Cảnh báo quá tải tại các hệ thống y tế ở Ireland và Anh
Ngày 4/1, quan chức y tế hàng đầu của Ireland cảnh báo các bệnh viện nước này sẽ không thể chống chọi với “thảm kịch” trong bối cảnh làn sóng bùng phát dịch COVID-19 đang diễn biến rất nhanh và sẽ phải hủy mọi quy trình không khẩn cấp trong tuần này để có thêm nhiều không gian chăm sóc tích cực nhất có thể dành cho bệnh nhân COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 trên tàu điện ngầm ở Dublin, Ireland. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Ireland tăng khoảng 20% mỗi ngày và số bệnh nhân được điều trị có thể vượt mức ghi nhận trong thời kỳ đỉnh điểm của đợt bùng phát thứ nhất chỉ trong 1 hoặc 2 ngày tới. Số bệnh nhân COVID-19 cần điều trị tại Ireland đã lên mức 776 ngày 4/1, trong đó có 73 ca cần chăm sóc tích cực (ICU).
Giám đốc cơ quan dịch vụ y tế Ireland Paul Reid cho biết theo đà này, tổng số ca mắc COVID-19 nhập viện tại Ireland sẽ lên mức 2.500 ca trong tháng này, với từ 250 – 430 bệnh nhân nặng. Các bệnh viện công có thể nâng số giường bệnh ICU lên mức 375 và cơ quan này vẫn đang nỗ lực điều phối để có thêm các giường ICU ở các bệnh viện tư. Cũng theo ông Reid, dịch vụ y tế có thể sẽ ghi nhận khoảng 7.000 ca mới mỗi ngày trong những ngày tới sau khi tỷ lệ xét nghiệm dương tính đã tăng lên mức 25% trong cuối tuần qua.
Trong tháng 12 vừa qua, Ireland đã khởi động trở lại hầu hết lĩnh vực y tế nhờ liên tục duy trì tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất tại châu Âu trong suốt thời gian trước đó. Tuy nhiên, trong 2 tuần qua, tỷ lệ các ca mắc COVID-19 trên 100.000 người đã tăng gần gấp 5 lên mức 583 ca. Giới phân tích cho rằng con số thực tế có thể từ 700 – 800 ca, vượt mức đỉnh 600 ca ghi nhận hồi tháng 4.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, giới chức y tế Ireland cũng cảnh báo tỷ lệ mắc bệnh tại nước này hiện đang tăng nhanh nhất trong Liên minh châu Âu (EU) và đây là thời điểm đáng lo ngại nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này.
* Cũng trong ngày 4/1, các quan chức y tế hàng đầu của Anh cảnh báo nguy cơ hiện hữu hệ thống y tế ở một số vùng của nước này sẽ bị quá tải vì đại dịch COVID-19 trong 21 ngày tới nếu không có các biện pháp mới để khống chế dịch bệnh.
Trong tuyên bố chung, các quan chức y tế hàng đầu của 4 xứ gồm England, Scotland, Wales và Bắc Ireland khuyến nghị Anh nâng mức cảnh báo dịch bệnh từ mức 4 lên mức 5.
Tính trên cả nước, Anh ghi nhận 58.784 ca mắc mới trong ngày 4/1 và số ca mắc trong 7 ngày qua tăng 50% so với tuần trước, theo đó nâng tổng số ca mắc tại đây lên khoảng 2,7 triệu ca với 75.431 ca tử vong.
Thủ tướng Boris Johnson tối 4/1 tuyên bố xứ England, chiếm phần lớn dân số Vương quốc Anh, sẽ bước vào đợt phong tỏa 6 tuần nghiêm ngặt nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Theo đó, kể từ tối 4/1, tất cả mọi người đều bắt buộc phải ở trong nhà, chỉ được phép ra ngoài 1 lần trong ngày để tập thể dục ngoài trời, hoặc đi mua các nhu yếu phẩm.
Ấn Độ bắt đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực HĐBA LHQ
Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ .
Ngày 1/1, Ấn Độ đã chính thức bắt đầu đảm nhận vị trí thành viên Không Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2021-2022. Đây là lần thứ 8, quốc gia Nam Á này được bầu vào vị trí thành viên không thường trực của cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống LHQ.
Ngoài Ấn Độ, 4 quốc gia khác gồm Nauy, Kenya, Ireland và Mexico cũng bắt đầu đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của HĐBA từ tháng 1/2021.
Dự kiến vào tháng 8 năm nay, Ấn Độ sẽ giữ chức Chủ tịch HĐBA trong vòng 1 tháng. Trong lần thứ 8 được tham gia HĐBA LHQ, Ấn Độ muốn nhân cơ hội này để thúc đẩy cải tổ mạnh mẽ HĐBA theo hướng thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tăng số lượng thành viên thường trực. Điều này đã được nhóm G4 gồm Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil vận động trong nhiều năm qua. Ấn Độ cho rằng mình xứng đáng có một vị trí trong cơ cấu được cải tổ của HĐBA LHQ.
Hồi tháng 6/2020, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã đưa ra các ưu tiên và cách tiếp cận của Ấn Độ khi nước này quay trở lại vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Theo đó, Ấn Độ cam kết "một cơ chế đa phương cải tổ để phản ánh thực tế đương đại".
Trả lời phỏng vấn mạng tin India Today, Đại sứ, trưởng phái đoàn thường trực Ấn Độ tại LHQ Tirumurti nói: "Đây là lần thứ 8 Ấn Độ được bầu vào vị trí thành viên không thường trực HĐBA LHQ. Và trong tất cả những lần được giữ vị trí này, Ấn Độ luôn thể hiện tiếng nói mạnh mẽ để ủng hộ các nước đang phát triển, dân chủ, pháp quyền, chủ nghĩa đa phương, hòa bình và an ninh và sự phát triển. Chúng ta chưa bao giờ từ bỏ các cơ hội để đề cao các vấn đề chung của nhân loại và chống khủng bố, bên cạnh đó là an ninh hàng hải, xây dựng và gìn giữ hòa bình".
Hồi tháng 9/2020, phát biểu tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Narendra Modi khẳng định rằng nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay với tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh là cải cách trong các phản ứng, quy trình và đặc điểm của LHQ. Ông Modi cũng đặt câu hỏi rằng Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của 1,3 tỷ người hiện vẫn đang nằm ngoài các cơ cấu ra quyết định tối cao của LHQ.
Trong lần thứ 8 ứng cử vào HĐBA LHQ, Ấn Độ là ứng cử viên duy nhất của nhóm các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Quốc gia Nam Á này đã giành được 184 phiếu trong tổng số 192 phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu hồi tháng 6/2020 cho 5 vị trí không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2021- 2022.
Đột biến virus ở Anh gây hoảng sợ, Nhật, Hàn điêu đứng vì Covid-19 Nhiều nước châu Âu đã bắt đầu áp lệnh cấm đi lại với Anh sau khi quốc gia này thông báo phát hiện một đột biến của virus corona chủng mới lây lan nhanh hơn, "vượt ngoài tầm kiểm soát". Theo BBC, Ireland, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan và Bỉ hiện đều cấm các chuyến bay đến từ Anh. Các quy định mới...