ: "Tôi có niềm tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phát huy hết vai trò của mình trong cơ hội cuối cùng này".
Ông Sharma khẳng định: "Hội nghị COP26 là hy vọng cuối cùng của chúng ta để duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 1,5 độ C, một mốc mà các nhà khoa học cho rằng nếu vượt qua thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ không kiểm soát nổi. Đây cũng là cơ hội tốt nhất để chúng ta xây dựng một tương lai tươi sáng hơn, với không khí trong lành hơn và những việc làm thân thiện với môi trường hơn".
Theo ông Sharma, COP26 sẽ là nơi để các nhà đàm phán hàng đầu thế giới về môi trường của 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng đại diện các doanh nghiệp, chuyên gia và nhiều nhà lãnh đạo thế giới thảo luận các giải pháp chống biến đổi khí hậu. Hiện Chính phủ Anh đang đứng trước những lời kêu gọi tổ chức sự kiện lớn này dưới hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19 tại nhiều nước trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng cho đến nay nước chủ trì này vẫn thông báo sẽ tổ chức hội nghị quan trọng này bằng hình thức trực tiếp.
Hội nghị COP26 ban đầu được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 11/2020, song do đại dịch COVID-19, sự kiện này đã bị lùi lại đến tháng 11 năm nay. Hiện vẫn có một số quốc gia lo ngại sẽ không thể tham dự các cuộc đàm phán ở Glasgow do chưa thể kiểm soát được các đợt dịch bùng phát mới.
Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được ký năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã nhất trí kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, kể từ thời điểm ký kết, thế giới liên tục ghi nhận kỷ lục những năm nóng nhất, trong khi những trận bão lớn, lũ lụt và cháy rừng đang đẩy nhiều cộng đồng dân cư trên khắp hành tinh vào tình trạng khủng hoảng.
Cho đến nay, hàng trăm thành phố trên thế giới không đưa ra được những kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu bất chấp các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lũ lụt, sóng nhiệt và ô nhiễm... Theo dự báo của các nhà khoa học, những hiện tượng thời tiết cực đoan trong tương lai gần có thể đẩy 400 triệu người trên thế giới đối mặt với những rủi ro khôn lường.
Hơn 400 tàu tắc nghẽn ở kênh đào Suez sắp được giải phóng hoàn toàn Cơ quan Quản lý kênh đào Suez hôm 2/4 cho biết sắp giải phóng toàn bộ tàu xếp hàng chờ đợi trong thời gian tàu chở hàng Ever Given mắc cạn khiến con kênh tắc nghẽn. Ông Osama Rabie, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez, cho biết hiện chỉ còn 61 tàu đang xếp hàng. Những con tàu này sẽ...