Cảnh báo sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng, biến chứng nặng với bệnh nhân béo phì
Mặc dù mới chỉ bắt đầu mùa mưa, chưa vào giai đoạn cao điểm của sốt xuất huyết nhưng số bệnh nhân tại TP HCM và một số địa phương khu vực phía Nam đã tăng rất nhanh.
BS Phong đang khám cho một bệnh nhân sốt xuất huyết
Tại khoa Nhiễm D Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đang có hơn 70 ca bệnh, trong đó có 60 ca điều trị nội trú sốt xuất huyết. Do chỉ có 50 giường bệnh, khoa phải kê thêm 30 giường bệnh ở hành lang để tiếp nhận các ca sốt xuất huyết.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D cho biết, trong tháng 5 trung bình khoa tiếp nhận điều trị từ 20- 25 ca sốt xuất huyết. Nhưng từ đầu tháng 6 đến nay, các ca sốt xuất huyết nhập viện bắt đầu gia tăng nhanh, mỗi ngày có khoảng hơn 50 đến 70 ca bệnh. So với cùng kỳ năm ngoái, số bệnh nhân sốt xuất huyết nằm điều trị tại khoa tháng 6 năm nay đã tăng gấp 3 lần. Nếu tính cả khoa khác, mỗi ngày Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị cho hơn 140 bệnh nhân sốt xuất huyết.
Theo nhận định của bác sĩ Phong, mức độ gia tăng các ca bệnh nhập viện chứng tỏ năm nay dịch bệnh đến sớm hơn 1 tháng. Đặc biệt là tuần vừa qua đã có 2 ca tử vong từ địa phương khác được chuyển đến trong tình trạng nặng, trong đó 1 người lớn và 1 trẻ em. Hai trường hợp này đều có cơ địa đặc biệt và mang bệnh nền.
Bác sĩ Phong cảnh báo, đối với những người có cơ địa đặc biệt hay mang các bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tình hình bệnh dễ diễn tiến nặng. Riêng phụ nữ có thai, khi mắc sốt xuất huyết dễ dẫn đến sinh non hoặc hư thai. Đặc biệt, có đến hơn nửa số ca tử vong tại bệnh viện do mắc sốt xuất huyết là bệnh nhân béo phì.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, việc điều trị sốt xuất huyết cho bệnh nhân béo phì sẽ phức tạp hơn. Tỉ lệ sốc do sốt xuất huyết ở trẻ có cân nặng bình thường là 4,6% thì ở trẻ béo phì lên đến gần 15%.
Tại Đồng Nai, chỉ tính riêng tuần cuối tháng 5, toàn tỉnh ghi nhận 123 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 12,8% so với tuần trước (109 ca). Trong đó, TP Biên Hòa và huyện Trảng Bom là hai địa phương có số ca mắc cao nhất.
Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, nhiều bệnh nhân khá chủ quan, khi cảm thấy sốt, mệt thì ra tiệm mua thuốc về uống, đến lúc bị nặng mới vào bệnh viện cấp cứu. Có đến 50% số bệnh nhân nhập viện ở giai đoạn muộn (mắc bệnh từ 3-5 ngày mới nhập viện), một số ca bị nặng trong giai đoạn sốc, không bắt được mạch, không đo được huyết áp.
Trung tâm Y tế huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện đã có 461 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, so với cùng kỳ năm 2018 chỉ có 96 ca. Trong đó, xã Phước Thái có nhiều người mắc bệnh nhất với 127 ca, kế đến là thị trấn Long Thành 66 ca, xã An Phước 59 ca và xã Long Phước 48 ca, đây cũng là những địa phương tập trung nhiều nhà trọ công nhân.
Qua thống kê cho thấy, trước đây, bệnh sốt xuất huyết thường chỉ xảy ra ở trẻ em, nhưng giờ tỷ lệ người lớn mắc bệnh tăng từ 40-50% tập trung chủ yếu ở các khu nhà trọ, mà nguyên nhân là do người ở trọ mang tư tưởng chủ quan không có những biện pháp phòng chống tích cực cho bản thân.
Theo thống kê của Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), tính đến ngày 26/6, trên địa bàn huyện có 158 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 114 ca so cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, trong tháng 6, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn huyện tăng cao với 56 ca, tăng 44 ca so tháng 5 và chỉ riêng trong tuần 25 có tới 15 ca mắc bệnh đang điều trị, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Trường hợp mắc bệnh tập trung nhiều ở các xã Phú Nghĩa, Bù Gia Mập và Đức Hạnh.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Trung tâm Y tế huyện đã chỉ đạo trạm y tế các xã tăng cường phòng, chống dịch, đồng thời triển khai phun hóa chất diệt muỗi tại những điểm bùng phát dịch và những nơi nguy cao với dịch bệnh. Bên cạnh đó, vận động người dân vệ sinh để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng bằng cách đậy các vật dụng chứa nước sinh hoạt; thường xuyên vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng; thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà.
Theo infonet
TP.HCM: Gần 8.000 ca mắc sốt xuất huyết trong 2 tháng đầu năm
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu mỗi người dân không có ý thức phòng bệnh, dịch bệnh này sẽ bùng phát trong cộng đồng.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, số ca mắc sốt xuất huyếttại TP.HCM là 7.835 ca, tăng 279% so với cùng kỳ năm 2018. Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, bệnh sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cuối mùa dịch 2018-2019, tuy nhiên số ca bệnh hàng tuần còn giảm khá chậm.
Trong tuần từ 15 - 21/2, toàn TP đã ghi nhận 800 ca mắc sốt xuất huyết.
Do đỉnh dịch năm 2018-2019 rơi vào tuần thứ 3 của năm 2019, chậm hơn 10 tuần so với đỉnh của mùa dịch trước và số ca bệnh hàng tuần giảm chậm nên số ca tích lũy trong 8 tuần đầu năm 2019 cao hơn cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại quận Tân Phú và huyện Củ Chi.
Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh minh họa
Điều đáng lưu ý là trước đây, bệnh sốt xuất huyết được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên hơn 10 năm nay tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn (trên 15 tuổi) xấp xỉ 50% trong tổng số ca bệnh ghi nhận được. Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết hầu hết ghi nhận trên bệnh nhân có cơ địa béo phì, bệnh mạn tính; một số trường hợp tử vong ở người lớn còn do chủ quan tự điều trị tại nhà, đến bệnh viện trễ.
Để nhanh chóng kéo giảm số ca mắc hàng tuần, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM khuyến cáo mọi người dân cần chủ động:
- Diệt lăng quăng, diệt muỗi, phòng tránh muỗi đốt.
- Nếu bản thân có triệu chứng sốt cao đột ngột trong vòng 2 - 7 ngày, cần đi khám bệnh tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
- Người bệnh sốt xuất huyết cần uống đủ nước, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị; khi thấy có các dấu hiệu xuất huyết nhiều, nôn ói, bứt rứt, li bì... cần đưa người bệnh đến cơ sở tế ngay để được xử trí.
Theo congly
Sốt xuất huyết ở TP HCM tăng gấp 3 lần năm ngoái Gần hai tháng đầu năm 2019, TP HCM ghi nhận 6.733 ca sốt xuất huyết, tăng 249% so với cùng kỳ trước. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối mùa dịch 2018-2019. Số ca bệnh có chiều hướng giảm dần. Tuy nhiên do đỉnh dịch trễ 10 tuần so với mùa trước và...