Cảnh báo sự cố động cơ của Airbus A220 khi đạt độ cao hơn 10.000 mét
Các nhà quản lý an toàn hàng không Canada và Liên minh châu Âu đã yêu cầu các máy bay Airbus A220 sẽ không được sử dụng hết công suất khi ở độ cao hơn 10.000 mét. Thông báo trên được đưa ra sau một vài sự cố với động cơ của dòng máy bay này.
Máy bay Airbus A220-300. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một hướng dẫn bay khẩn cấp, do Transport Canada ban bố cuối tuần qua và được Cơ quan An toàn Hàng không (EASA) của Liên minh châu Âu truyền tiếp ngày 29/10, các hãng hàng không sử dụng dòng máy bay trên của Airbus được yêu cầu không vượt quá 94% công suất tối đa khi ở độ cao 10.092m.
Theo thông báo, hướng dẫn trên được ban bố sau “một số sự cố khiến động cơ ngừng hoạt động khi đang bay”, xảy ra với các máy bay A220 do hãng hàng không Air Canada vận hành, và một loạt sự cố khác với các chuyến bay của hãng hàng không Swiss, chi nhánh của Lufthansa (Đức).
Trong một chuyến bay của hãng hàng không Swiss, các phần của động cơ đã rơi trên bầu trời nước Pháp, và sau các sự cố vào tháng 9 và 10, hãng hàng không này đã phải ngừng mọi chuyến bay bằng loại máy bay này cho đến khi mọi chuyện được điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Trong khi đó, các nhà điều tra Canada đang tiếp tục xác định nguyên nhân của vụ rơi động cơ trên, kết quả điều tra ban đầu cho thấy độ cao lớn hơn mức thiết kế lực đẩy của động cơ.
Hướng dẫn trên cảnh báo rằng “điều kiện này, nếu không được sửa đổi, có thể dẫn tới hỏng động cơ và gây hư hại máy bay”.
Hơn nữa, các nhà quản lý cũng kêu gọi các hãng hàng không tránh các điều kiện như băng có thể đóng quanh máy bay và đặt máy bay ở độ cao tối đa là 10.668m trong khi máy bay không thể lên tới độ cao này. Chỉ dẫn nêu rõ việc không thể ngắt thiết bị làm tan băng “ở độ cao trên 10.668m có thể dẫn tới việc vỏ động cơ quá nóng, và dẫn tới cảnh báo cháy”.
Máy bay A220 ban đầu do hãng Bombardier của Canada thiết kế và chế tạo, song không nhận đủ đơn đặt mua cần thiết. Sau đó, dòng máy bay này đã được Airbus mua lại, và hãng đã thành công trong việc thu hút nhiều đơn đặt hàng hơn từ các hãng hàng không. Khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn của dòng máy bay này phần nhiều là nhờ các động cơ mới, do công ty Pratt & Whitney sản xuất.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Anh bày tỏ thất vọng trước kế hoạch đánh thuế mới của Mỹ
Anh đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy một giải pháp thông qua đàm phán cho tranh cãi giữa Airbus và Boeing và ngăn những khoản thuế mới được triển khai.
Thủ tướng Anh Boris Johnson trả lời phỏng vấn báo chí tại thành phố Manchester ngày 29/9/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 3/10, Anh đã bày tỏ thất vọng trước kế hoạch của chính quyền Mỹ đánh thuế máy bay Airbus được sản xuất ở châu Âu và rượu whisky của Scotland.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: "Chúng tôi thất vọng về việc Mỹ đã công bố danh sách này. Chọn giải pháp thuế quan không có lợi ích cho bất kỳ ai."
Quan chức này cũng cho biết Anh đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) để thúc đẩy một giải pháp thông qua đàm phán cho tranh cãi giữa Airbus và Boeing và ngăn những khoản thuế mới được triển khai.
Cùng ngày, chính quyền Scotland thuộc Anh cho biết việc Mỹ tăng thuế với nhiều mặt hàng, trong đó có rượu whisky Scotland, cho thấy việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump khó có thể giúp Anh bù đắp được những thiệt hại từ việc rời khỏi EU (còn gọi là Brexit).
Trong phát biểu của mình, người phát ngôn của chính quyền Scotland nêu rõ: "Việc áp những khoản thuế này làm suy yếu nghiêm trọng những lập luận của Chính phủ Anh về một thỏa thuận thương mại tự do tiềm năng với Mỹ có thể dễ dàng hoặc nhanh chóng bù đắp thiệt hại do Brexit gây ra."
Theo quan chức này, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với rượu whisky của Scotland, do đó kế hoạch áp thuế mới của Mỹ gây quan ngại sâu sắc.
Tuy nhiên, Scotland vẫn hy vọng hoạt động xuất khẩu sẽ không hứng chịu thiệt hại trong cuộc tranh chấp thương mại này, đồng thời ủng hộ những nỗ lực hiện nay của EU hướng tới một giải pháp với Mỹ thông qua đàm phán.
Người phát ngôn này nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nêu rõ những lo lắng của mình với các bộ trưởng Anh về tác động đối với rượu whisky và các sản phẩm khác của Scotland và hy vọng họ nỗ lực hết sức để bảo vệ hoạt động xuất khẩu của Scotland. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác chủ chốt, trong đó có Hiệp hội Whisky Scotland, để hỗ trợ ngành này và giảm thiểu những khoản thuế tiềm tàng."
Mỹ vừa thông báo từ ngày 8/10 tới sẽ áp thuế 10% đối với các loại máy bay Airbus sản xuất tại châu Âu, và mức thuế 25% đối với rượu vang Pháp, rượu whisky của Scotland và Ireland, cũng như các loại pho mát trên toàn châu lục.
Trước đó, Tổ chức Thương mại thế giới đã "bật đèn xanh" cho Mỹ áp thuế đối với hàng hóa của EU trị giá 7,5 tỷ USD nhằm trả đũa việc khối này đã trợ giá cho hãng sản xuất máy bay Airbus một cách trái luật./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
Mỹ áp thuế EU, căng thẳng thương mại bùng phát Mỹ có kế hoạch áp thuế khoảng 7,5 tỉ USD đối với các mặt hàng xuất khẩu châu Âu kể từ ngày 18/10. Động thái này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Việc chính quyền Trump áp thuế EU có thể làm bùng phát căng thẳng trong thương mại (Ảnh: CNBC) Trước đó, WTO đã...