Cảnh báo số bệnh nhi COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh
Do sự lây lan của biến thể Delta, số ca mắc COVID-19 mới ghi nhận hằng ngày tại Mỹ có thể vượt 200.000 ca trong vài tuần tới.
Giám đốc Viện Y tế quốc gia của Mỹ, Francis Collins đã đưa ra cảnh báo trên trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News ngày 15/8.
Một em nhỏ được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Collins, Mỹ đang lâm vào khủng hoảng khi có tới 90 triệu người vẫn chưa tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và việc số ca nhiễm mới tại Mỹ quay trở lại mốc 200.000 ca/ngày mặc dù là điều không mong đợi, song là hiện thực Mỹ phải đối mặt. Ông cho rằng cần làm mọi thứ có thể ở thời điểm hiện tại để xoay chuyển tình thế.
Giám đốc Collins bày tỏ quan ngại về thực trạng số bệnh nhi COVID-19 nhập viện điều trị tăng mạnh, hiện đã lên tới gần 2.000 ca, trong đó có nhiều ca đang phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt. Đáng báo động, trong đó có cả những bệnh nhi dưới 4 tuổi. Ông cho biết thêm đã có ít nhất 400 trẻ em tử vong tại Mỹ trong đại dịch COVID-19.
Qua những con số dẫn chứng trên, ông Collins kêu gọi mọi người không nên chủ quan trước mối nguy hiểm của biến thể siêu lây nhiễm Delta đối với trẻ em và cần làm mọi cách để bảo vệ nhóm đối tượng dễ chịu tổn thương này cũng như tất cả mọi người.
Hiện chưa có một quốc gia nào cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Theo số liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins công bố ngày 14/8, số ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày trước đó của Mỹ là 129.000 ca/ngày. Cũng trong 1 tuần qua, Mỹ có gần 94.000 ca mắc COVID-19 là trẻ em. Kể từ dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ đến ngày 5/8, nước này đã có gần 4,3 triệu trẻ em dương tính với COVID-19.
* Sáng 16/8, hàng trăm binh sĩ vũ trang đã tham gia cùng với hàng nghìn cảnh sát bổ sung thiết lập chốt chặn tại các ngả đường và giám sát việc thực hiện lệnh phong tỏa của người dân thành phố Sydney – thủ phủ của bang New South Wales, trong khi chính quyền thành phố Melbourne, bang Victoria công bố danh sách một loạt “vùng đỏ” dịch bệnh.
Australia đang ứng phó với làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 3 do sự lây lan của biến thể Delta. Hai thành phố lớn nhất của nước này là Sydney và Melbourne cùng với thủ đô Canberra đang áp dụng lệnh phong tỏa để khống chế dịch bệnh.
Việc Australia tăng cường lực lượng giám sát tại Sydney nhằm đảm bảo người dân thành phố nghiêm chỉnh chấp hành quy định phòng dịch là do các biện pháp hạn chế trong 7 ngày qua không thể ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta lây lan.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, cuối tuần qua, chính quyền bang New South Wales đã ra thông báo về việc tăng mạnh các mức phạt để kiểm soát hiệu quả hơn làn sóng dịch COVID-19 đang bùng phát ở bang, bao gồm tăng mức phạt tiền từ 1.000 AUD lên 5.000 AUD (3.700 USD) đối với vi phạm các quy định về giãn cách xã hội, và từ 1.000 AUD lên 3.000 AUD đối với vi phạm quy định về tập thể dục ngoài trời.
Các mức tiền phạt nặng khác bao gồm 5.000 AUD đối với người cung cấp thông tin gian dối cho cán bộ truy vết tiếp xúc và 3.000 AUD đối với hành vi đi về các vùng miền quê mà không có giấy phép.
Giám đốc cảnh sát bang NSW Mick Fuller cho biết hàng nghìn cảnh sát và binh sỹ quân đội đang liên tục tuần tra các đường phố ở thành phố Sydney và ban hành hơn 500 vé phạt các hành vi vi phạm trong ngày 15/8.
Trong vòng 24 giờ tính đến cuối ngày 15/8, bang NSW ghi nhận 478 ca nhiễm COVID-19 mới, mức cao nhất mỗi ngày kể từ khi đại dịch bùng phát ở đây hồi đầu năm ngoái, mặc dù lệnh phong tỏa toàn bang đang được áp dụng, trong đó riêng lệnh phong tỏa tại thành phố Sydney và một số vùng lận cận đã bước sang tuần thứ 8.
Thủ hiến bang NSW, bà Gladys Berejiklian, thừa nhận tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong ít nhất hai tháng tới cho đến khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở bang đạt trên 70%. Tính đến nay, Australia đã tiêm chủng cho khoảng 26% dân số trên 16 tuổi ở nước này.
Chính quyền Trump nỗ lực 'xây' niềm tin với vaccine Covid-19
Chính quyền Tổng thống Trump đang gấp rút triển khai một chiến dịch giáo dục cộng đồng trị giá 250 triệu USD nhằm khuyến khích người dân Mỹ tiêm vaccine Covid-19.
Các quan chức liên bang thừa nhận nỗ lực này sẽ vấp phải nhiều khó khăn và phức tạp. Nó phải đối đầu với tâm lý hoài nghi, thiếu tin tưởng của công chúng đối với các chương trình chính phủ, giữa lúc chính trường Mỹ đang chia rẽ sâu sắc.
Bên cạnh đó, việc Tổng thống Donald Trump thường xuyên tỏ thái độ coi thường các nhà khoa học chính phủ, quảng bá những phương pháp điều trị phi chính thống, không hiệu quả và phủ nhận mức độ nghiêm trọng của đại dịch càng khiến tâm lý nghi ngờ trở nên sâu sắc hơn.
Các lô vaccine Covid-19 đầu tiên được đóng thùng và chuẩn bị chuyển đi tại nhà máy của Pfizer ở Michigan ngày 13/12. Ảnh: AP.
Chiến dịch Xây dựng Niềm tin Vaccine, do Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh giám sát thực hiện, khởi động đúng vào lúc hy vọng đang tràn ngập nước Mỹ về loại vaccine Covid-19 vừa được chính phủ thông qua. Nhưng mặt khác, nỗi tuyệt vọng cũng đang bao phủ khi mà số người chết vì Covid-19 một ngày tại Mỹ sắp chạm ngưỡng 2.500 và tổng số ca tử vong lên đến gần 300.000.
Chiến dịch này ban đầu có sự tham gia của các ngôi sao, gương mặt nổi tiếng, những người mà chính quyền cho là thân thiện với Tổng thống. Tuy nhiên, nó vấp phải sự phản đối của đảng Dân chủ, cho rằng đây chỉ là một chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao cơ hội tái đắc cử cho Trump.
Yếu tố người nổi tiếng đã bị loại bỏ sau một cuộc điều tra của đảng Dân chủ tại Hạ viện, khiến Bộ trưởng Y tế Alex M. Azar II phải ra lệnh xem xét nội bộ toàn bộ kế hoạch.
Sáng kiến mới sẽ áp dụng "phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học", Mark Weber, quan chức y tế liên bang phụ trách triển khai chiến dịch, cho hay. Chương trình sẽ bắt đầu vào tuần này với những đợt quảng cáo đầu tiên trên báo giấy, mạng xã hội và đài phát thanh. Quảng cáo trên truyền hình sẽ được bổ sung khi vaccine trở nên phổ biến hơn.
Quá trình đánh giá lại kế hoạch, hoàn thành ngày 13/11, khiến chiến dịch bị trì hoãn 6 tuần. Giờ đây, khi chương trình tiêm chủng toàn quốc chuẩn bị bắt đầu, chiến dịch đang đứng trước một lịch trình vô cùng sít sao.
Các nhóm chuyên trách, do công ty nghiên cứu thị trường ký hợp đồng với chính phủ Fors Marsh Group triển khai, có nhiệm vụ giúp chính quyền địa phương tinh chỉnh thông tin tuyên truyền phù hợp với các cộng đồng bị ảnh hưởng, đồng thời tìm ra những nhóm cư dân còn do dự tiêm vaccine nhưng có thể thuyết phục được.
Hiện, khoảng 60% người dân Mỹ nói họ "chắc chắn hoặc có thể" tiêm vaccine Covid-19, theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew mới công bố. Tuy nhiên, tâm lý bài vaccine trong cộng đồng vẫn rất mạnh mẽ: 21% người trưởng thành Mỹ không có ý định tiêm chủng và họ "khá chắc chắn rằng" sẽ không thay đổi suy nghĩ dù được cung cấp nhiều thông tin hơn về vaccine.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy phụ nữ e ngại về việc tiêm vaccine hơn nam giới và người Mỹ da màu là nhóm do dự nhất, xét theo yếu tố sắc tộc.
Ngay cả các nhân viên y tế, những người có tỷ lệ được tiêm vaccine cao nhất, cũng e ngại. Trong một cuộc khảo sát về vaccine Covid-19 do Tổ chức Y tá Mỹ thực hiện hồi tháng 10, 37% số người tham gia nói họ "không tin tưởng" vaccine an toàn và hiệu quả, 48% nói họ "chỉ hơi tin tưởng".
Yếu tố đảng phái đóng một vai trò quan trọng. Đảng Dân chủ hiện có xu hướng muốn tiêm chủng nhiều hơn so với đảng Cộng hòa. Hồi mùa thu, khi Tổng thống Trump hứa rằng một loại vaccine Covid-19 có thể sẵn sàng trước ngày bầu cử, niềm tin của đảng Cộng hòa tăng lên trong khi niềm tin của đảng Dân chủ sụt giảm. Nhưng xu hướng này đã thay đổi khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trở thành tổng thống đắc cử, theo Matthew Motta, nhà khoa học chính trị tại Đại học bang Oklahoma, cho hay.
"Điều đó cho thấy rằng ý định tiêm chủng của chúng ta gắn liền với những gì mà các lãnh đạo chính trị nói", Motta nhận định. "Vì vậy, một chiến lược tuyên truyền lưỡng đảng là điều rất cần thiết".
Vì Trump từng nhiễm Covid-19 nên về lý thuyết, ông không được xếp vào danh sách ưu tiên tiêm vaccine, tuy nhiên hình ảnh Tổng thống Mỹ tiêm chủng có thể truyền thông điệp tích cực, chuyên gia đánh giá. Các quan chức Nhà Trắng cho biết ý tưởng Tổng thống Trump tiêm vaccine công khai "chắc chắn đang được cân nhắc".
Tiến sĩ Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, khẳng định ông sẽ "tiêm vaccine công khai" ngay khi "được cấp" nhằm củng cố niềm tin của công chúng.
Nhân viên y tế Mỹ tại một điểm xét nghiệm Covid-19 ở Los Angeles, bang California ngày 1/12. Ảnh: Reuters.
Ba cựu tổng thống Mỹ là Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton đều tuyên bố họ sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 trước máy quay. Năm 2009, tổng thống Obama và phu nhân Michelle đã ghi hình quá trình họ xếp hàng chờ đợi tiêm vaccine cúm gà H1N1 sau những đứa trẻ.
"Mọi người cần hiểu rằng vaccine an toàn", tổng thống Obama lúc bấy giờ nói. Trang web của Nhà Trắng còn đăng một bức ảnh ông đang vén tay áo chờ tiêm.
Tổng thống đắc cử Joe Biden đang tích cực khuyến khích người dân tiêm vaccine Covid-19.
"Tôi muốn làm rõ với công chúng rằng các bạn nên có niềm tin đối với vaccine", ông nói tại Wilmington, Delaware, hôm 11/12. "Không có bất kỳ tác động chính trị nào ở đây. Các nhà khoa học hàng đầu đã dành thời gian xem xét mọi yếu tố liên quan. Tính toàn vẹn khoa học đã đưa chúng ta đến thời khắc này".
Theo tiến sĩ David A. Kessler, cựu ủy viên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), việc tuyên truyền để các bác sĩ, chuyên gia y tế thuyết phục bệnh nhân tin tưởng vào vaccine cũng quan trọng không kém.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết họ sẽ có những chiến dịch riêng nhằm đào tạo các chuyên gia y tế. CDC đã lên kế hoạch tổ chức một hội thảo trực tuyến về độ an toàn của vaccine cho các bác sĩ vào ngày 14/12.
Chiến dịch giáo dục cộng đồng về vaccine Covid-19 của Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh do Trợ lý Bộ trưởng Y tế Michael R. Caputo khởi xướng. Chiến dịch này bao gồm một kế hoạch trị giá 15 triệu USD nhằm nâng cao tinh thần quốc gia với thông điệp "hãy giúp đỡ Tổng thống bảo vệ đất nước", theo các tài liệu do các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội thu được.
Caputo còn đề xuất cho phép những người biểu diễn đóng vai Ông già Noel, Bà già Noel và yêu tinh được tiêm vaccine Covid-19 sớm. Theo các đoạn ghi âm từ Wall Street Journal, Caputo mô tả Ông già Noel là những "lao động thiết yếu". Kế hoạch đề ra là sẽ để họ xuất hiện tại các buổi giới thiệu vaccine tại 35 thành phố.
Dù vậy, theo Weber con đường phía trước vẫn còn gian nan. Vì vaccine còn khan hiếm nên chính quyền cần cân nhắc thời điểm tiêm chủng và các quan chức thì không muốn tạo ra bầu không khí háo hức trong công chúng trước thứ mà họ có thể chưa nhận được.
"Việc phát triển vaccine trong thời gian ngắn kỷ lục thật sự gây phấn khích", ông nói. "Nhưng chúng ta phải cẩn thận để không tạo ra nhu cầu lớn trước khi nó được cung cấp rộng rãi cho công chúng".
Giá dầu thế giới phục hồi ấn tượng nhờ kỳ vọng nguồn cung vẫn thắt chặt Giá dầu thế giới đi lên trong phiên 23/7, tiếp tục phục hồi mạnh mẽ từ cú trượt dốc của ngày thứ Hai nhờ kỳ vọng rằng nguồn cung dầu vẫn sẽ thắt chặt trong năm nay. Đổ xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phiên này, giá dầu Brent tăng 31...