Cảnh báo tai nạn đuối nước ở trẻ
Nghe tiếng trẻ kêu, anh Hải nhảy xuống ao nuôi cá sau nhà để cứu cậu con trai 4 tuổi. Phải mất hơn 5 phút lặn hụp, người cha mới mang được con lên. Trên đường đến bệnh viện, bé đã ngưng tim ngưng thở.
Tai nạn này vừa xảy ra ở Phong Phú, Bình Chánh, TP HCM, cuối tháng 7, thì ngay trong ngày đầu tháng 8, tại quận Bình Tân một bé trai 3 tuổi khác cũng gặp nạn khi chơi cạnh bờ ao. Cậu bé may mắn được các bác sĩ cứu sống sau 24 giờ cấp cứu.
Tắm sông là một trong những trò chơi dễ dẫn đến đuối nước ở trẻ. Ảnh: Đông Nhi.
Ngày 27/6, bé Nguyễn Văn Đoàn, 3 tuổi, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, ra ao nước chơi nhưng gia đình không hay. Khi hàng xóm báo tin họ mới biết con mình chết đuối. Còn trước đó vài ngày ở xã Phú Điền, em Phạm Nguyễn Huỳnh Kha, 2 tuổi, đột ngột mất tích. Gia đình đi tìm gần một giờ đồng hồ mới phát hiện xác bé dưới ao nước.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu của 2 bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 (TP HCM) cho biết, ngạt nước là loại tai nạn rất thường thấy. Không chỉ ngạt nước vì ngã xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối, hồ bơi, các bé còn có thể bị nạn từ những vật chứa nước trong nhà.
Trong tuần qua, bé trai 2 tuổi ở quận Thủ Đức đã tử vong tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 chỉ vì té cắm đầu vào xô nước trong nhà tắm. Theo các bác sĩ, trong lúc chuẩn bị tắm con, mẹ bé đi lấy quần áo rồi nhân tiện nghe điện thoại. Khi trở vào thì cậu con trai đã cắm đầu vào xô nước. Dù đã được cấp cứu tích cực nhưng sức khỏe của bệnh nhi vẫn không cải thiện do thời gian ngạt quá lâu.
Hơn một tháng trước, cũng tại bệnh viện này, bé gái 2 tuổi được đưa đến trong tình trạng ngạt nặng vì ngã cắm mặt vào thau nước trong phòng tắm. Một bé trai 14 tháng tuổi khác cũng bị ngạt vì ngã vào chiếc xô nhỏ mẹ chứa nước lau nhà. May mắn cả hai bé đều được cứu sống.
Video đang HOT
Theo thống kê của sở Lao động – Thương bình và xã hội TP HCM, trong năm 2010, đuối nước đã cướp đi sinh mạng 22 trẻ từ 14 tuổi trở xuống. Còn theo Sở Lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp trong 6 tháng đầu năm có 30 trẻ bị chết đuối, cá biệt trong tháng 6 đến 13 trẻ bị đuối nước. Gần 30% số ca tử vong và di chứng não từ ngạt nước.
Để phòng nạn ngạt nước, các tỉnh miền Tây Nam bộ đã tính đến việc phổ cập việc dạy bơi lội cho trẻ. Cụ thể theo UBND tỉnh Đồng Tháp từ năm 2011 đến 2015, tỉnh phấn đấu phổ cập chương trình bơi lội cho trẻ, kinh phí đầu tư là 9 tỷ đồng, dạy các em bơi lội nhằm giảm thiểu nạn trẻ em đuối nước.
Theo các bác sĩ, để cấp cứu khi có tai nạn đuối nước, nên đặt nạn nhân chỗ khô ráo, thông thoáng. Nếu người bị đuối nước tím tái không thở thì phải thổi ngạt bằng cách áp miệng thật sát vào mũi và miệng, thổi 2 lần liên tiếp. Sau đó thổi theo nhịp cứ 4 giây một lần cho đến khi nạn nhân thở lại đều. Nếu tim ngừng đập, cần ấn tim ngay sau thổi ngạt. Dùng tay ấn vào vùng nửa dưới của xương ức một cách đều đặn. Cứ 5 nhịp thì thổi ngạt một lần. Cần tránh xốc nước vì có thể khiến nạn nhân thiếu oxy não trầm trọng hơn.
Theo VNE
Những hồ tiên... chết thảm
Trong khi các con số thống thiết đã và đang được đưa ra, các phương án nạo vét cứu hồ cũng đang được xúc tiến, thì chúng tôi nhận được nhiều đơn thư kêu cứu của bà con các dân tộc ở Bắc Cạn, của những người thiết tha với Vườn quốc gia Ba Bể - Vườn di sản ASEAN, một trong 20 hồ nước ngọt thiên tạo lộng lẫy và có tầm quan trọng nhất thế giới này. Rằng, người ta đang cấp phép khai mỏ đá, mỏ quặng khiến cho bùn đất theo sông suối ùn ùn đổ về, hồ tiên đang gánh phận cá nằm trên thớt...
Nổ mìn phá đá trong vùng lõi của VQG Ba Bể.
2 hồ đẹp nhất của Ba Bể đã bị xoá sổ!
Quả thật, thông tin trên đã làm cho chúng tôi rùng mình vì bất bình. Ngay lập tức, nhà thơ Dương Thuấn - Tổng thư ký Câu lạc bộ Những người yêu Ba Bể - cùng 3 chuyên gia tâm huyết là GS Phạm Vĩnh Cư, GS Chu Hảo và GS Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường) và PV Lao Động đi ôtô từ Hà Nội lên thị sát. GS Phạm Vĩnh Cư bảo: "Tôi đi nhiều nước trên thế giới, không thấy ở đâu có cả hệ thống hồ kỳ lạ, trong xanh, treo trên núi đá vôi cao vợi, vách đá vừa đủ cao lại vừa đủ thấp để quyến say lòng người, hồ dài tới 11km, nhưng nó vẫn vành vạnh là cái ao tiên cổ tích".
GS Đặng Hùng Võ (giữa) cùng đoàni khảo sát tại đỉnh núi "tan hoang" ở mỏ sắt Pù Ổ. Nước thải của khai trường, đặc biệt là khi mưa lũ, bùn đất sẽ chảy vào gây ra bồi lắng đáng sợ cho hồ Ba Bể.
Đó cũng là lý do để từ năm 1997, Nhà nước ta đã làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận hồ Ba Bể là di sản thiên nhiên thế giới. Năm 2004, Ba Bể "trúng cử" là Vườn di sản ASEAN; tháng 6.2011 này, cả nước lại làm lễ đón nhận danh hiệu Ramsa, khu đất ngập nước có tầm quan trọng toàn cầu cho Ba Bể.
Vậy nhưng, chúng ta đã có thời kỳ hết sức sai lầm, là mặc cho nạn phá rừng, đốt nương rẫy tràn lan, khiến cho núi rừng mênh mông ở thượng nguồn 3 con sông suối tiếp nước cho hồ Ba Bể sền sệt bùn đất, hệ thống hồ Ba Bể bị bồi lắng tang thương! Dương Thuấn sinh năm 1959, lớn lên, trưởng thành ngay trên miền đất ven bờ hồ Ba Bể, bây giờ tóc chưa bạc, mà anh đã phải thổn thức chứng kiến những cái hồ tuyệt đẹp bị xoá sổ. Anh đưa 3 vị giáo sư và tôi đi khắp các hồ đang thoi thóp vì bãi bồi "xẻ thịt".
Bãi bồi này đã "ăn thịt" mất 4 km lòng hồ Ba Bể ở khu vực bản Pác Ngòi.
Bản Pác Ngòi chỉ ít năm trước vẫn còn nằm sát mép nước, thế mà giờ bãi bồi kéo từ nhà sàn ra tít phía giữa hồ đã dài tới 4km! Chúng tôi đi ôtô từ bản Pác Ngòi ra phía trung tâm hành chính của VQG Ba Bể, khoảng 8km ven triền núi cao, lúc nào nhìn xuống cũng thấy ruộng nương bạt ngàn. Giữa hai dãy núi có một dòng nước bé tẹo uốn lượn như sợi dây thừng xanh lơ. Đấy là dấu tích của 4km hồ Ba Bể đã biến mất.
Cả ba con suối, sông tiếp nước cho hồ Ba Bể là Chợ Lèng, Tả Han, Bó Lù, sau khi rừng bị cạo trọc, nạn xây dựng bừa bãi, việc cấp phép khai mỏ tràn lan rồi buông lỏng quản lý..., đã khiến cho các dòng sông suối quay lại giết chết chính hệ thống hồ mà nó hằng tôn vinh. Đáng sợ hơn, Chủ tịch CLB Những người yêu Ba Bể - GS Phạm Vĩnh Cư - còn cùng tôi đi thăm "lăng mộ" của hai trong số ngũ hồ tuyệt đẹp của Ba Bể. Trong dân gian, trong sự tích, cả trong các văn bản đáng tin cậy nhất, hồ Ba Bể thật ra là "ngũ hồ". Ba hồ đang thoi thóp tồn tại gồm Pé Lù (tiếng Tày: Pé là hồ), Pé Lèng và Pé Lầm.
Việc đào bới, "khuấy" bùn đất thế này, nước theo suối Pó Lù chảy về hồ Ba Bể, ai dám nói là sẽ không ảnh hưởng?
Nhà văn Tô Hoài hiện đang sống ở Hà Nội, sách của ông viết về những ngày ông đi kháng chiến, tắm ở Pé Vài, đùa với sơn nữ Tày thơ ngộ ra sao vẫn còn đó. Chỉ có các tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá Pé Vài, Pé Nàn là biến mất.
Chưa đầy 30 năm trôi qua, hai trong hệ thống 5 cái hồ (ngũ hồ) nổi tiếng của Ba Bể (là các hồ Pé Nàn, Pé Vài) đã bị bồi lắng đến biến mất - thay vào đó là cột điện, ruộng cấy, bản làng và đường đi... xe máy.
Đột nhập "hang ổ chọc tiết di sản"Có lẽ, đáng sợ hơn, vẫn là cái cách người ta đã vô cảm, vô trách nhiệm, khai quặng, phá đá ở gần khu vực hồ, để bùn đất được mưa lũ theo các con suối tống ào ào về đòi xoá sổ kỳ quan hồ Ba Bể một cách chóng vánh hơn. Điều đáng nói là các "thủ phạm" lớn đều được cấp phép "làm liều". Như ở mỏ sắt Pù Ổ, Bộ TNMT cấp phép cho họ hẳn hoi, hằng ngày hằng giờ, nước từ "nhà máy" này đổ ra suối Bó Lù, trôi xuống hồ Ba Bể. Những người nặng lòng với Ba Bể chúng tôi đã nhận được cả ôm đơn từ kiện cáo của bà con, tố cáo cái mỏ sắt làm ô nhiễm môi trường, bùn đất lấp mất ruộng khiến người nghèo không thể cày cấy nổi và tràn ra hồ Ba Bể, gây nạn bồi lắng tai hại.
Chuyện nóng tới mức, cuộc họp Hội đồng hương Bắc Cạn ở Hà Nội ngày 26.2 vừa rồi, có cả nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, cả Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Cạn về dự, những lá đơn này, chuyện bồi lắng này đã được khẩn thiết đưa ra bàn thảo. Sau đó, trả lời PV Lao Động, ông Hoàng Ngọc Đường - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Cạn - cũng thừa nhận, suối Bó Lù từ chỗ mỏ sắt chảy về hồ Ba Bể, nếu không chảy về hồ thì nước chảy đi đâu được. Và, "...sẽ phải kiểm tra xem họ (mỏ sắt Pù Ổ) đã thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường nghiêm túc chưa, nếu chưa thì phải xử lý" - ông Đường nói.
Ông Nông Thế Diễn - Giám đốc VQG Ba Bể - thì thẳng thắn: "Người ta cấp phép khai mỏ ở vùng đệm của VQG, nhưng cũng không trao đổi gì với chúng tôi, việc khai mỏ hiện nay đã xâm phạm nghiêm trọng vùng đệm của vườn. Khi mưa lớn, đất đá sẽ theo lũ dồn cả về hồ Ba Bể, rất đáng lo ngại. Chưa hết, ngay trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của vườn còn có Cty thản nhiên nổ mìn, khai thác đá thạch anh ở xã Quảng Khê, huyện Ba Bể. Nghe nói, sắp tới còn 2 Cty nữa được cấp phép làm việc "bạo nghịch" kiểu này".
Bà con đi theo đoàn "thị sát" từng bước, chỉ cho từng điều tai hại của khu khai thác mỏ, quặng. Đến Pù Ổ, nhìn núi quặng đen sì như than đá, lại nhìn các ngọn núi chất ngất bị xẻ thịt đỏ au, vàng khè, máy móc la liệt từ chân lên đến đỉnh, các vị GS vô cùng kinh ngạc. Bể lắng, bể chứa nước bé tẹo, bờ đập đắp bằng đất đỏ bé xíu, thấp tè, mưa nhỏ cũng đủ để bùn đất đổ ra suối Bó Lù về hồ Ba Bể - chứ chưa nói gì đến lũ. Họ đào bới, làm đường ôtô lên gần đỉnh núi, các vành đai máy móc la liệt, hệ thống ống dẫn nước và quặng từ đỉnh núi vắt ngang lưng trời về sát nhà dân. Máy móc gào thét đêm ngày.
Dẫu ông Đường - Chủ tịch tỉnh Bắc Cạn - nói với tôi rằng, mỏ sắt Pù Ổ được Bộ TNMT cấp phép (đã khai thác mới hơn 1 năm nay) thì tôi vẫn thật sự sợ hãi, rằng người ta tính toán thế nào mà lại để cho cái công trường khổng lồ như vậy, lở lói như vậy ở ngay đầu nguồn ven con suối lớn chảy về hồ Ba Bể. Bà con bảo, sắp tới họ tiếp tục "đào bới tan hoang" nốt mấy ngọn núi gần tâm điểm khai thác mỏ sắt Pù Ổ hiện nay, thử hỏi thảm hoạ nào đang chờ hồ Ba Bể trong nay mai?
Thời gian vừa qua, cái việc lúng túng, bất cập đến nực cười trong nỗ lực chống nạn bồi lắng, cứu hồ Ba Bể của chúng ta đã đáng sợ lắm rồi. Tỉ như, vụ người ta huy động đông đảo máy móc, "khuấy" tơi bời ở cửa "cống" chỗ Nam Cường để chuẩn bị cho việc đục lỗ khổng lồ xuyên qua dãy núi cho suối Bó Lù chảy tuột vào Ba Bể - nhằm... chống ngập úng cho mấy cánh đồng. Nước hồ lập tức đục ngầu, Cục Kiểm lâm, các nhà khoa học, Ban GĐ VQG Ba Bể phải cực lực phản đối, lại thêm vụ lũ về ngập hết máy móc, thì đơn vị trúng thầu mới rút quân. Hệ sinh thái Ba Bể thoát chết trong gang tấc, hú vía.
Người ta chợt nhận ra, các "nàng tiên" trong hệ thống ngũ hồ đẹp nhất Việt Nam này không chỉ bị xâm hại, giết chết bằng nạn bồi lắng, mà các "nàng" còn hoàn toàn có thể lìa trần vì những quyết định ngớ ngẩn nhất. Và, bây giờ lại đến nỗi lo cấp phép khai mỏ, ngào đất đá, khuấy bùn bẩn, tống cả vào "lấp" hồ với tốc độ khủng khiếp. Đường về, các vị GS tiếp tục lên kế hoạch "thị sát", điều tra, sớm báo cáo những chuyện đáng bất bình này lên Thủ tướng Chính phủ. "Làm như thế, may ra mới cứu được hồ tiên" - anh Dương Thuấn ngậm ngùi.
Theo Lao Động Online
Thực hư chuyện có 2 cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm Một số chuyên gia đưa ra bằng chứng khẳng định tại hồ Hoàn Kiếm hiện có ít nhất 2 cụ rùa đang sinh sống. Tuy nhiên số người khác đã bác bỏ thông tin này và xác định chỉ có duy nhất một cụ Rùa đang tồn tại trong lòng hồ. Trước đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia, ông Nguyễn...