[Cảnh báo nhà đầu tư]: Không được cấp phép bất cứ dự án nào tại Long Thành, Địa ốc Alibaba vẫn rao bán đất nền rầm rộ
Theo báo cáo của UBND huyện Long Thành, qua kiểm tra, rà soát, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba đã thành lập thêm 1 chi nhánh tại xã Long Phước do ông Nguyễn Đình Trung phụ trách, đồng thời liên kết với Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp (ở ấp Tập Phước, xã Long Phước, huyện Long Thành, do bà Trương Thị Hồng Ngọc làm Giám đốc) để rao bán nhiều lô đất tại những dự án không có thật trên địa bàn huyện.
Thời gian qua, 2 công ty trên đã bắt tay nhau bán đất nền ở 21 dự án (do Địa ốc Alibaba tự đặt tên) khác nhau trên địa bàn các xã Phước Bình, Long Phước, An Phước, Phước Thái thông qua các website: https://diaocalibaba.vn, https://diaocalibaba.com.vn, các trang mạng điện tử về bất động sản và mạng xã hội như: Zalo, Facebook. Hàng trăm người dân trong và ngoài tỉnh đã tin tưởng đặt cọc mua đất nền của 2 công ty trên.
Trong đó, tại xã Phước Bình Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba rao bán 3 vị trí là dự án Alibaba Central Park, Alibaba Central Park II, Alibaba Central Park III. Xã An Phước có 1 dự án Alibaba An Phước ở ấp 5. Xã Long Phước, Phước Thái có 17 dự án là Alibaba 1, 2… đến Alibaba 16 và dự án Khu dân cư quốc tế Lilama.
Những vị trí mà Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp rao bán phần lớn đều là đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch làm giao thông và đang thuộc quyền sở hữu của các cá nhân.
Cụ thể, dự án Alibaba Central Park được quảng cáo trên website và nhiều trang mạng bất động sản có quy mô 20 hécta, với 1.259 lô đất thực chất đang thuộc quyền sử dụng đất của bà Trần Thị Phương Trang, ông Phan Văn Hết, bà Nguyễn Thị Chiêu. Khu đất trên được huyện Long Thành quy hoạch làm Cụm công nghiệp Phước Bình.
Thế nhưng, Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp tự thiết kế giao thông ngang dọc khu đất kết nối ra quốc lộ 51 và chia đất ra những lô nhỏ rồi bán. Tại nhiều dự án mà 2 công ty trên quảng bá, rao bán cũng thuộc đất sở hữu riêng của các cá nhân và đều là đất sản xuất nông nghiệp.
Chủ tịch UBND huyện Long Thành, ông Võ Tấn Đức khẳng định, Công ty CP địa ốc Alibaba cho đến thời điểm hiện tại không được cấp phép dự án nào trên địa bàn huyện Long Thành. Hiện các cơ quan chức năng đang vào cuộc làm rõ việc công ty này đang rao bán dự án đất nền tràn lan tại địa phương.
Theo UBND huyên Long Thanh, tư cuôi năm 2017 huyên đa co thông bao rông rai trên phương tiên thông tin đai chung, căm biên câm moi hinh thưc mua ban, lam ha tâng, tư y tach thưa… tai xa Long Phươc nhăm ngăn chăn môt sô công ty bât đông san lưa dân ban đât dư an khi chưa đươc câp phep đâu tư.
Video đang HOT
Nhưng nhiêu ngươi dân vân tin vao cac chiêu quang cao cua công ty bất động sản ma không chiu tim hiêu ky thu tuc phap ly cua dư an nên đa bi lưa. Cac công ty bât đông san trên lach luât băng cach không ky hơp đông mua ban ma ky hơp đông gop vôn đâu tư dư an, sau đo tra băng nên đât. Khi nhưng nha đâu tư biêt minh bi lưa, đi kiên sẽ rât kho khăn.
Trươc đo, UBND huyên Long Thanh cũng đã co văn ban đê nghi Sơ Xây dưng thanh tra tinh hinh hoat đông cua cac công ty, đơn vi kinh doanh bât đông san trên đia ban huyên, nhằm lam ro nhưng dư an khu dân cư nao co cơ sơ phap ly; nhưng doanh nghiêp, ca nhân nao lơi dung tiêp thi chao ban cac khu đât tư phân lô không co cơ sơ phap ly ro rang… để kip thơi ngăn chăn cac hoat đông kinh doanh bât đông san trai phap luât, lam anh hương đên quyên lơi cua ngươi dân.
Hiên UBND huyên Long Thanh đa chi đao Công an huyên điêu tra lam ro viêc Công ty cô phân đia ôc Alibaba ban đât nên trên đia ban huyên, đông thơi UBND huyên cung thanh lâp tô kiêm tra, gop phân lam ro vi pham cua nhưng doanh nghiêp, ca nhân khac lơi dung ban đât nên trai phep.
UBND huyện Long Thành vừa có văn bản kiến nghị Sở Thông tin – truyền thông kiểm tra, có biện pháp xử lý các thông tin quảng cáo rao bán đất nền khi chưa đủ điều kiện. Huyện Long Thành cũng đề xuất các cơ quan báo, đài hỗ trợ đưa tin thường xuyên để người dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận biết, không mua đất nền ở những dự án khu dân cư chưa được cấp phép đầu tư trên địa bàn huyện của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba, Công ty cổ phần địa ốc Tia Chớp và những dự án chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý.
Theo Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Đồng Nai, các dự án dù bán đất nền hay làm nhà ở thì chủ đầu tư cũng phải hoàn tất hạ tầng và được Sở Tài nguyên – môi trường, Sở Xây dựng phê duyệt thì mới đảm bảo yêu cầu; hoàn tất, ra sổ hồng riêng cho từng thửa đất, căn nhà thì chủ đầu tư mới được tiến hành sang nhượng.
Theo đó, hầu hết các dự án khu dân cư, chung cư đều tiến hành mở bán từ khi mới khởi công nhưng chính quyền không thể xử lý vì trong các hợp đồng đều ghi là góp vốn. Những người mua đất, nhà kiểu này sẽ gặp rủi ro rất cao. Vì là góp vốn nên trong trường hợp xảy ra trục trặc, chủ đầu tư kéo dài dự án không giao đất như hợp đồng, chậm giao sổ hồng thì người mua phải gánh chịu”.
Người dân khi có nhu cầu mua bán đất tại các khu dân cư hãy liên hệ trực tiếp với xã, huyện nơi có dự án để biết rõ các thông tin về pháp lý tránh bị lừa.
Theo Trung tâm phat triên quy đât Đồng Nai chi nhanh Biên Hoa, trên đia ban thanh phô đang triên khai 48 dư an khu dân cư, trong đo co 5 khu dân cư chưa co hô sơ. Khu vưc xa Tam Phươc, Phươc Tân la nơi đang co nhiêu dư an đât nên đươc rao ban tran lan.
Tuy nhiên khu vưc nay chi co 3 dư an đươc câp phep đây đu la khu tai đinh cư xa Phươc Tân do Công ty cô phân đâu tư Đông Thuân lam chu đâu tư. Xa Tam Phươc co 2 dư an khu dân cư, tai đinh cư cua Tông công ty Tin Nghia va Công ty cô phân xây dưng va kinh doanh nha Phu Tin.
UBND huyên Trang Bom cho biêt huyên co 5 dư an khu dân cư đang triên khai gôm: dư an khu dân cư Bao Minh (ơ thi trân Trang Bom), dư an Diamond City, dư an cua Tông công ty cao su Đông Nai (đêu ơ xa Đôi 61), dư an Sonadezi Giang Điên (ơ xa Giang Điên) va dư an khu dân cư ơ xa An Viên. Do đo, ngươi dân không nên tin theo quang cao cua doanh nghiêp đăt coc mua đât nên dư an khi chưa co đây đu hô sơ phap ly đê tranh bi lưa.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Tìm chủ mới cho siêu dự án Bình Quới - Thanh Đa sau 26 năm bị 'treo'
Sau khi Bitexco rút lui khỏi dự án Bình Quới- Thanh Đa, ngày 2/11 người phát ngôn của UBND TP HCM xác nhận đã có 4 nhà đầu tư nước ngoài xin ứng trước 3 tỷ USD để triển khai dự án.
Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP HCM cho biết, nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào dự án khu đô thị Bình Quới- Thanh Đa ở quận Bình Thạnh. "Hiện có 4 doanh nghiệp nước ngoài đã nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch Đầu tư TP đăng ký, có nhà đầu tư sẵn sàng ứng trước 3 tỷ USD để làm dự án"- ông Hoan thông tin và cho biết, thành phố không chỉ định đơn vị đầu tư nữa mà tiến hành đấu thầu chọn nhà đầu tư.
Cũng theo ông Hoan, do việc lựa chọn nhà đầu tư qua phương pháp đấu thầu thường rất lâu, phải mất hơn 2 năm nên UBND TP HCM đã chấp thuận cho người dân trong khu vực này chủ động sửa sang nhà cửa chứ không cấm như trước đây.
Trước thực trạng dự án treo quá lâu khiến người dân sống trong khu vực này khốn khó, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã cam kết sẽ giải quyết dứt điểm dự án "treo" 26 năm này. "Triển khai được không cũng giải quyết dứt điểm chứ không thể để thế này nữa. Bởi đặt mình trong cảnh người dân sẽ thấy được nỗi khổ của dân, không chỉ dự án này mà còn những dự án khác" - ông Phong nhấn mạnh.
Cỏ cây mọc um tùm bên trong dự án.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa giao Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tham mưu, đề xuất việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh.
Trước đó, vào năm 1992, TP HCM thông báo ý tưởng quy hoạch khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa là một "Việt Nam thu nhỏ" với mục đích đây sẽ là "khu văn hóa - thể thao - du lịch" nghỉ ngơi, giải trí phục vụ nhân dân thành phố và du khách trong, ngoài nước. Đến tháng 12/2000, thành phố phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết bán đảo Thanh Đa với tính chất là "khu du lịch - văn hóa - giải trí và dân cư gắn với du lịch thành phố".
Tiếp đến, tháng 6/2004, thành phố ra quyết định thu hồi, tạm giao đất cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn để chuẩn bị đầu tư xây dựng khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa. Tháng 12/2004, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn trình Sở Quy hoạch Kiến trúc nhiệm vụ quy hoạch chi tiết mới cho khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa.
Những chiếc cầu tạm và nhà dân không được sửa chữa vì dự án đã được quy hoạch.
Tháng 6/2005, Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo UBND TP HCM nhiệm vụ quy hoạch này. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ quy hoạch: khu bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ là một đô thị sinh thái, hiện đại bao gồm chức năng chính là công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên kết hợp chức năng thương mại, công cộng hiện đại nhưng giữ đậm bản sắc dân tộc.
Đầu năm 2006, TP HCM xác định cụ thể khu Bình Quới - Thanh Đa sẽ là khu đô thị mới với dân số khoảng 80.000 người. Người dân trong khu quy hoạch sẽ được tái định cư tại chỗ hoặc bố trí tái định cư sang quận 9. Nhưng năm 2010, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn bị UBND TP HCM thu hồi giấy phép đầu tư vì đã "ngâm" quá lâu mà không tiến hành triển khai đầu tư.
Bitexco rời đi
Đến năm 2015, liên doanh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC được UBND TP HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng, thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, đối tác trong liên doanh với Tập đoàn Bitexco đã rút lui khiến dự án đô thị này tiếp tục bị "treo".
Theo ndh.vn
Thị trường bất động sản khu Đông Sài Gòn khởi sắc quý cuối năm Đông Sài Gòn vẫn đang là khu vực được các nhà đầu tư kỳ vọng nhất ở thời điểm cuối năm, đặc biệt là Khu đô thị Cát Lái, Quận 2. Đi cùng sự phát triển bứt phá của hạ tầng giao thông, sự hình thành nhanh chóng của các khu dân cư và hệ thống tiện ích, có thể thấy thị trường...