Cảnh báo nguy cơ vỡ thận trên nền bệnh lý sỏi thận
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng vừa phẫu thuật cấp cứu một bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng khiến thận vỡ, gãy cung bên xương sườn 6,7,9,10 bên phải.
Bệnh nhân N.T.M (69 tuổi, trú tại Quỳnh Phụ, Thái Bình) trong lúc sinh hoạt bị ngã đập vùng thắt lưng, ngực bên phải xuống nền cứng. Bệnh nhân đau nhiều, đau tăng dần vùng thắt lưng và vùng ngực bên phải nên được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng – Vĩnh Bảo.
Tại đây, bệnh nhân ngay lập tức được các bác sĩ tiến hành hồi sức tích cực, giảm đau, truyền dịch và được hội chẩn trực tuyến với kíp trực của khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng.
Xác định là trường hợp chấn thương nặng nghi do vỡ thận phải trên nền sỏi thận nhiều năm có kèm theo chấn thương lồng ngực, kíp trực của 2 bệnh viện đã thống nhất chuyển bệnh nhân ra Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng.
Tuy được hồi sức và vận chuyển bằng xe cứu thương nhưng khi vào đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng, bệnh nhân rơi vào tình trạng mạch nhanh, huyết áp tụt , ê kíp trực ngoại đã nhanh chóng hội chẩn, hồi sức, lấy máu làm các xét nghiệm cần thiết.
Kết quả siêu âm cấp cứu tại giường cho thấy: bệnh nhân bị vỡ thận phải trên nền bệnh lý có sỏi san hô thận và nang thận; gãy cung bên xương sườn 6,7,9,10 có ít dịch khoang màng phổi phải. Trong lúc vừa hồi sức vừa chờ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ để phẫu thuật.
Video đang HOT
Khi mở bụng ra, thấy trong ổ bụng nhiều dịch hồng, hố thận phải căng đầy máu tụ. Mở phúc mạc thành sau thấy: Thận vỡ cả phần thận giãn và nang thận. Bể thận là một sỏi to xù xì có nhiều nhánh. Do không thể bảo tồn thận được nên các bác sĩ đã phải cắt bỏ thận phải, hút dịch khoang màng phổi phải. Lau rửa dẫn lưu hố thận phải.
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi sát và dần hồi phục, xuất viện sau 7 ngày.
Theo PGS.TS. Trần Hữu Vinh, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, nguyên nhân gây chấn thương thận nói riêng và chấn thương các tạng nói chung thường gặp nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt và thể dục thể thao. Vì vậy, ngay khi nghi ngờ có chấn thương, người bệnh nên đến thăm khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
4 nhóm người nếu ăn nhiều thịt bò sẽ "rước họa" vào thân
Không phải ai ăn thịt bò đều tốt, thậm chí có một số người không phù hợp ăn thịt bò.
Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Ưu điểm lớn nhất của thịt bò là thịt bò giàu axit amoniac có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe.
Không những thế, trong loại thịt này có chứa hàm lượng B6 và protein cao, giúp tăng cường khả năng chuyển hóa và tổng hợp thức ăn. Ngoài ra, thịt bò rất giàu chất sắt, có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
Tuy nhiên, không phải ai ăn thịt bò đều tốt, thậm chí có một số người không phù hợp ăn thịt bò.
Dưới đây là 4 nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn:
Ảnh minh họa
Người mắc bệnh gút
Người mắc bệnh gút nếu ăn nhiều thịt bò sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, bởi trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu - đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút.
Tuy nhiên, người mắc bệnh gút không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối loại thịt này. Để đảm bảo năng lượng và sức khỏe, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải hoặc thay bằng thịt trắng.
Người mắc bệnh sỏi thận
Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Người bị ngứa da
Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Người bị tiêu hóa kém
Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa cần cân nhắc trước khi ăn thịt bò. Thịt bò có thể tăng gánh nặng tiêu hóa, dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, và thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này.
Ngoài ra, những người bị bệnh mỡ máu, người cao huyết áp, người bị u xơ cổ tử cung, người mắc thủy đậu, bị viêm khớp... cũng nên hạn chế món thịt bò.
Bị chấn thương nhẹ phần mềm nhưng vẫn đau âm ỉ Bạn đọc Tấn Thành (ở Vĩnh Long) hỏi: Cách nay 2 tháng, trong một lần đi làm về, tôi bị tai nạn xe máy. May mắn chỉ bị thương nhẹ phần mềm bên ngoài nhưng không hiểu sao chỗ bị thương vẫn đau nhức dai dẳng dù da đã lành. PGS-TS BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh...