Cảnh báo: Nhiều trẻ dưới 6 tháng tuổi viêm phổi nặng, nhập viện vì ‘thủ phạm’ virus này
Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%.
Bệnh hay gặp ở nhóm tuổi dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Nhi TW đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và trẻ có bệnh lý nền.
Các chuyên gia Bệnh viện Nhi TW cho biết: Virus hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là mùa thu – đông hoặc xuân – hè (từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm).
Thăm khám cho trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW Ảnh: Khánh Chi
Tại phòng Cấp cứu – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi TW, chị N.A (ở Lào Cai) đang chăm sóc con trai 2 tháng tuổi cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày bé xuất hiện ho, ngạt mũi, gia đình có cho trẻ đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy bé có biểu hiện thở nhanh, khó thở, trẻ được gia đình đưa đến bệnh viện.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và tìm căn nguyên gây bệnh. Kết quả cho thấy bé bị viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp. Hiện sau 5 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm.
Nằm kế bên là bệnh nhi Q.V (2,5 tháng tuổi, ở Vĩnh Phúc). Mẹ bé cho biết trước khi nhập viện bé có biểu hiện ho khò khè nhưng không sốt. Gia đình đã đưa trẻ đi khám và điều trị tại bệnh viện địa phương. Sau khi ra viện được 5 ngày, trẻ bị tái lại nặng hơn, bỏ ăn, thở gắng sức, rút lõm lồng ngực. Gia đình lập tức đưa con đến Bệnh viện Nhi TW. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm phổi nặng, có nhiễm virus hợp bào hô hấp.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, virus là một trong những tác nhân quan trọng gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ em, đứng đầu là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ngoài ra, còn có các loại virus khác như: Rhinovuris, hMPV, Andenovirus, cúm,…
Mỗi ngày Trung tâm Hô hấp- Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp nặng, viêm phổi trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Ảnh BVCC
Hiện nay, mỗi ngày Trung tâm Hô hấp tiếp nhận từ 15-20 bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp nặng, trong đó các ca nhiễm virus hợp bào hô hấp chiếm khoảng 20-30%. Bệnh hay gặp ở nhóm tuổi dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nặng:
Video đang HOT
- Trẻ đẻ non, cân nặng khi sinh thấp
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Trẻ có bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi.
- Trẻ mắc bệnh phổi mãn tính, loạn sản phế quản phổi, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị bệnh lý thần kinh cơ.
Một số biểu hiện lâm sàng của bệnh
Trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi… Đường lây truyền chủ yêu qua giọt bắn và dịch tiết của đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi, chảy mũi, hoặc tiếp xúc trực tiếp như tiếp xúc dịch tiết hô hấp trên các bề mặt.
Giai đoạn toàn phát trẻ khò khè, ho, thở nhanh. Trẻ sơ sinh có thể tím tái hoặc có cơn ngừng thở
Phương pháp điều trị
Khi nhập viện, trẻ được cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt. Trẻ được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế: Thông thoáng đường thở; Hỗ trợ hô hấp khi cần; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện
Phòng bệnh thế nào?
- Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh.
- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.
- Cho ăn dặm đúng phương pháp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Môi trường sống trong lành, không có khói, bụi, khói thuốc lá.
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lí.
- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường,
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi TW khuyến cáo, khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nặng như: bỏ bú, ăn kém, thở nhanh rút lõm lồng ngực, tím tái, sốt cao, co giật, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm lạnh, nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang, giữ ấm cho trẻ.
Hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đối với trẻ lớn, thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Tiêm vaccine phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Vi khuẩn lây qua đường tình dục làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là độ tuổi ngoài 30, 40.
Hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu từ chứng nhiễm loại vi khuẩn HPV.
Ung thư cổ tử cung xuất phát từ trong các tế bào của cổ tử cung. Thường thì các tế bào tăng trưởng và phân chia để tạo thành những tế bào mới theo nhu cầu của cơ thể. Khi các tế bào già đi thì sẽ dần được thay thế bằng các tế bào mới mà đôi khi cơ thể không cần. Ung thư cổ tử cung thường tiến triển chậm trong thời gian dài. Trước khi ung thư xảy đến, cổ tử cung có một ít thay đổi, qua đó các tế bào bất bình thường bắt đầu xuất hiện. Sau lúc ấy, các tế bào bất bình thường có thể trở thành tế bào ung thư và lan rộng.
Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, hầu như tất cả các trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều bắt đầu từ chứng nhiễm một loại siêu vi khuẩn tên là human papillomavirus - gọi tắt là HPV.
Vi khuẩn HPV lây truyền qua đường sinh dục, phụ nữ và nam giới đều có thể bị lây.
Tuy nhiên, không phải cứ nhiễm HPV là có nguy cơ ung thư. Các chủng HPV gây ung thư thường là HPV type 16 và HPV type 18 (HPV-16, HPV-18).
Ngoài ra, có nhiều yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc loại ung thư này, như:
Hút thuốc: Thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể gây hại cho cơ thể. Phụ nữ hút thuốc sẽ dễ bị ung thư cổ tử cung gấp hai lần so với người không hút thuốc.
Ức chế miễn dịch: Thuốc hay các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây ra bệnh AIDS, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng HPV và dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Nhiễm chlamydia: Một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ tăng cao nếu bạn đã hoặc nhiễm chlamydia.
Ăn ít trái cây và rau quả: Phụ nữ ăn không đủ các loại trái cây và rau quả sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.
Thừa cân: Phụ nữ thừa cân có nhiều khả năng bị ung thư cổ tử cung.
Sử dụng thuốc tránh thai lâu dài: Các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng về việc uống thuốc ngừa thai trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Mang thai nhiều: Những phụ nữ mang thai 3 lần hoặc nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Mang thai lần đầu khi dưới 17 tuổi: Phụ nữ dưới 17 tuổi mang thai lần đầu sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần so với người bình thường.
Hoàn cảnh sống khó khăn: Phụ nữ nghèo đói sẽ không thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế đầy đủ, bao gồm cả xét nghiệm Pap.
Bệnh sử gia đình: Người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú.
Di truyền: Nếu mẹ hoặc chị em bị ung thư cổ tử cung, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên 2-3 lần cao hơn so với người bình thường.
Bất cứ phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Điều đáng mừng, loại ung thư này hoàn toàn có thể phát hiện sớm qua sàng lọc chủ động, tiên lượng điều trị rất tốt nếu phát hiện sớm.
Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo chị em cần quan tâm tầm soát định kỳ. Theo đó, phụ nữ nên đi xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm một lần kể từ năm 21 tuổi. Nếu bạn sinh hoạt tình dục trước năm 21 tuổi, bạn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung khoảng 3 năm sau lần sinh hoạt đầu tiên.
Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền nhưng lại cho phép phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Những biến đổi này có thể đưa đến ung thư nếu không chữa trị.
Giám đốc Bệnh viện Nhi TW nói gì về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em? Theo Bộ Y tế từ tháng 11/2021, nước ta sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em trên toàn quốc. Việc tiêm chủng sẽ được thực hiện trước với trẻ từ 16-17 tuổi, sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi. Chúng tôi đã trao đổi với PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW xung...