Cảnh báo nguy hiểm khi ăn trứng thường xuyên
Trứng có lượng calo, chất béo và cholesterol cao. Tiêu thụ trứng mỗi ngày có thể khiến bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh tim bởi nồng độ cholesterol trong máu tăng. Hàm lượng calo cao có thể dẫn đến tăng cân nếu bạn ăn quá nhiều trứng.
Dư thừa calo
Một quả trứng cung cấp khoảng 75 calo. Nếu bạn ăn sáng bằng 3 quả trứng ốp sẽ cung cấp khoảng 225 calo. Con số calo mà bạn tiêu thụ từ trứng có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân. Ăn ba quả trứng mỗi ngày có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân nhanh trong vòng chưa đầy ba tuần.
Thừa chất béo
Ăn trứng hàng ngày sẽ làm tăng đáng kể lượng chất béo trong cơ thể bạn. Bạn chỉ cần cung cấp một lượng chất béo vừa đủ trong các bữa ăn để hấp thụ các vitamin hoà tan trong chất béo, sản xuất hormone cần thiết và các chức năng khác.
Ăn trứng hàng ngày sẽ làm tăng đáng kể lượng chất béo trong cơ thể bạn (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Quá nhiều chất béo, đặc biệt chất béo bão hòa trong trứng, có thể gây hại và làm tăng nguy cơ bệnh tim. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2010, bạn chỉ cần khoảng 20% – 35% lượng calo chất béo. Một quả trứng cung cấp gần 5 gam chất béo.
Lượng cholesterol cao
Việc ăn hàng ngày trong các bữa ăn sẽ khiến lượng cholesterol tăng cao. Cholesterol là một loại chất béo, chất sáp tích tụ trên thành động mạch khi lượng cholesterol trong máu quá nhiều. Vì cholesterol tích tụ trong động mạch của bạn sẽ hình thành các cục máu đông. Tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu lên khiến huyết áp tăng.
Những tác hại của cholesterol làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh tim mạch. Duy trì lượng cholesterol hàng ngày của bạn ít hơn 300 mg hoặc dưới 200 mg nếu lượng cholesterol trong máu của bạn cao – theo Tiến sĩ Thomas Behrenbeck, bác sĩ khoa tim mạch Mayo Clinic.
Một quả trứng chứa khoảng 185 mg cholesterol. Nếu tiêu thụ nhiều hơn 1 quả trứng sẽ làm lượng cholesterol cao. Nên thay thế bằng thịt, hải sản và thực phẩm từ sữa vào bữa ăn của bạn nhiều hơn thay vì ăn nhiều trứng.
Theo Doisongphapluat
Người béo phì sống lâu hơn người gầy
Từ lâu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng béo phì là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người béo phì mắc bệnh tim lại sống lâu hơn so với những người gầy khi cả hai đều mắc căn bệnh này.
Ảnh minh họa: Internet
Nghiên cứu do TS. Abhishek Sharma của Đại học New York (Mỹ) chỉ đạo đã phát hiện ra, các nguy cơ đau tim và tử vong do biến chứng tim mạch là cao nhất ở những bệnh nhân thiếu cân và thấp hơn ở những người béo phì. Người béo phì có khả năng sống lâu hơn những bệnh nhân thiếu cân.
Đó là một nghịch lý mới, trong khi lâu nay, béo phì thường có liên quan đến nồng độ cao hơn của insulin, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường...
Lời giải ở đây có thể là do bệnh nhân béo phì thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc để kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu với liều lượng cao hơn so với người gầy. Cũng có thể họ phải trải qua những cuộc phẫu thuật với tốc độ hồi phục kém hơn do khối lượng cơ thể của họ. Nghiên cứu này ngày càng cho thấy chỉ số BMI càng cao càng bảo vệ được cơ thể chống lại cái chết do nhiều căn bệnh gây ra.
Nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings, bằng cách xem xét lại các giả định về lượng mỡ trong cơ thể đã khám phá ra nghịch lý về sự béo phì này.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích 36 nghiên cứu trước đây trên hàng chục nghìn bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Những người có chỉ số BMI thấp (ít hơn 20) có nguy cơ cao mắc bệnh đau tim và tử vong do bệnh tim từ 1,8-2,7 lần.
Ngược lại, những bệnh nhân béo phì với chỉ số BMI cao (từ 25-30) có nguy cơ tử vong do các biến chứng tim mạch là thấp nhất so với những người có chỉ số BMI ở mức bình thường (20-25).
Tỷ lệ tử vong của những người có chỉ số BMI từ 30-35 và lớn hơn 35 vào khoảng 27%, thấp hơn so những người có chỉ số BMI bình thường. Tiến sỹ Sharma cho biết: "Ở giai đoạn này, chúng ta chỉ có thể suy đoán về những nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này".
Một lời giải khác lại cho rằng bệnh nhân thừa cân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc bảo vệ tim với liều lượng cao hơn so với người có trọng lượng bình thường như thuốc beta blocker hay statin. Do đó cơ thể những người này có khả năng trao đổi chất nhiều hơn, chẳng hạn như tim của họ có thể thích ứng với sự gia tăng khối lượng công việc tốt hơn.
Tiến sỹ Sharma nói thêm: "Những người thừa cân, béo phì có tổn thương mạch vành lớn lại có thể kết quả điều trị thuận lợi hơn so với những người có tổn thương nhỏ".
Bình luận về nghiên cứu trên, TS. Kamyar Kalantar-Zadeh một chuyên gia béo phì của Đại học California Irvine Medical Central (Mỹ) cho hay: "Mặc dù cơ chế căn bản của nghịch lý của sự béo phì vẫn chưa được làm rõ, nhưng tính nhất quán của dữ liệu là điều đáng được chú ý. Vẫn còn những nghi ngờ về tính chính xác về mặt sinh học của những dữ liệu quan sát được".
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng đây không phải là tín hiệu khả quan để có thể bỏ qua sự nguy hiểm của béo phì.
Ông nói thêm: "Những phát hiện trong các nghiên cứu này không nên xem như là một nỗ lực để làm yếu đi tính hợp pháp của chiến dịch phòng chống béo phì vì sức khỏe cộng đồng".
Theo SKGD
Điều gì xảy ra trong cơ thể khi bạn bỏ bữa sáng? Dù bạn có nhịn ăn sáng bởi lý do nào, bạn nên thay đổi suy nghĩ của mình vì nhịn ăn sáng ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể. Nhịn ăn sáng ăn sáng của bạn sẽ không chỉ khiến bạn uể oải trong suốt cả ngày mà nếu tiếp tục nhịn ăn sáng trong thời gian dài có thể làm tổn hại...