Cảnh báo những rau củ này không nấu chín sẽ thành chất độc, thậm chí tử vong
Nhiều loại rau bạn có thể ăn sống nhưng một số loại rau củ dưới đây cần được nấu chín nếu không bạn sẽ ăn chất độc vào người.
Đậu cove
Trong đậu cove cũng có độc tố Saponin, nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày trong cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Đậu cove có thể chế biến món xào hoặc luộc, tuy nhiên trong quá trình nấu nhất định phải chín kỹ.
Các loại rau mầm, chúng ta cần phảo nấu kỹ. Bởi trong những loại rau này có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria.
Rau mầm đa số được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch và nấu chín.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – đây là một loại chất rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Vì thế, bạn cần nấu mộc nhĩ chín kĩ trước khi ăn.
Khoai tây sống – đặc biệt là những quả còn xanh – có thể có nồng độ solanine cao (một chất độc nguy hiểm). Khoai tây sống cũng chứa chất kháng dinh dưỡng. Mặc dù ta có thể loại bỏ hầu hết các chất này bằng cách gọt vỏ khoai tây, nhưng một phần nhỏ vẫn còn lại trong thịt. Ngoài ra, tinh bột chưa nấu chín trong khoai tây có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và bị đầy hơi. Để tránh mọi nguy hiểm mà khoai tây sống mang lại cho cơ thể, hãy chế biến kĩ bằng cách nướng, hấp, xào hoặc nấu.
Video đang HOT
Cà tím sẽ ngon và bớt độc khi được nấu chín.
Cũng như khoai tây, cà tím chứa một loại glycoalkaloid gọi là solanine xuất hiện trong lá, thân và quả.
Solanine có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Các triệu chứng rất đa dạng và từ buồn nôn và nôn đến đau đầu, chóng mặt, tê liệt, các vấn đề về tuyến giáp và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Rất may là để những triệu chứng này xảy ra thì cần ăn một lượng rất lớn cà tím sống. Nhưng cũng không nên ăn dù chỉ một lượng nhỏ, đằng nào cà tím cũng ngon hơn khi chín!
Nấm
Nấm có chứa một loạt các đặc tính có lợi bao gồm chất chống oxy hóa, vitamin B và kali. Tuy nhiên, cần tiếp xúc với nhiệt, nấm mới giải phóng các chất dinh dưỡng này. Thêm nữa nấm sống rất khó tiêu hóa và chúng là một trong những nguồn tập trung nhiều độc tố tự nhiên agaritine nhất. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy agaritine có khả năng gây ung thư. May thay khi nấu chín nấm các hợp chất độc này bị phá hủy.
Sắn (khoai mì)
Không nên ăn sắn sống vì nó có chứa cyanide độc hại. Ngâm và nấu sắn kĩ làm cho các hợp chất này vô hại. Ăn sắn sống hoặc chế biến không đúng cách có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Quá liều cyanide gây ra những mối nguy hiểm: tê liệt chân ở trẻ em; nồng độ iốt thấp dẫn đến tăng nguy cơ bướu cổ; Bệnh thần kinh mất điều hòa nhiệt đới (TAN) (một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi, gây mất cảm giác ở tay, thị lực kém, yếu, đi lại và cảm giác có gì đó ở bàn chân); nhiễm độc gây tử vong.
Rau chân vịt
Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Do vậy rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn.
Măng
Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.
Diệu Tâm (T/H)
Theo doisongvietnam.vn
Muôn chiêu làm đẹp đáng sợ của phụ nữ xưa
Thời xa xưa, phái đẹp cũng sử dụng đủ mọi phương pháp từ đau đớn tới...nguy hiểm chết người để có được làn da, vóc dáng mơ ước.
Áo corset: Áo có tác dụng định hình vòng eo "con kiến" cho người phụ nữ. Đây là một vật bất ly thân của phụ nữ thời xưa trong những bộ đầm dài tôn lên vòng eo và bộ ngực đầy đặn.
Tuy nó không gây ảnh hưởng lên cột sống nhưng người mặc lại gặp vô số bất tiện khi mặc corset như khó thở, ăn uống không được thoải mái và trong một số trường hợp áo có thể gây chấn thương.
Uống thạch tín: Vào khoảng thế kỷ 19, người ta uống thạch tín để có được "làn da sáng, ánh mắt rạng rỡ và cơ thể đầy đặn gợi cảm". Tất nhiên cũng có một vài quy định như người uống phải uống thạch tín vào lúc trăng lên và ban đầu chỉ được uống 1 lượng nhỏ (để cơ thể có thể thích nghi). Nếu ngưng uống, người ta sẽ chết. Thạch tín cũng gây bướu cổ vì nó làm tắc i-ốt tại tuyến giáp và có nguy cơ gây tử vong.
Uống sán dây: Phụ nữ đã từng sẵn sàng uống trứng sán dây được bao thành viên thuốc để gầy hơn. Trứng sán khi vào cơ thể sẽ nở ra và phát triển nhờ hút chất dinh dưỡng trong cơ thể vật chủ qua hệ tiêu hóa, làm cho người uống trứng sán gầy đi. Nguy hiểm ở chỗ một số loại sán có thể phát triển dài tới 100 feet (30,5m). Có thể tẩy giun để loại bỏ sán nhưng nếu để chúng phát triển quá mức sẽ gây hại rất lớn đến hệ tiêu hóa.
Bó chân: Nhiều sử gia cho rằng câu chuyện "Cô bé Lọ Lem" có nguồn gốc từ Trung Quốc, bởi những nền văn hóa khác khó có cô gái nào có cỡ chân nhỏ như thế. Nhưng nếu câu chuyện xuất phát từ Trung Quốc trong khoảng thiên niên kỷ trước, cốt truyện sẽ rất hợp lý. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 10, phụ nữ Trung Quốc có tục bó chân thành hình "hoa sen vàng".
Tuy nhiên, những vết cắt làm cho "bông hoa sen" luôn trong tình trạng hôi thối, nhiễm trùng khiến phụ nữ bị bó chân phải đi tất thường xuyên kể cả trước mặt chồng. Người mẹ sẽ buộc chân của cô gái từ lúc cô mới chập chững biết đi để tạo dáng hoa sen, quá trình này cực kỳ đau đớn và làm biến dạng chân cô gái suốt đời.
Những bước chân sau khi bó luôn chênh vênh, không vững nhưng người Trung Quốc quan niệm đó là biểu hiện của sự giàu sang và không phải lao động. Tục lệ này chỉ kết thúc sau cuộc cách mạng vô sản năm 1949, khi lao động trở thành đức hạnh trong xã hội.
Mỹ phẩm chứa phóng xạ: Vào những năm 1930, dòng mỹ phẩm Flo-radia đã cho các chất phóng xạ như thorium chloride và radium bromide vào các sản phẩm của mình để "tăng sức sống" cho người phụ nữ. Với sản phẩm có tên "Curie", hãng quảng cáo sẽ cung cấp cho phụ nữ các dưỡng chất cần thiết cho tế bào, kích thích lưu thông máu, làm săn chắc da, loại bỏ mỡ, thu nhỏ lỗ chân lông, làm giảm tấy đỏ và các dấu hiệu tuổi tác, tàn nhang, duy trì nét thanh xuân cho da mặt...Tuy nhiên , loại mỹ phẩm này nhanh chóng tàn phá da sau đó do phóng xạ.
Cây Belladonna: Cây Deadly Nightshade, hay còn được gọi là Belladonna (cây cà dược) là loại thực vật có chức năng làm giãn tròng khiến cho mắt to hơn khi sử dụng vì người ta quan niệm đôi mắt to ngây thơ là vẻ đẹp thuần khiết. Tuy nhiên, theo các báo cáo đã ghi nhận, việc sử dụng quá liều đã gây mù cho một số phụ nữ vì trong thuốc có một số chất độc hại.
Phấn phủ có chứa chì: Những năm 1700 là thời kỳ dịch bệnh lan tràn, đặc biệt là dịch đậu mùa. Đậu mùa thường để lại những vết sẹo lõm gây mất thẩm mỹ và cách tốt nhất để che các vết này là dùng một loại phấn phủ có chứa chì. Loại phấn này rẻ, dễ làm và che phủ rất tốt khiến người dùng có một làn da mịn màng. Tuy nhiên sau đó người dùng cảm thấy chóng mặt, tê liệt và cơ thể sau đó dần dần ngưng hoạt động gây tử vong!
Cao Anh Lâm
Theo doanhnghiepvn.vn
Thủy ngân trong mỹ phẩm gây độc thế nào, bạn phải làm gì nếu nhiễm độc? Thủy ngân tuy là hóa chất bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm, nhưng vẫn được sử dụng trong các sản phẩm trôi nổi, không nguồn gốc, gây hại cho người sử dụng. Nếu không may nhiễm độc thủy ngân từ mỹ phẩm, bạn cần làm gì? Với công việc nghiên cứu mỹ phẩm và đào tạo làm mỹ phẩm, bà Đỗ Anh...