Cảnh báo nông dân ồ ạt trồng mít Thái
Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL vừa cho biết, thời gian gần đây nhiều nông dân ào ạt chuyển đổi đất lúa, đất rau màu, đất mía… sang trồng mít Thái để xuất qua thị trường Trung Quốc.
Theo thống kê, những tháng đầu năm 2019, nhiều thương lái tăng cường thu mua mít Thái, đẩy giá mít tăng lên đến 35.000 – 45.000 đồng/kg, cá biệt có thời điểm là 50.000 – 60.000 đồng/kg, nông dân thu về 400 – 600 triệu đồng/ha/năm. Do đó, nông dân tại các tỉnh liên tục mở rộng trồng mít Thái. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2019, diện tích trồng mới là 1.141ha.
Qua khảo sát của Cục Trồng trọt, việc chuyển đổi sang trồng mít rải rác trên nhiều địa phương, diện tích lớn, không theo vùng trồng tập trung, sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong mùa lũ, ngập úng, thiệt hại do hệ thống đê bao chưa hoàn thiện; tình hình sâu bệnh xuất hiện gây hại diễn biến phức tạp; nhu cầu trồng lớn trong khi nguồn cung cấp cây giống sạch bệnh, quản lý chất lượng nguồn gốc cây giống còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, tiêu thụ mít Thái chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc nên dễ rủi ro khi thị trường biến động…
Ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân cẩn trọng việc phá bỏ đất lúa, đất mía và một số cây khác… ào ạt chuyển sang trồng mít Thái.
NGUYỄN THANH
Video đang HOT
Theo SGGP
Trồng cam, bưởi tiến vua trên đất cằn, bỏ túi hàng trăm triệu
Bằng việc đầu tư các loại cây ăn quả cao cấp, chăn nuôi gia súc gia cầm, anh Phan Bá Phúc (trú xã Hà Linh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã biến vùng đất khô cằn thành trang trại cho thu nhập cao.
Khởi nghiệp
Anh Phan Bá Phúc từng trải qua nhiều nghề để kiếm sống. Sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh tham gia dự án trồng nấm của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh trong 2 năm, sau đó đi học thú y.
Trải qua nhiều nghề, nhưng cuộc sống của gia đình anh vẫn chưa hết vất vả, nhất là khi anh lập gia đình và có con. Trong khi đó, đất đai ở quê lại đang dần bị hoang hóa, do không được khai thác hiệu quả. Từ suy nghĩ đó, anh quyết định cùng vợ về làm trang trại.
Trồng cây ăn quả giống Thái, anh Phúc bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm. Ảnh: N. D
Bố mẹ anh Phúc sống tại huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh), nhưng năm 1986, do gia đình đông con, bố mẹ anh đến vùng đất heo hút giáp ranh huyện Hương Khê và huyện Can Lộc, khai hoang trồng sắn. Để thực hiện được ước mơ của mình, anh Phúc xin bố mẹ được quản lý diện tích đất này, quyết tâm xây dựng trang trại.
Vậy là trên vùng đất đồi được cha mẹ khai hoang từ những năm 1980, anh Phan Bá Phúc đã đầu tư trồng các loại cây ăn quả cao cấp giống Thái, chăn nuôi gia súc gia cầm...
Sau những vất vả, cực nhọc ban đầu để cây bén rễ, phủ màu xanh trên đất, hiện nay, trang trại đã mang lại thu nhập và cuộc sống ổn định cho gia đình.
Năm 2011, anh Phúc bắt đầu đưa các loại cây ăn quả có múi (cam, bưởi tiến vua) về trồng trên trang trại gần 5ha của gia đình (tại xóm 16, xã Hà Linh). Trong quá trình trồng, anh không lường được hết khó khăn, nhất là khi cây phát triển tốt, nhưng không ra quả.
Anh Phúc kể: "Lúc đầu mới trồng, do chưa có kinh nghiệm và chưa tìm được loại phân bón phù hợp, nên cây không phát triển, những cây phát triển được lại không cho quả. Sau đó, tôi tìm được nguồn phân bón phù hợp, những năm trở lại đây, năm nào vườn cây cũng sai trái, cho sản lượng cao".
Mùa quả ngọt
Với diện tích 5ha đất vườn đồi, anh Phúc trồng 500 gốc cam, 820 gốc bưởi. Ngoài trồng cây lấy quả, anh còn bán các loại cây, con giống cung cấp cho thị trường.
Mùa vụ 2018, trang trại mới chỉ thu hơn 6 tấn cam, 200 quả bưởi và 4,5 tấn cam chanh, nhưng đã mang về cho gia đình hơn 900 triệu đồng.
Theo đánh giá của anh Phúc, sản lượng của vụ cam năm nay gấp đôi và chất lượng cũng sẽ tốt hơn so với năm ngoái.
Với loại cam tiến vua, đến vụ thu hoạch, sẽ được bán với giá 150.000 đồng/kg. Còn bưởi tiến vua được bán với giá 60.000 đồng/quả. Sản phẩm được khách hàng tìm đến tại vườn để mua. Dù giá khá cao, nhưng trang trại của anh Phúc thậm chí không có đủ số lượng để cung cấp cho khách hàng.
Ngoài trồng cam, bưởi, anh Phúc còn trồng mít Thái, chăn nuôi 2.000 con gà thịt, nuôi lợn, cá, bán cây giống...
Theo Danviet
Bất ổn số phận cây mít Thái và điệp khúc trồng - chặt theo thời giá Hết trồng - chặt rồi lại chặt - trồng vì chạy theo thời giá, bài học này không mới nhưng vẫn đang tiếp tục xảy ra với cây mít Thái. Những năm gần đây, diện tích cây mít Thái gia tăng ồ ạt, trong khi thị trường tiêu thụ bấp bênh, làm dấy lên lo ngại cung vượt cầu. Luẩn quẩn chặt -...