Cảnh báo phấn rôm – “quả bom ung thư hẹn giờ”
Một luật sư đã cảnh báo về “quả bom ung thư hẹn giờ” ở phụ nữ trung niên do sử dụng phấn rôm ở tuổi thiếu niên.
Đã có hàng nghìn vụ kiện chống lại Johnson & Johnson và nhiều công ty khác với tuyên bố rằng bột talc gây ung thư
Luật sư Phillip Gower lo ngại hàng ngàn phụ nữ Anh có thể bị ung thư chết người liên quan đến việc sử dụng rộng rãi phấn rôm được bán bởi các thương hiệu nổi tiếng.
Nhiều nạn nhân không biết rằng việc chẩn đoán ung thư chết người của họ có thể liên quan đến thành phần của sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi này.
Các nạn nhân Mỹ đã kiện các nhà sản xuất talc đòi bồi thường hàng triệu đô la sau khi bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư trung biểu mô liên quan đến amiăng, và bây giờ các nạn nhân ở Anh có thể làm theo.
Ông Gower, của phòng luật sư Simpson Millar, đã hợp tác với một luật sư Mỹ, người có một chuỗi chiến thắng tại tòa án cho những phụ nữ bị ung thư liên quan đến bột talc.
Tin tức được đưa ra sau khi một nhà đầu tư ở New Jersey được bồi thường thiệt hại 117 triệu đô la hồi tháng Tư sau khi phát triển ung thư trung biểu mô do bụi amiăng trong phấn rôm của Johnson and Johnson.
Những sự thật về phấn rôm
Phấn rôm được làm từ bột talc, một khoáng chất mềm được tìm thấy trong các lắng đọng thường nằm gần các lắng đọng amiăng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ nhiễm chéo trong quá trình khai thác.
Phơi nhiễm với sợi amiăng có liên quan đến ung thư trung biểu mô, một loại ung thư tăng triển gặp ở màng phổi, bụng hoặc tim.
Nhưng thành phần có khả năng độc hại này dần dần bị loại bỏ trong những năm 1980, nhờ kỹ thuật khai thác được cải thiện.
Video đang HOT
Các thương hiệu bị ảnh hưởng liên quan đến những trường hợp ung thư buồng trứng và ung thư trung biểu mô đã được phụ nữ Anh sử dụng vào những năm 1960 và 1970 như là một phần của chế độ làm đẹp hàng ngày.
Phấn rôm có thực sự gây ung thư không?
Hội Ung thư Mỹ cảnh báo không rõ liệu các sản phẩm bột talc có làm tăng nguy cơ ung thư hay không.
Nhưng Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế – một chi nhánh của Tổ chức Y tế Thế giới – phân loại bột talc chứa amiăng là “gây ung thư cho người”.
Còn GS. Paul Pharoah, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Cambridge, không thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa bột talc và ung thư buồng trứng.
Ông nói: “Bằng chứng về mối liên quan nhân quả giữa việc sử dụng bột talc ở vùng sinh dục và nguy cơ ung thư buồng trứng là yếu.’
Nhưng các nghiên cứu đã nhiều lần cho thấy điều ngược lại trong những năm gần đây.
Năm 2008 các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã thấy rằng phụ nữ sử dụng bột talc hàng ngày dễ phát triển ung thư buồng trứng hơn 40%.
Họ nghiên cứu 3.000 phụ nữ và phát hiện sử dụng phấn rôm mỗi tuần một lần làm tăng nguy cơ ung thư 36%, tăng lên 41% đối với những người sử dụng hàng ngày.
BS. Maggie Gates, người đứng đầu nghiên cứu kêu gọi phụ nữ ngừng sử dụng ngay bột talc cho đến khi nghiên cứu sâu hơn hoàn tất.
TS. Daniel Cramer, một nhà dịch tễ học tại Đại học Harvard và là chuyên gia tư vấn cho một trong những vụ kiện chống lại Johnson & Johnson, đã tìm thấy mối liên quan tương tự.
Từ năm 1982, ông đã công bố một số nghiên cứu về mối liên hệ tiềm tàng giữa bột talc và ung thư buồng trứng. Chúng cho thấy một số loại phấn rôm làm tăng nguy cơ đến 30%.
U trung biểu mô là gì?
U trung biểu mô là một loại ung thư phát triển trong lớp màng bao phủ bề mặt ngoài của một số cơ quan của cơ thể. Nó thường liên quan đến phơi nhiễm amiăng.
Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến màng phổi (ung thư trung biểu mô màng phổi), mặc dù nó cũng có thể ảnh hưởng đến màng bụng (u trung biểu mô phúc mạc), tim hoặc tinh hoàn.
Mỗi năm có hơn 2.600 người có chẩn đoán mắc bệnh này ở Anh. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi 60-80 và nam giới bị bệnh nhiều hơn phụ nữ.
Hiếm khi có thể chữa khỏi ung thư trung biểu mô, mặc dù điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng.
Các triệu chứng của u trung biểu mô có xu hướng phát triển dần dần theo thời gian. Chúng thường không xuất hiện cho đến vài thập kỷ sau khi tiếp xúc với amiăng.
U trung biểu mô hầu như luôn là do tiếp xúc với amiăng, một nhóm khoáng chất có cấu tạo từ những sợi vi thể được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.
Những sợi nhỏ xíu này có thể dễ dàng lọt vào phổi và kẹt lại ở đó, gây tổn thương phổi theo thời gian. Thường mất một thời gian để nó gây ra bất kỳ vấn đề rõ ràng nào, với u trung biểu mô thường phát triển hơn 20 năm sau khi phơi nhiễm với amiăng.
Việc sử dụng amiăng đã bị cấm hoàn toàn vào năm 1999, vì vậy nguy cơ phơi nhiễm hiên nay thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, các vật liệu chứa amiăng vẫn được tìm thấy ở nhiều tòa nhà cũ.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
4 nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua
Ung thư phổi là căn bệnh phát triển rất nhanh và mạnh, thậm chí còn có nguy cơ tử vong đột ngột rất cao. Vậy bạn đã biết những nguyên nhân tiềm ẩn nào có thể dẫn đến căn bệnh này chưa?
Hút thuốc lá thường xuyên
Thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Theo thời gian, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển dần lên thành ung thư. Mặc dù, những người hút thuốc thường không có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi. Thế nhưng, chính thói quen hút thuốc lá thường xuyên, hay phải ngửi khói thuốc trong một thời gian dài có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư phổi. Do thuốc lá trong khi đốt cháy thành khói sẽ phát tán ra thành chất gây ung thư.
Mắc bệnh phổi mãn tính
Với những người có tiền sử mắc bệnh phổi mãn tính như bệnh lao, bụi phổi... thường có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn những người không mắc bệnh. Thậm chí, viêm phế quản và bệnh phổi mãn tính có thể gây ra sẹo xơ trong quá trình chữa bệnh, từ đó sinh ra vẩy tế bào trong quá trình diễn biến bệnh và phát triển thành ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí
Không khí quanh nơi bạn sống, hoặc nơi làm việc bị ô nhiễm có thể chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. Đặc biệt, với những người thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc phải tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than... lại càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ cũng có thể mắc bệnh ung thư phổi bất kỳ lúc nào.
Yếu tố di truyền
Nếu bạn nhận thấy trong gia đình có người mắc bệnh ung thư phổi thì nên chủ động đi khám để xét nghiệm sớm. Bởi bệnh này càng phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ càng cao.
Ngoài ra, những người có chức năng miễn dịch kém thường không có sức đề kháng cao, từ đó làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết tố và có khả năng dẫn đến các bệnh về phổi.
Theo Helino
5 lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng giúp làm giảm nguy cơ ung thư Những lời khuyên thiết thực và cụ thể có thể giúp bạn xây dựng một lối sống lành mạnh, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư. Có khoảng 45% trường hợp ung thư có nguyên nhân từ các yếu tố chúng ta có thể kiểm soát như hút thuốc, uống nhiều rượu bia và ăn uống thiếu lành mạnh. Chính vì vậy,...