Cảnh báo sức khỏe qua kinh nguyệt
Cảnh báo sức khỏe qua kinh nguyệt sẽ giúp bạn hiểu rõ sức khỏe của mình. Hãy quan tâm tới vấn đề này để biết cách khắc phục kịp thời vấn đề về sức khỏe.
Rong kinh là tình trạng máu chảy ra quá nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh quá thường xuyên và kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Nguyên nhân có thể là do bạn có quá nhiều hoặc quá ít các hormone điều tiết kinh nguyệt là estrogen và progesterone.
Phương pháp tránh thai bằng đặt vòng tránh thai và u xơ tử cung cũng khiến chảy máu nhiều trong chu kỳ “nguyệt san”. Khi có các dấu hiệu chóng mặt, khó thở và phải thay băng vệ sinh mỗi giờ, thì bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Cảnh báo sức khỏe qua kinh nguyệt bạn nên quan tâm (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nếu như trong kỳ kinh nguyệt, bạn cần dùng trên 10 băng vệ sinh truyền thống hoặc thay băng 2 – 3 giờ mỗi lần trong ngày, máu ra bẩn đồ lót, bạn có thể bị cường kinh. Khi cảm thấy mệt, rụng tóc, chóng mặt cũng là những lý do của mất quá nhiều máu, nếu chỉ thi thoảng xảy ra một lần thì không sao, nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nhất thiết phải đi khám.Việc khám định kỳ một năm một lần là cần thiết.
Nếu thời gian kinh nguyệt của bạn dưới ba ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml thì đây được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể… Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như: thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung…
Theo Phương Vũ – Gia đình Việt Nam
Một năm không có kinh nguyệt
Em năm nay 28 tuổi, có kinh nguyệt lần đầu năm 13 tuổi. Từ đó đến nay kinh nguyệt không đều, khoảng 2,3 tháng có 1 lần, nhiều khi nửa năm đến 1 năm không có.
Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không?
(NLH)
Ảnh minh họa
Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 - 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:
(1) Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.
(2) Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.
(3) Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.
Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.
- Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.
- Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp (2) và (3) thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp (1), cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.
Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.
Theo BS Vương Thị Ngọc Lan - Tuổi trẻ
8 bí ẩn về chu kỳ kinh nguyệt mà đàn ông mù tịt Chu kỳ kinh nguyệt không đơn giản chỉ là những ngày đèn đỏ mỗi tháng một lần như nhiều quý ông vẫn nghĩ, mà có nhiều bí ẩn bất ngờ. Kinh nguyệt không chỉ có máu. Máu là chất dịch màu đỏ trôi theo âm đạo trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gồm 50% máu được trộn lẫn với những lượng thay đổi...